Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia đình có 6 đời... khóc mướn đám tang

Chủ nhật, 07:46 18/07/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Thế gian có đủ loại nghề nhưng có lẽ không có nghề nào đặc biệt bằng nghề nghề khóc mướn trong đám tang.

Một gia đình họ Kiều ở làng Đông Yên (Quốc Oai, Hà Nội) có tới 6 đời nối tiếp nhau giữ gìn nghề “độc” này.
 
Nghiệp tổ lưu truyền

Đến đầu làng Đông Yên, chúng tôi đã nghe tiếng kèn trống sáo phách não nề, ai oán vang vọng khắp một vùng không gian, nhưng thật không may đội bát âm của gia tộc họ Kiều lại đi phục vụ cho một đám khác ở làng Trường Yên bên cạnh.
 
Chúng tôi tìm đến nhà ông Kiều Hào để được gặp trực tiếp một trong những người đưa tên tuổi phường bát âm họ Kiều vang tiếng gần xa. Tuy nhiên, ông Hào không có nhà vì bận đi làm lễ cho người bà con ở Hòa Bình.

Trong lúc chờ đợi ông Kiều Văn Bảy (em con chú của ông Hào và đàn con trai, dâu rể của ông Hào đi “khóc” ở đám tang làng bên về), bà Kiều (vợ ông Kiều Hào) vừa phơi lúa vừa trò chuyện. Bà Kiều cho biết, đám con trai, con gái, dâu rể, cháu chắt… nhà bà đông tới hàng chục người nhưng đi theo đoàn bây giờ chỉ có 8 người.
 
Những người con gái trước đây cũng theo cha, anh đi “khóc” thuê hoặc diễn trò cho người ta trong đám tang, nhưng giờ có tuổi rồi nên ở nhà chăm sóc gia đình. Những người con rể được bố và anh cho đi theo, rồi “kết” dần cái nghề này nên không muốn bỏ.

Câu chuyện đang dang dở thì ông Kiều Văn Bảy phóng xe về, miệng vẫn đang nhai dở miếng trầu đỏ choét. Ông Bảy cho biết, ông vừa mới dẫn đoàn sang làm cho một đám tang ở làng bên cạnh nhưng bị thiếu mất mấy cái áo nên về đây mượn.
 
Trải lòng về cái nghề “không ai có thể làm” này, ông Bảy cho hay, ông theo cha và anh con bác (là ông Kiều Hào) đi khóc thuê, khóc mướn đám tang từ khi tóc còn để chỏm. Tính đến đời con ông hiện nay là 6 đời cả đại gia đình nhà ông gắn bó với nghề này.
 
Riêng ông, năm nay vừa bước vào ngưỡng tứ tuần, đã có gần 30 năm làm nghề. Hồi nhỏ, ông được ông nội và bác cho đi theo để đóng các trò trong tích Mục Liên tầm mẫu. Sau đó, vì nhiều tang gia neo người, cần người khóc cho người chết đỡ cô quạnh nên ông thường được giao thế vai cháu, chắt khóc ông bà. Cũng từ đó, tiếng khóc là nghiệp vận vào ông như một mối duyên nợ khó bỏ.

Ông Bảy cho biết, ngọn nguồn của nghề khóc thuê, khóc mướn đám tang và sau này kiêm luôn cả bát âm của gia tộc họ Kiều bắt nguồn từ đời cụ nội. “Khi sinh thời, ông nội tôi thường kể lại rằng, lúc cụ nội tôi mất cả gia đình tá hoả đi tìm một phường bát âm về làm lễ ma chay mà tìm mãi không ra vì thời đó rất hiếm. Mãi mới tìm được mấy người từ Chương Mỹ lên làm lễ hộ.
 
Tuy nhiên, không biết trong lúc tang gia đang bối rối đã làm điều gì sơ xuất với họ mà khi về họ trách móc nhà tôi là đối đãi với họ không ra gì. Nhiều lần, trong gia tộc có người mất cũng xảy ra tình cảnh tương tự. Vốn có chút khí phách nghệ sĩ trong người nên cụ tôi đã quyết định lập nên một đội khóc thuê, khóc mướn, thổi kèn, đánh trống… cho đám tang để phục vụ bà con trong họ và trong làng.
 
Cứ thế, nghề này theo cụ nội tôi đến hết đời người. Sau khi cụ mất thì truyền lại cho ông nội, rồi bố tôi, tôi và đám con cháu hiện nay. Đó là nghề tổ truyền nên chúng tôi không bao giờ sao nhãng được” - Ông Bảy chia sẻ.

Càng làm càng thích

Đúng lúc mặt trời vừa đứng bóng thì đoàn bát âm của ông Kiều Hào trở về. Mặc dù vẻ mệt mỏi vẫn hiện trên khuôn mặt mỗi người sau một đêm hóa thân với đủ các loại vai “quằn quại”, “day dứt” trong từng bài khóc than nhưng ai cũng vui vẻ, hứng khởi.
 
Dường như họ quá quen với những công việc lạ thường này. Đoàn trở về có tất cả 7 người, trong đó có một cậu bé nhỏ xíu, được anh Kiều Văn Thanh (con trai cả của ông Kiều Hào) giới thiệu là con của bà chị. Cháu mới học lớp 6 nhưng đã được cho đi theo để đóng tích Mục Liên tầm mẫu như một “công đoạn” mà ai muốn theo nghề này cũng đều phải kinh qua.
 

Anh Kiều Văn Thanh bên hòm đựng vật dụng của đoàn


Anh Thanh cho hay, cũng như các thành viên khác trong gia đình, anh được cha cho theo nghề từ nhỏ. Thi thoảng anh vẫn nghe cha anh kể lại rằng, ngày xưa các cụ cũng làm nghề tang ma, “lâm khốc” nhưng ngày xưa các cụ vất vả lắm.
 
Nhiều nhà có tiền, cha mẹ chết họ không khóc mà chỉ thuê người về khóc hộ. Khi đã nhận lời, buộc lòng chúng tôi phải mặc áo xô, con trai chống gậy, con gái nón tơi, đến bên quan tài khóc như khóc người thân mình vậy. Càng khóc nhiều, khóc hay thì chủ nhà sẽ thưởng tiền cao.
 
“Ngày nay, chúng tôi làm bát âm nghĩa: trống, kèn, sáo, nhị, thanh la, đàn tam, đàn nguyệt và ghi ta điện. Tất nhiên, đây là những thứ phục vụ cho đám tang nên nó phải làm sao tạo ra được những âm thanh ai oán, não nề nhất.
 
Chúng tôi cũng cải biến cách khóc rất nhiều. Các làn điệu được sử dụng nhiều thường là: hát sử sầu, hát làn thảm, khúc lâm khốc. Khi người quá cố tuổi đã cao thì có thể hát điệu sử xuân có hơi tươi vui một chút. Tuy là khóc trong đám ma nhưng phải khóc thật hay, thật đúng, khóc như vẽ chân dung người quá cố thì mới được mọi người công nhận” - Anh Thanh cho biết.

Những bài khóc mà đoàn bát âm họ Kiều khóc trong đám tang hiện này chủ yếu là do ông Kiều Hào và thế hệ con cháu tự soạn ra. Anh Thanh chia sẻ: “Một bài khóc theo văn vần thường phải đạt hai yếu tố: Một là kể được công lao của người đã khuất với người đang sống; Hai là nói lên được sự luyến thương, tiếc nuối của người đang sống đối với người vừa nằm xuống. Thường thì mỗi vai vế sẽ có những bài khóc riêng như: con khóc cha mẹ, vợ khóc chồng, cháu khóc ông bà…”.
 
Anh cũng cho biết thêm, muốn tạo ra được tiếng ai oán, bi thương thì trong tiếng than phải có cả tiếng khóc, trong tiếng khóc phải có cả những giọt nước mắt. Nhiều lúc, khóc hộ cho người ta mà mình cũng phải rơi lệ thật vì hoàn cảnh của gia đình họ quá thương tâm. Những bài khóc này không phải cất lên mọi lúc mọi nơi mà chỉ vào giữa đêm khuya hoặc lúc cháu con làm lễ trước ban thờ.

Anh Kiều Văn Thanh nhớ lại cách đây 2 năm, khi làm đám tang cho một bà mẹ trẻ ở huyện Hoài Đức, cả đoàn đã không cầm được nước mắt khi khóc thay cho hai đứa con thơ của người mẹ đó. 2 đứa con, một đứa lên 6, một lên 3, cha bỏ đi theo người khác, ba mẹ con phải tự nuôi nhau, không họ hàng thân thích. Đến khi mẹ không may bị tai nạn nằm xuống, những người hàng xóm tốt bụng bên cạnh phải quyên góp tiền để lo hộ đám tang.
 
Đám đó, anh không cầm của tang chủ một đồng nào nhưng bây giờ khi kể lại, cảm xúc trong anh vẫn còn nguyên vẹn. “Nghề này là nghề làm phúc bởi vậy chúng tôi không bao giờ cho phép mình đặt chữ tiền lên đầu. Làm giúp cho người ta, ai đưa cho bao nhiêu thì lấy chứ không bao giờ đòi hỏi” - Anh Thanh cho hay.
Xen vào câu chuyện, anh Kiều Văn Út, con trai út của ông Kiều Hào cho biết thêm, làm cái nghề khóc thuê, khóc mướn này nhiều khi hay bị khinh thường, nhất là con trai. Bởi vậy lấy được vợ rất khó. Tuy nhiên, ai đã theo nghề đều rất thích bởi phải thực sự yêu thích mới làm được. Đó cũng là một nghề như bao nghề mưu sinh khác.

Gia đình họ Kiều xưa có nguyên một đội 12 người, nhưng nay đã tách ra làm 2 đội để tiện bề quản lý nhưng quanh năm vẫn làm không hết đám. Đã sống ở đời thì “sinh có hẹn, tử bất kỳ” nên một tháng có 30 ngày thì gần như ngày nào đoàn cũng phải hành nghề.
 
Có tháng khóc rát cả họng 27 - 28 ngày, tháng ít cũng phải 15 - 16 đám. Không chỉ làm trong huyện, trong xóm mà đoàn còn được mời về tận Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định… để giúp người. Anh Thanh cho rằng, đấy cũng là một niềm vui mà không phải nghề nào cũng có.
 
Hà Tùng Long
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Va chạm với xe bồn chở xăng, nam tài xế xe ôm công nghệ tử vong

Va chạm với xe bồn chở xăng, nam tài xế xe ôm công nghệ tử vong

Thời sự - 3 giờ trước

Va chạm với xe bồn chở xăng dầu khiến nam tài xế xe ôm công nghệ tử vong tại chỗ.

Cô gái 18 tuổi dùng 'mưu kế' thoát khỏi kẻ hiếp dâm

Cô gái 18 tuổi dùng 'mưu kế' thoát khỏi kẻ hiếp dâm

Pháp luật - 4 giờ trước

Khi gã yêu râu xanh định hiếp dâm tại nơi vắng người, cô gái 18 tuổi liền “mưu trí” bằng cách đề nghị đi nhà trọ.

Lan tỏa những việc làm đẹp đầu năm mới

Lan tỏa những việc làm đẹp đầu năm mới

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Những ngày qua tại tỉnh Quảng Ninh, nhiều tổ chức và cá nhân bất ngờ nhặt được tài sản của người dân đánh rơi, sau đó tim cách trả lại. Những việc làm ý nghĩa đó càng lan tỏa thêm hành động đẹp trong những ngày đầu năm mới 2025.

Người dân cần biết những điều này để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo Luật Đất đai mới nhất

Người dân cần biết những điều này để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo Luật Đất đai mới nhất

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, chuyển mục đích sử dụng đất là việc người sử dụng đất được thay đổi từ mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác. Trong đó luật đưa ra những trường hợp rất cụ thể về từng loại đất có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Người dân đi 'bão' nên 'vui thôi đừng đi quá giới hạn'

Người dân đi 'bão' nên 'vui thôi đừng đi quá giới hạn'

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân đi "bão" ăn mừng đội tuyển Việt Nam đạt chức vô địch ASEAN Cup 2024 vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Thậm chí, có người đẫ sử dụng đồ có cồn vẫn cố tình vi phạm.

Nhờ trúng công an dởm 'chạy án' cho em gái, anh trai bị lừa 2,8 tỷ đồng

Nhờ trúng công an dởm 'chạy án' cho em gái, anh trai bị lừa 2,8 tỷ đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

Dù chỉ là cộng tác viên của một tạp chí nhưng Hoàng Ngọc Đáng lại “nổ” mình đang công tác tại Bộ Công an, nhận 2,8 tỷ đồng để "chạy án".

Tin tối 6/1: Nguyễn Xuân Son gãy 2 xương, phải nghỉ thi đấu bao lâu?; Miền Bắc nắng hanh đến bao giờ?

Tin tối 6/1: Nguyễn Xuân Son gãy 2 xương, phải nghỉ thi đấu bao lâu?; Miền Bắc nắng hanh đến bao giờ?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Gãy xương chày và xương mác trong trận chung kết ASEAN Cup 2024 tối 5/1, tiền đạo Nguyễn Xuân Son cần từ 8 tháng đến 1 năm để hồi phục; Từ khoảng 9/1, miền Bắc đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rải rác. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay hửng nắng, ít mưa.

HLV Park Hang Seo nói lời đặc biệt khi tuyển Việt Nam vô địch

HLV Park Hang Seo nói lời đặc biệt khi tuyển Việt Nam vô địch

Đời sống - 6 giờ trước

HLV Park Hang Seo gửi lời chúc mừng đặc biệt đến tuyển Việt Nam sau khi đăng quang ASEAN Cup 2024 trên đất Thái Lan.

Hà Nội: Tài xế say rượu, dùng xe cứu thương chở đoàn người 'đi bão'

Hà Nội: Tài xế say rượu, dùng xe cứu thương chở đoàn người 'đi bão'

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Tài xế sử dụng xe cứu thương chở cổ động viên đi cổ vũ bóng đá trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Đáng nói, tài xế này còn vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung" khi bị CSGT kiểm tra.

Cơn địa chấn mang tên "WeChoice Awards 2024" và hàng loạt các con số kỷ lục chưa từng có

Cơn địa chấn mang tên "WeChoice Awards 2024" và hàng loạt các con số kỷ lục chưa từng có

Xã hội - 6 giờ trước

Sau 10 ngày mở cổng bình chọn, WeChoice Awards 2024 đã cho thấy sức lan toả mạnh mẽ bằng những con số kỷ lục.

Top