Hà Nội
23°C / 22-25°C

Liên tục khát nước, tiểu nhiều và sụt cân, bé 8 tuổi nhập viện gấp vì đái tháo đường

Chủ nhật, 17:28 12/02/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Gần đây, rất nhiều trẻ từ 7-18 tuổi nhập viện được chẩn đoán đái tháo đường type 1 và đều ở mức đường huyết rất cao.

23 tuổi nguy kịch sau khi uống thuốc lá chữa ho, chuyên gia chỉ rõ sai lầm chết người nếu vẫn duy trì thói quen này!23 tuổi nguy kịch sau khi uống thuốc lá chữa ho, chuyên gia chỉ rõ sai lầm chết người nếu vẫn duy trì thói quen này!

GĐXH - Kể cả thuốc lá chữa ho, trước khi sử dụng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Theo thông tin từ Khoa Nội tiết - Bệnh viện Nội tiết Trung ương, vài tháng gần đây, khoa tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân từ 7-18 tuổi nhập viện với chẩn đoán đái tháo đường type 1 đều ở mức đường huyết rất cao.

Liên tục khát nước, tiểu nhiều và sụt cân, bé 8 tuổi nhập viện gấp vì đái tháo đường - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Các bác sĩ của khoa cũng đang điều trị bé gái 8 tuổi mắc đái tháo đường type 1 được chẩn đoán lần đầu.

Mẹ bệnh nhi cho biết, thời gian gần đây, bé xuất hiện các triệu chứng như mệt, khát nước, uống nhiều, đi tiểu nhiều, gầy sút cân. Gia đình thấy bé có các triệu chứng như vậy nên đưa tới Bệnh viện Nội tiết Trung ương thăm khám.

Bé nhập viện trong tình trạng đường huyết cao 26,1 mmol/l, cao gấp nhiều lần người bình thường kèm theo dấu hiệu mất nước. Sau khi vào viện và được làm các xét nghiệm chẩn đoán xác định, bé được điều trị tích cực, bù dịch, kiểm soát đường huyết bằng insulin, tư vấn và điều chỉnh thực hiện chế độ dinh dưỡng.

Sau gần một tuần điều trị, hiện tình trạng của bé cải thiện tốt, đường huyết ổn định hơn. Dự kiến sẽ ra viện và theo dõi điều trị ngoại trú trong vài ngày tới.

Cảnh giác với chứng đái tháo đường type 1 ở trẻ

BS Nguyễn Mạnh Tuấn, khoa Nội tiết cho biết, đái tháo đường type 1 (hay còn gọi là tiểu đường tuýp 1) thường được chẩn đoán ở trẻ em và người trẻ tuổi. Bệnh có thể khởi phát từ vài tháng tuổi, độ tuổi hay gặp nhất là 10-14 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là tương đường nhau.

Về nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 1, bác sĩ Tuấn cho biết, 95% trường hợp do cơ chế tự miễn và 5% không rõ nguyên nhân. Hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào có nhiệm vụ sản xuất insulin ở tuyến tụy. Một vài yếu tố nguy cơ như nhiễm virus coxsackie, rubella, cytomegalo... hoặc chế độ ăn tiếp xúc sớm với sữa bò cũng liên quan tới khởi phát bệnh. Một số kháng thể kháng tế bào beta của tụy cũng có thể tìm thấy ở phần lớn bệnh nhân đái tháo đường type 1.

Liên tục khát nước, tiểu nhiều và sụt cân, bé 8 tuổi nhập viện gấp vì đái tháo đường - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Tuấn, trước đây nhiều người nhầm lẫn đái tháo đường type 1 là bệnh lý di truyền, điều này không đúng. Đái tháo đường type 1 không được xếp vào nhóm bệnh rối loạn di truyền. Tuy nhiên, một người có khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 1 cao hơn nếu có người thân trực hệ chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh này.

Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, cha mẹ cần quan tâm tới trẻ có triệu chứng như khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân, mệt mỏi, mờ mắt, đái dầm. Đặc biệt khi xuất hiện một số triệu chứng cảnh báo nguy hiểm của đái tháo đường type 1 như đau bụng, nôn, rối loạn ý thức, thở nhanh sâu, hơi thở có mùi trái cây chín, người bệnh phải được đưa ngay tới cơ sở y tế để khám, chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời.

Điều chỉnh chế độ ăn để kiểm soát đường huyết

Theo bác sĩ Tuấn, người đái tháo đường type 1 phải điều trị insulin và thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày. Đối với người có chế độ hoạt động thể lực vừa phải nên duy trì khoảng 30-35 calo/kg/ngày. Cân đối giữa các tỷ lệ carbohydrate, protein, lipid giúp kiểm soát đường huyết nhưng cũng đảm bảo sinh hoạt làm việc cho người bệnh. Ở trẻ em, ngoài kiểm soát đường huyết ra còn phải đảm bảo mục tiêu về tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ.

Người bệnh đái tháo đường type 1 nên theo dõi đường huyết tối thiểu 4 lần/ngày để có thể điều chỉnh liều lượng insulin. Bên cạnh đó, người đái tháo đường type 1 nên thay đổi luân phiên vị trí tiêm cũng như vị trí thử đường huyết để có kết quả tốt nhất.

Quả quất rất nhiều công dụng nhưng chỉ nên ăn khi có đặc điểm này, nếu là quất cảnh tuyệt đối không nên ăn!Quả quất rất nhiều công dụng nhưng chỉ nên ăn khi có đặc điểm này, nếu là quất cảnh tuyệt đối không nên ăn!

GĐXH - Những quả quất không có thuốc kích thích thường bé, vỏ mỏng, nhiều nước, có thể ăn, làm thuốc trị ho rất tốt. Tuy nhiên, nếu là quất cảnh thì tốt nhất không nên ăn.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 14 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 20 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 23 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Top