HLV Park Hang Seo hé lộ chứng bệnh nhiều năm chưa khỏi, vẫn phải dùng thuốc để ngăn bệnh phát tác
GiadinhNet - HLV Park Hang-seo tiết lộ mắc chứng rối loạn hoảng sợ, cho biết đến bây giờ ông vẫn phải dùng thuốc để ngăn chứng bệnh này phát tác, nhất là khi phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc.
HLV Park Hang-seo hiện đang có mặt ở Hàn Quốc để nghỉ ngơi và mừng thọ mẹ 100 tuổi. Ông sẽ trở lại Việt Nam trong tháng 7 để chuẩn bị cho AFF Cup 2022 diễn ra vào cuối năm. Đây có thể là giải đấu cuối cùng của chiến lược gia người Hàn Quốc cùng đội tuyển Việt Nam.

HLV Park Hang Seo lần đầu tiết lộ về chứng rối loạn lo âu
Xuất hiện trong một chương trình giao lưu trên truyền hình Hàn Quốc, HLV Park Hang Seo lần đầu tiết lộ về chứng rối loạn hoảng sợ đeo bám ông suốt nhiều năm qua. Nhà cầm quân 64 tuổi chỉ phát hiện ra chứng bệnh này sau một lần bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu.
"Khi còn dẫn dắt CLB Sangju Sangmu, tôi từng bị sốc và được đưa tới phòng cấp cứu. Sau một cuộc kiểm tra toàn diện, họ nói đó là chứng rối loạn hoảng sợ và kéo dài được một thời gian rồi. Khi chuyện đó xảy ra, tôi cảm thấy không thể thở nổi, như sắp chết vậy".
HLV trưởng của đội tuyển Việt Nam cho biết đến bây giờ ông vẫn phải dùng thuốc để ngăn chứng bệnh này phát tác, nhất là khi phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc.

HLV Park thừa nhận đã phải thay đổi nhiều khi sang làm việc ở Việt Nam khi phải thích nghi với văn hóa. Trong đó, ông thừa nhận đã phải thay đổi phương pháp tập luyện để phù hợp với lối sống ở Việt Nam.
Ông chia sẻ: "Ở Việt Nam, họ nói rằng bạn phải ăn trưa và đi ngủ. Đó là lý do tại sao tôi cũng phải đi ngủ sau bữa ăn. Điều đó dẫn tới việc tôi phải thay đổi phương pháp tập luyện. Ngoài ra, tên của cầu thủ Việt Nam rất khó nhớ".
Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Rối loạn hoảng sợ (panic disorder) là một dạng của rối loạn lo âu với đặc trưng người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi cực độ, hoảng loạn cực hạn với tần suất cao. Kèm theo đó người bệnh luôn cảm thấy đau tức ngực, khó thở, cảm giác như sắp chết.

Ảnh minh họa
Có những người bệnh luôn cảm thấy khó thở, hồi hộp, run rẩy, chóng mặt, lúc đó bạn lo sợ tột độ, nghĩ rằng nếu không đi cấp cứu kịp mình có thể tử vong ngay, nhưng khi đến phòng cấp cứu thì mọi triệu chứng lại dần biến mất mà có khi các bác sĩ chưa cần dùng thuốc gì cả.
Các bác sĩ cho biết, đây là một bệnh tâm lý nguy hiểm, mặc dù không đe dọa đến tính mạng của bạn nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và đời sống của người bệnh nên cần nhanh chóng điều trị.
Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh rối loạn hoảng sợ
Xác định một cơn hoảng sợ đòi hỏi sự khởi đầu đột ngột của sự sợ hãi hoặc khó chịu mãnh liệt đi kèm với ít nhất 4 trong số 13 triệu chứng được liệt kê: Hồi hộp, tim đập nhanh; Vã mồ hôi; Run rẩy; Thở hụt hơi; Cảm giác nghẹt cổ họng; Đau ngực, khó chịu ngực; Buồn nôn, khó chịu bụng; Chóng mặt, mất thăng bằng, chuếnh choáng, ngất; Ớn lạnh hoặc cảm giác nóng bừng; Tê hoặc cảm giác châm chích trên da; Cảm thấy như cơ thể mình tách rời khỏi thực tại; Sợ bị mất kiểm soát, bị "phát điên"; Sợ chết. Các cơn như vậy thường đạt cực đại trong khoảng 10 phút và sau đó giảm dần.
Nhiều bệnh nhân đi khám nhiều nơi không ra bệnh nên càng lo lắng thêm. Các bác sĩ khuyến cáo nếu có dấu hiệu như trên nên đi khám đúng tại chuyên khoa tâm thần để hạn chế được thời gian và chi phí khám những nơi không cần thiết.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...