Hoa mắt chóng mặt, bé 9 tuổi ở Quảng Ninh đi khám bất ngờ phát hiện thiếu máu nặng do viêm loét dạ dày tá tràng
GĐXH - Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý dạ dày - tá tràng là căn bệnh thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên, theo thông tn từ Bệnh viện Bãi Cháy, thời gian gần đây các bác sĩ liên tục tiếp nhận trẻ lứa tuổi từ 7-15 tuổi bị viêm loét dạ dày tá tràng, HP (+)... vào nhập viện.
Trường hợp điển hình gần đây nhất là bệnh nhi nữ 09 tuổi sau 5 ngày ở nhà, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng da xanh, hoa mắt chóng mặt, choáng ngất.

Sau gần 1 tuần điều trị, hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định. Ảnh: BVCC
Khám lâm sàng, các bác sĩ cho biết bệnh nhi có triệu chứng thiếu máu rõ: da xanh, niêm mạc nhợt. Kết quả cận lâm sàng Hb: 74,8 g/l, Hct: 23%. Trẻ được truyền 2 đơn vị khối hồng cầu và nội soi dạ dày cấp cứu cho kết quả ổ loét mặt trước hành tá tràng kích thước 8mm, bờ xung huyết đỏ, đáy phủ giả mạc và lộ điểm mạch phủ nút tiểu cầu, kíp nội soi đã tiến hành kẹp 02 clip vào ổ loét và đốt điểm mạch cầm máu.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Huyền, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: Bệnh nhi này có tiền sử tháng 12/2023 trẻ có thiếu máu nặng, nội soi loét hành tá tràng Forett II, HP (+). Điều trị tái khám 2 lần sau đó ngừng điều trị khoảng 05 tháng nay.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ nguy hiểm thế nào?
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ được phân thành hai nhóm tiên phát và thứ phát.
Ở nhóm tiên phát, chủ yếu là mạn tính và tổn thương khu khú ở tá tràng, nguyên nhân chủ yếu 90% nhiễm Helicobacter pylori (vi khuẩn HP), 10% vô căn.
Ở nhóm thứ phát, chủ yếu là cấp tính, thường khu trú ở dạ dày, đa số do stress cấp tính và sử dụng một số loại thuốc như Corticoid, thuốc chống viêm không steroid (NSAID)…

Ảnh minh họa
Bác sĩ Huyền nhấn mạnh, nếu viêm loét dạ dày tá tràng không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện đại tiện phân đen/máu hoặc nôn máu.
Các tổn thương dạ dày - tá tràng chẩn đoán được bằng nội soi tiêu hóa, đồng thời bác sĩ có thể lấy bệnh phẩm để chẩn đoán nguyên nhân hoặc thực hiện thủ thuật can thiệp cầm máu hiệu quả.
Đây là bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bên cạnh điều trị một số nguyên nhân có thể phát hiện được như diệt vi khuẩn HP và các bệnh chính gây viêm loét, dùng thuốc giảm đau chống viêm đúng chỉ định, liều lượng và thời gian dùng thuốc thì tuân thủ điều trị, tuân thủ tái khám và chế độ sinh hoạt của trẻ cũng góp phần không nhỏ vào thành công của phác đồ điều trị.
Cách phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ
Bác sĩ khuyến cáo, các gia đình cần chú ý tránh cho các bé ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào, ăn không đúng bữa, uống nhiều các chất kích thích như cà phê, nước ngọt có ga … Khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kĩ. Không cho trẻ vừa ăn vừa xem ti vi, chơi điện tử , ăn xong không nghỉ ngơi, vội vàng hoạt động thể lực chạy nhảy, chơi thể thao…
Không để trẻ thức quá khuya, ngủ không đủ giấc, Không gây áp lực cho trẻ về cuộc sống, sinh hoạt, học tập, nên tạo tâm lý thoải mái qua đó giúp cho việc điều trị bệnh trở nên thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần chú ý nếu trẻ bị một số biểu hiện như đau bụng dai dẳng, chóng mặt, da xanh, nôn máu, đại tiện phân đen, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, chậm tăng cân… nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.