Đừng thấy con ho là “cắt” đi tôm, cua, gà của con
GiadinhNet – Chuyên gia dinh dưỡng khuyên đừng thấy con ho là “cắt” đi tôm, cua, gà của con vì sẽ làm trẻ thiếu dưỡng chất và cũng chưa có chứng cứ khoa học nào nói thực phẩm này làm ho nặng hơn như nhiều cha mẹ nghĩ.
Theo quan niệm dân gian, khi trẻ bị ho cần phải kiêng ăn tất cả các món tanh như tôm, cua, gà… vì thực phẩm này sẽ khiến bệnh của trẻ nặng hơn.
Chia sẻ về vấn đề này, ThS.BS. Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng đây là quan niệm sai lầm.
Ho là do bệnh lý với nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải do ăn uống. Nói ăn tôm gây ho bởi phần vỏ và càng của nó khi ăn nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng gây ngứa và ho. Còn phần thịt tôm, cua, cá không gây ho mà trong chúng chứa rất nhiều chất, dễ tiêu hóa.
Và trong khi thịt gà chứa rất nhiều protein, nhất là kẽm - một trong những chất dinh dưỡng rất quan trọng tham gia vào hệ thống miễn dịch, làm tăng sức đề kháng.
Riêng trường hợp trẻ bị hen suyễn thì nên kiêng tôm, cua, thịt gà vì chúng dễ gây dị ứng khiến bé lên cơn hen, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Trẻ bị ho vẫn cần được ăn đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng nhóm thức ăn. Ảnh minh họa
Bởi vậy, cha mẹ đừng thấy con ho là “cắt” đi tôm, cua, gà của con. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn đảm bảo sức khỏe cho trẻ cũng là biện pháp rất cần thiết để trẻ nhanh chóng phục hồi, tăng sức đề kháng cho trẻ. Cha mẹ nên làm đa dạng bữa ăn để trẻ được thay đổi khẩu vị, ăn được nhiều hơn và mau khỏe hơn.
Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ốm, ho, cơ thể mệt mỏi dễ dẫn đến chán ăn, ăn ít hoặc bỏ ăn. Cách ăn đúng cách khi trẻ ho là cha mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa và đa dạng món để trẻ đỡ chán.
Thức ăn không nên nấu loãng hơn thường lệ vì điều đó khiến trẻ đã ăn ít lại càng bị thiệt thòi về chất dinh dưỡng. Trẻ rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp, cháo, sữa...
Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Vẫn duy trì cho mỡ, dầu vào bột hay cháo của trẻ ngay cả khi trẻ bị sốt kèm theo tiêu chảy.
Trẻ bị ho không nên cho ăn những đồ đông lạnh bảo quản trong tủ lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Nó dễ gây kích thích cổ họng, làm triệu chứng ho và ngứa rát tăng lên.
Khi cơ thể nhiễm lạnh dễ gây ra tổn thương cho phổi mà ho phần lớn do các bệnh ở phổi gây ra. Nếu ăn các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi và khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
BS Hải cũng cho hay, vỏ tôm không tốt đối với trẻ đang ho nhưng lại rất tốt khi mẹ cần tăng can xi cho trẻ. Mọi người cần chú ý đến cách chế biến để không làm thất thoát chất dinh dưỡng.
Đa phần mọi người cho rằng cứ ăn tôm là yên tâm có nhiều canxi nên chỉ ăn phần thịt tôm, bóc hết phần vỏ tôm. Nhưng thực chất, lượng canxi chủ yếu trong vỏ tôm còn phần thịt tôm chỉ cung cấp chất đạm là chính.Trẻ nhỏ ăn quá nhiều đạm cũng không tốt, có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, táo bón hoặc thừa cân, béo phì.
Nếu muốn cung cấp canxi cho cơ thể, bạn có thể chọn các loại tôm nhỏ để ăn được cả vỏ. Cũng như ăn cua nên chọn cua đồng để chế biến.
P.T/Báo Gia đình & Xã hội

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 6 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 8 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất
Sống khỏe - 16 giờ trướcNghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ
Sống khỏe - 17 giờ trướcHội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặpGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.