Giải quyết việc làm cho người lao động trước những thách thức mới hậu COVID-19
GiadinhNet - Mặc dù nhu cầu tuyển dụng đã dần dần gia tăng sau một thời gian dài im ắng, nhưng công tác giải quyết việc làm, đảm bảo sinh kế bền vững cho người lao động vẫn phải đối diện với khá nhiều thách thức. Trước tình hình đó, những biện pháp cấp bách và tức thì nhằm hỗ trợ người lao động đã được triển khai tại Việt Nam.
Những phân tích mới nhất của các chuyên gia về lĩnh vực lao động – việc làm đã cho thấy ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, song những hệ quả mà nó gây ra cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn rất nghiêm trọng và dai dẳng.
Báo cáo nhanh số 4 của ILO: COVID-19 và thế giới việc làm cho biết ước tính 4,8% thời giờ làm việc đã bị cắt giảm trong quý I/2020 và dự báo mức tổn thất việc làm trong quý II không thay đổi và duy trì ở khoảng 305 triệu việc làm trên toàn thế giới. Trong đó, "khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh niên, đặc biệt là nữ giới, với tác động nặng nề hơn và nhanh chóng hơn so với các nhóm dân số khác", như nhận định của ông Guy Ryder – Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Ảnh hưởng nghiêm trọng ấy thể hiện trên ba phương diện: hủy hoại việc làm; gây gián đoạn việc học hành và đào tạo; và dựng nên nhiều trở ngại lớn đối với những thanh niên muốn tham gia thị trường lao động hay muốn thay đổi công việc. Tác động của đại dịch tới vấn đề đào tạo, việc làm của những người trẻ làm dấy lên mối lo ngại về các hệ quả có thể kéo dài hàng thập kỷ của virus - ngay cả khi chúng đã bị tiêu diệt - ấy là những khó khăn cho công cuộc tái thiết một nền kinh tế tốt hơn trong giai đoạn hậu Covid-19 khi tài năng và năng lực của thanh niên - những người vẫn được kỳ vọng đem đến các biến chuyển kì diệu cho thế giới - bị gạt ra ngoài lề vì thiếu cơ hội và kĩ năng.
Mối lo ngại đó không phải là suy diễn mơ hồ, khi những thách thức thực sự đối với công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở giai đoạn hậu Covid-19 đã dần dần hiện hữu. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh (Falmi), nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn hiện nay không chỉ ít hơn 34% so với cùng kỳ năm trước, mà còn không đồng đều giữa các lĩnh vực. Cụ thể, ở những ngành nghề như dệt may, giày da, dịch vụ lưu trú, dịch vụ giải trí, du lịch, chế biến thuỷ hải sản…, nhu cầu bổ sung nhân sự không cao. Trong khi đó, các nhóm ngành y dược, hoá phẩm, công nghệ thông tin, dịch vụ vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng... chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nhu cầu và đa dạng vị trí (từ lao động quản lý đến lao động trực tiếp sản xuất). Việc nhà tuyển dụng ưu tiên nguồn nhân lực có chuyên môn kĩ thuật, có kĩ năng và đã qua đào tạo một mặt phản ánh xu thế tất yếu đối với các doanh nghiệp ở thời điểm này, đó là rà soát lại năng lực hoạt động, thực hiện sắp xếp một phần hoặc toàn diện doanh nghiệp thông qua việc cải tiến tổ chức bộ máy, gia tăng năng suất lao động; nhưng mặt khác, đặt ra yêu cầu cho người lao động về việc cải thiện trình độ nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của thị trường.

Đảm bảo việc làm cho người lao động hậu Covid-19 đòi hỏi sự vào cuộc, chung tay của toàn xã hội. Ảnh: TL
Không chỉ chịu áp lực lớn hơn, người lao động còn thiếu cơ hội để bồi dưỡng năng lực của bản thân. Khó khăn về tài chính khiến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí đào tạo nhân sự. Không những thế, ngay cả khi tự ý thức về việc cần học tập để nâng cao chuyên môn, không phải người lao động nào cũng dư dả tài chính để tham gia các khoá tu nghiệp, nhất là sau một thời gian dài bị ảnh hưởng về thu nhập do tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Bởi vậy, mặc dù nhu cầu tuyển dụng đã dần dần gia tăng sau một thời gian dài im ắng, nhưng công tác giải quyết việc làm, đảm bảo sinh kế bền vững cho người lao động vẫn phải đối diện với khá nhiều thách thức.
Trước tình hình đó, những biện pháp cấp bách và tức thì nhằm hỗ trợ người lao động đã được triển khai tại Việt Nam. Thực hiện sự chỉ đạo từ Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), các trung tâm dịch vụ việc làm công đã đẩy mạnh kết nối với các doanh nghiệp để thu thập thông tin tuyển dụng nhân sự, xây dựng hệ thống dữ liệu phong phú phục vụ cho công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động qua hai hình thức: trực tiếp tại các điểm giao dịch và gián tiếp qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, mạng xã hội, thư điện tử… Với những ưu thế như nguồn tuyển dụng uy tín, ngành nghề đa dạng, thông tin minh bạch, dịch vụ miễn phí, các trung tâm dịch vụ việc làm đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ lao động thất nghiệp quay trở lại thị trường thông qua các phiên giao dịch việc làm. Nếu cảm thấy những vị trí việc làm còn trống hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu của bản thân, người lao động vẫn có thể lưu lại thông tin để các tư vấn viên liên hệ khi có công việc thích hợp. Ngoài ra, họ còn có thể truy cập website chính thức của các trung tâm dịch vụ việc làm để chủ động tìm kiếm thông tin và lựa chọn chương trình, ngày hội việc làm để tham gia, tránh các cạm bẫy "việc nhẹ lương cao" mà nhiều đối tượng sử dụng nhằm trục lợi bất chính. Bên cạnh đó, trong các ngày hội việc làm, người lao động cũng được hướng dẫn cách thức chuẩn bị hồ sơ, rèn luyện kĩ năng trả lời phỏng vấn để tăng thêm cơ hội nghề nghiệp cho bản thân mình.
Song song với nỗ lực thúc đẩy người lao động gặp gỡ, kết nối với doanh nghiệp, những dự án hỗ trợ đào tạo/đào tạo lại nguồn nhân lực cũng bắt đầu được khởi động. Bên cạnh việc tham mưu, đề xuất với Chính phủ về vấn đề sử dụng 3.000 – 5.000 tỉ kết dư từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp bồi dưỡng năng lực cho người lao động, một loạt điều chỉnh đã xuất hiện trong chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (thể hiện ở Nghị định 61/2020/NĐ-CP ban hành ngày 29/5/2020) như hạ điều kiện và bổ sung trường hợp bất khả kháng đối với người sử dụng lao động để nhận được hỗ trợ về kinh phí từ Chính phủ nhằm đào tạo nghề và duy trì việc làm cho đội ngũ nhân sự… Những động thái đó cho thấy sự chú trọng ở cả hai phương diện: tạo nhiều việc làm và cải thiện nguồn nhân lực – hai cơ sở cho một công cuộc phục hồi, ổn định và kích thích kinh tế phát triển bền vững.
Ngay cả khi không có đại dịch Covid-19, nguy cơ mất thu nhập, thiếu việc làm, tạm hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc là không tránh khỏi trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu người lao động, đặc biệt là lao động trẻ, không nhận thức được những hạn chế, nhược điểm của chính mình để tích cực cải thiện nhằm thích ứng kịp thời và nhanh chóng với những thay đổi của thị trường lao động, những tác động của kinh tế, xã hội. Đảm bảo việc làm, bởi vậy, luôn là vấn đề nan giải, đòi hỏi sự nỗ lực của không chỉ Chính phủ, các cơ quan hữu quan mà cả người lao động.
Vũ Hoài

Thêm 2 người cùng đổi đời nhờ trúng độc đắc Vietlott
Sản phẩm - Dịch vụ - 29 phút trướcGĐXH - Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) mới đây thông báo đã tìm ra 2 người chơi may mắn trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Tháng Khuyến mại Quốc gia: Điểm danh những loại thực phẩm giảm 50% và mua '2 tính tiền 1'
Giá cả thị trường - 1 giờ trướcGĐXH - Những ngày cuối tuần, rất đông người dân tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để mua sắm. Bởi trong tháng Khuyến mại Quốc gia, hàng hóa thiết yếu tiêu dùng vừa giảm đến 50%, vừa mua 2 tính tiền 1.

Vải thiều ‘đại hạ giá’ chỉ vài nghìn đồng/kg bán tràn ngập thị trường
Sản phẩm - Dịch vụ - 2 giờ trướcVải thiều là một trong những mặt hàng đang được bán tràn ngập trên thị trường với mức giá vô cùng rẻ, thậm chí nhiều nơi còn phải treo biển ‘đại hạ giá’ để có thể tiêu thụ được hàng.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 6/7/2025
Sản phẩm - Dịch vụ - 3 giờ trướcGĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 6/7/2025: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Mua xe MPV 7 chỗ giá khoảng 700 triệu đồng cho cả gia đình: Chọn Mitsubishi Xpander hay Honda BR-V?
Giá cả thị trường - 4 giờ trướcGĐXH - Xe MPV 7 chỗ trên thị trường có nhiều lựa chọn đa dạng, nhưng cũng gây ra phân vân không biết nên mua xe nào dưới 800 triệu đồng.

Giá bán không ngờ tới của nhiều lô đất ở tại phường Cầu Giấy, Hà Nội
Giá cả thị trường - 5 giờ trướcGĐXH - Sau ngày 1/7/2025, thị trường nhà đất tại phường Cầu Giấy (Hà Nội) bất ngờ sôi động khi giá rao bán nhiều lô đất ở các tuyến phố trung tâm cao gấp 2–3 lần bảng giá đất, phản ánh kỳ vọng lớn vào tiềm năng phát triển hạ tầng và thương mại.

Giá biệt thự tại phường Cầu Giấy (Hà Nội) tăng vọt, chạm ngưỡng gần trăm tỷ đồng mỗi căn
Giá cả thị trường - 8 giờ trướcGĐXH - Sau khi sáp nhập địa giới hành chính, phường Cầu Giấy mới tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ giới đầu tư bất động sản, đặc biệt với mức giá biệt thự cao ngất ngưởng.

Xe ga giá 27 triệu đồng trang bị hiện đại, sỡ hữu màn TFT kết nối Bluetooth rẻ hơn Vision, chỉ ngang xe số Wave Alpha
Giá cả thị trường - 11 giờ trướcGĐXH - Xe ga có giá bán rẻ hơn mẫu xe số Honda Future tới vài triệu đồng, chỉ ngang Wave Alpha, nhưng trang bị có thể khiến cho Vision hay thậm chí là SH Mode phải ‘lép vế’.

Vải thiều dội chợ rớt giá, đưa lên livestream lại "cháy hàng"
Siêu thị thông minh - 11 giờ trướcHơn 55 tấn vải thiều đặc sản được khách hàng lẻ "chốt đơn" qua livestream trong 2 ngày, trong bối cảnh hàng nhiều, dội chợ

Hà Nội hướng dẫn cách tự động 'thắt chặt' số điện khi 'chót' tiêu thụ quá mức
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - EVN Hà Nội cho biết, người dân kiểm soát điện năng, quản lý chi tiêu và điều chỉnh hành vi sử dụng điện một cách khoa học bằng cách theo dõi điện năng tiêu thụ trên ứng dụng EVNHANOI. Đây cũng là giải pháp 'chống shock' hiệu quả với hóa đơn tiền điện cuối tháng.

Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 mới nhất giảm chưa từng có, rẻ kỷ lục, dẫn đầu xe hatchback hạng A rẻ nhất
Giá cả thị trườngGĐXH - Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 mới nhất có thể khiến cho Kia Morning thua trong cuộc đua doanh số ở phân khúc cỡ A.