Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không ăn tinh bột và những sai lầm tai hại khi giảm cân

Thứ sáu, 08:00 06/10/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Để giảm cân, chị Quỳnh Hương (30 tuổi, ở Hà Nội) quyết định không ăn tinh bột (cơm, bún, phở…). Khẩu phần ăn của chị hàng ngày gồm 3 bữa, chỉ là rau, thịt, còn hoa quả thì ăn xả láng. Được 1 tuần, chị cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, cứ đến 10h sáng, 4h chiều là “đói không tư duy suy nghĩ được gì nữa”. Tệ hơn, cân nặng của chị không hề giảm, trong khi đó da dẻ bủng beo, mệt mỏi.


Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muốn giảm cân không chỉ “giao phó” cho việc giảm tinh bột mà phải tích cực hoạt động cơ thể đều đặn.     Ảnh: TL

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muốn giảm cân không chỉ “giao phó” cho việc giảm tinh bột mà phải tích cực hoạt động cơ thể đều đặn. Ảnh: TL

Nhịn tinh bột, không giảm được cân

Chị Quỳnh Hương chia sẻ, nguyên nhân gây béo phì là do ăn nhiều chất bột, đường vào cơ thể, vừa làm tăng đường huyết, vừa “đóng mỡ”. Do đó, chị phải cắt toàn bộ thức ăn chứa tinh bột, đường, chỉ ăn thịt (có cả thịt mỡ), cá, hải sản, phô mai, trứng, bơ, sữa… và các loại rau.

“Đây không những là phương pháp giảm cân hiệu quả, mà còn là phương pháp chữa bệnh béo phì và tiểu đường nữa. Nhà tôi có mẹ và cậu ruột đều bị tiểu đường, tôi sợ bị di truyền nên phải áp dụng sớm, phòng bệnh”, chị Hương nói.

Nhưng cân giảm đâu chưa thấy, được mấy ngày áp dụng, chị Hương khổ sở, lúc nào cũng thấy “xót ruột”, ăn rồi như chưa ăn. Đặc biệt, dù mới ăn lúc 7h nhưng chỉ tới 10 giờ, chị đã đói dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác không thể tập trung nổi, công việc bị ảnh hưởng rất nhiều. “Thậm chí, tôi còn không sắp xếp nổi lời nói, hành động”, chị Hương kể. Vậy là cứ mỗi lần đói, chị lại ăn ngay kẹo ngọt, sữa hoặc ăn ngay quả táo, nhãn… để vượt qua cơn đói đó. Sau một tuần, chị Hương cảm giác thèm cơm như sau một trận ốm, chị liền ăn “trả bữa”. Kết quả, cân nặng của chị tăng vọt. Một tháng sau, trong lần khám sức khỏe định kỳ, chỉ số đường huyết của chị có dấu hiệu gia tăng.

TS Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng, suy nghĩ và quan điểm như chị Quỳnh Hương chưa thật sự chính xác. “Đúng là thừa cân-béo phì có một nguyên nhân do sử dụng quá nhiều chất bột đường. Vì khi cơ thể cung cấp nhiều chất bột đường sẽ làm tăng đường huyết, cơ thể sẽ tiết insulin sẽ được tiết ra để giúp đường huyết trở lại ngưỡng ổn định. Nếu chúng ta cung cấp quá nhiều chất bột đường, kéo dài hơn nhu cầu khuyến nghị thì năng lượng dư thừa sẽ được tích lũy dưới dạng mỡ và được tồn tại dưới da hoặc quanh các tạng”, TS Trọng Hưng nói.

Không chỉ cắt tinh bột từ cơm, bún, phở như chị Hương, một số người cũng đoạn tuyệt không dùng ngũ cốc và các loại hạt như: Bánh mì, khoai, ngô, đậu, hạt điều, mè, đậu phộng, đậu nành… Họ cũng tuyệt đối không dùng đường sữa, bánh ga-tô, kẹo, nước ngọt có gas và không gas, thậm chí chỉ ăn các loại hoa quả tươi.

Theo TS Trọng Hưng, chế độ ăn của con người được cung cấp và cân đối từ 3 chất sinh nhiệt: Chất bột đường, chất đạm và chất béo. Nếu cắt giảm toàn bộ nguồn tinh bột từ các loại thực phẩm thì cơ thể sẽ mất đi một nguồn năng lượng lớn được cung cấp (khuyến nghị chất bột đường nên cung cấp từ 45-60% năng lượng/ngày cho người trưởng thành), nên việc người sử dụng có thể dễ bị hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, hạ đường huyết là hoàn toàn có thể xảy ra.

“Nhiều người xảy ra tình trạng đói là hay choáng váng, đầu óc không tỉnh táo, đấy là do cơ thể không được cung cấp đầy đủ đường, đặc biệt là những cơ quan và tổ chức chỉ sử dụng đường làm năng lượng hoạt động như tế bào não, hồng cầu và một số tế bào khác”, TS Trọng Hưng cho biết.

Tinh bột là để nuôi não

Phân tích thêm về vai trò của tinh bột đối với cơ thể, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Trọng Hưng cho biết, tinh bột giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể: 1g tinh bột cho 4kCal, chiếm khoảng 45-60% năng lượng. Tinh bột giúp cung cấp những chất tham gia cấu trúc tế bào như: Glucose, ribose, galactose…giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, hồng cầu… Tinh bột cũng có vai trò trong kích thích nhu động ruột nhờ cung cấp nguồn chất xơ của cơ thể.

Để xác định chính xác lượng tinh bột cho một người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, tình trạng bệnh tật đi kèm. Theo TS Trọng Hưng, với một người có cân nặng trong giới hạn bình thường (không gầy hoặc thừa cân-béo phì), mức độ lao động nhẹ thì có thể chỉ cần ăn mỗi bữa một bát cơm là có thể cung cấp đủ nhu cầu tinh bột cho cơ thể.

Trên thực tế khám lâm sàng bệnh nhân mắc đái tháo đường, TS Trọng Hưng cho biết, một số bệnh nhân mắc bệnh này đã hiểu chưa đúng lời khuyên của các bác sĩ nội tiết-dinh dưỡng về lựa chọn thực phẩm khi bị bệnh. Nhiều người đã tự cắt giảm lượng cơm trong từng bữa, hệ lụy dẫn đến cơ thể không cung cấp đủ năng lượng và có nguy cơ đói, hoặc hạ đường huyết. Sau đó, họ lại hay ăn vặt, ăn các thực phẩm có nguy cơ gây tăng đường huyết sau ăn, như vậy không tốt cho bệnh nhân mắc đái tháo đường. Đơn cử, có bệnh nhân đã sử dụng hoa quả quá nhiều so với khuyến nghị vì họ cho là hoa quả cứ ăn nhiều thì càng tốt cho sức khỏe, trong khi đây là quan điểm không chính xác. Theo TS Trọng Hưng: “Đúng hoa quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Thế nhưng, hoa quả cũng chứa lượng đường nhất định mà chúng ta cần kiểm soát, nhất là với bệnh nhân đái tháo đường”.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, hãy theo chế độ ăn hạn chế tinh bột dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ để không vướng phải tác dụng phụ. Đặc biệt, không cắt bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi khẩu phần ăn bởi đây là cách giảm cân phản khoa học. Ngoài ra, tinh bột phải hạn chế cả bữa chính và bữa phụ, không ăn bù vào lúc khác. Bên cạnh đó, muốn giảm cân không chỉ “giao phó” cho việc giảm tinh bột mà phải tích cực hoạt động cơ thể đều đặn. Không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi ngày nên tập 30 phút, tập 5 ngày/tuần ở mức độ trung bình hoặc tùy tình trạng sức khỏe.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 11 phút trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 12 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 17 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top