Mặt và bụng bỗng to lên bất thường, cô gái 26 tuổi bất ngờ phát hiện mắc bệnh hiếm
GĐXH - Trước khi vào viện 3 tháng, cô gái 26 tuổi thấy mặt, bụng to lên nhanh, kèm theo rối loạn kinh nguyệt, giảm tập trung, trí nhớ kém.
Vốn khỏe mạnh không mắc các bệnh mạn tính, gia đình lại không có ai có bệnh lý gì đặc biệt, chị N.T.L, 26 tuổi quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh bỗng thấy mặt và bụng to lên nhanh, kèm theo rối loạn kinh nguyệt và giảm tập trung, trí nhớ kém hơn. Cảm thấy tự ti về ngoại hình nên chị L đã đến viện khám.

Khuôn mặt của chị L to lên bất thường. Ảnh: BPL
Tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng bệnh hiếm gặp là hội chứng Cushing nội sinh. Các bác sĩ đã tìm ra khối u tuyến thượng thận phải là nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing ở bệnh nhân này.
Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển sang khoa Ngoại thận - tiết niệu phẫu thuật cắt bỏ khối u và sinh thiết có kết quả Adenoma - kết quả có tiên lượng tốt cho người bệnh.
Hiện tại người bệnh tình trạng ổn định đã được ra viện và có kế hoạch khám quản lý tại phòng khám nội tiết của bệnh viện.
Theo bác sĩ Lê Văn Đán - phụ trách khoa Nội tổng hợp, hội chứng Cushing là một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận. Bệnh thường biểu hiện với các triệu chứng như: Tăng cân nhanh, khuôn mặt tròn đỏ, béo trung tâm, da mỏng dễ bầm tím, xuất hiện các vết rạn da, chậm liền vết thương…
"Đây là một chứng bệnh hiếm gặp và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh đôi khi rất khó khăn. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn có thể sẽ bị nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, tăng đường huyết, tăng huyết áp, rối loạn điện giải, loãng xương, dễ bị gãy xương…", bác sĩ Đán thông tin.
Triệu chứng thường gặp ở người bị hội chứng Cushing
- Vùng trung tâm có tình trạng tích tụ mỡ.
- Chân tay bị teo cơ, yếu cơ.
- Da có những biến đổi bất thường: dễ bị bầm máu, rậm lông, da mỏng hơn bình thường, có các vết rạn da màu tím đỏ, mặt và lưng nổi nhiều mụn trứng cá,...

Triệu chứng thường gặp ở người bị hội chứng Cushing
Tránh nhầm lẫn hội chứng Cushing với một số bệnh lý khác
Hội chứng Cushing cần được phân biệt để tránh nhầm lẫn với một số bệnh cấp tính, trầm cảm và béo phì:
- Béo phì: rất ít khi gặp béo phì nặng ở người mắc hội chứng Cushing. Người bị béo phì thường béo toàn thân còn hội chứng này chủ yếu gây béo ở phần thân của cơ thể.
- Trầm cảm: người bị trầm cảm thường tăng nhẹ cortisol niệu, bị rối loạn nhịp ngày đêm và không hề có các triệu chứng của hội chứng Cushing.
- Bệnh cấp tính: kết quả xét nghiệm bất thường và không thể dùng dexamethasone để ức chế vì sự điều chỉnh bài tiết ACTH đã bị phá vỡ bởi những stress chính như đau, sốt,...
Làm gì để phòng ngừa hội chứng Cushing
Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa nguy cơ mắc phải hội chứng Cushing cần:
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị viêm nhiễm, thuốc chống dị ứng tại nhà thuốc vì hầu hết chúng đều chứa thành phần corticoid.
- Nếu phải dùng thuốc corticoid để điều trị bệnh thì cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dừng thuốc đột ngột để tránh bị suy tuyến thượng thận cấp.
- Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc, thực phẩm chức năng, thuốc y học cổ truyền nào chưa rõ nguồn gốc, thành phần,... cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng dùng phải thuốc có chứa corticoid.
Đậu đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ‘đại kỵ’ với nhóm người sau

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 7 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 10 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.