Mệt mỏi với nỗi ám ảnh phải ‘đếm cừu’ cả đêm, làm sao để khắc phục?
GiadinhNet – Mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có như suy nhược thần kinh, loạn thần, trầm cảm, sa sút trí tuệ…
Theo các bác sĩ, mất ngủ là một chứng bệnh thường gặp của thời hiện đại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của khoảng 1/3 dân số thế giới. Điều đáng nói, tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.
Ở Việt Nam, theo con số thống kê chưa đầy đủ đầu năm 2022 đã ghi nhận 40% bệnh nhân có triệu chứng ngủ không đủ thời gian, rất khó đi vào giấc ngủ và hay bị tỉnh giấc giữa chừng, ngủ đủ thời gian nhưng giấc ngủ không sâu và đầy mộng mị, mất ngủ trắng đêm.

Nhiều người bị mất ngủ, khó ngủ, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa
Theo ThS.BS Vũ Văn Đại, Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian gần đây, mỗi ngày, Khoa tiếp nhận hàng trăm trường hợp mất ngủ hậu COVID-19, bệnh nhân thường đến khám với nhiều hình thái khác nhau nhưng tựu chung vẫn là sự suy giảm về thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
"Mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có như suy nhược thần kinh, loạn thần, trầm cảm, sa sút trí tuệ, thiểu năng tuần hoàn não kinh diễn, thiếu máu cơ tim, đột quỵ não, đột quỵ tim…đặc biệt ở người có tuổi và cao tuổi", BS Đại thông tin.
Làm gì để điều trị mất ngủ?
Hiện nay, để trị liệu tình trạng mất ngủ, y học hiện đại thường kết hợp chặt chẽ giữa giải quyết nguyên nhân, điều trị cơ chế bệnh sinh và triệu chứng bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có việc chọn lựa và sử dụng các thuốc chống lo âu trầm cảm, an thần trấn tĩnh, thuốc ngủ…kết hợp với tâm lý liệu pháp, tư vấn thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thể dục thể thao…
Tuy nhiên, trong không ít trường hợp hiệu quả đạt được chưa cao, chưa làm hài lòng bệnh nhân và thầy thuốc, nhất là việc sử dụng thuốc an thần, gây ngủ lâu dài hoặc lạm dụng còn dẫn đến những tác dụng không mong muốn và gây tình trạng quen thuốc, thậm chí nghiện thuốc.
Dưới góc độ y học cổ truyền, theo BS Vũ Văn Đại, để trị chứng mất ngủ có 2 nhóm biện pháp chủ yếu là dùng thuốc và không dùng thuốc. Cụ thể, dùng thuốc tùy theo thể bệnh mà lựa chọn các bài thuốc cổ như: Thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn mềm hoặc cứng, thuốc đan, thuốc tán hoặc bột thuốc.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc dưới dạng món ăn - bài thuốc (gọi là Dược thiện) như trà thuốc, rượu thuốc, cháo thuốc, canh thuốc…mang đậm tính tự nhiên, rất dễ được cơ thể con người chấp nhận.
Một cách dùng thuốc khác để điều trị mất ngủ cũng được áp dụng phổ biến là dùng thuốc ngoài dưới hình thức xông, xoa, bôi, đắp, tắm, ngâm… "Nhiều phương thuốc được dùng để ngâm châm trước khi đi ngủ cũng đem lại hiệu quả khá tốt trong việc cải thiện giấc ngủ", BS Đại cho biết.
Ngoài phương pháp dùng thuốc, theo BS Đại, để trị liệu mất ngủ, các thầy thuốc có thể thực hiện các thủ thuật như châm cứu (châm thường, điện châm, từ châm, laser châm, nhĩ châm, đầu châm, diện châm, điện xung trên huyệt..), xoa bóp, bấm huyệt, cấy chỉ và hướng dẫn người bệnh thực hành các môn tập cổ truyền như tập khí công, dưỡng sinh, thái cực quyền nhằm mục đích nâng cao chính khí, lập lại cân bằng âm dương, hoạt huyết thông mạch dưỡng tâm an thần
Theo các bác sĩ, để trị chứng mất ngủ, ngoài việc dùng thuốc và áp dụng các biện pháp tập luyện, người bệnh nên chú trọng tạo dựng một đời sống tinh thần cân bằng, thư thái; điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt ăn uống một các lành mạnh như: Không thức quá khuya và nên dậy sớm; không ăn quá no và không để quá đói vào bữa tối; hạn chế các chất kích thích; ưu tiên những đồ ăn, thức uống có tính chất an thần như chè hạt sen, long nhãn, canh lá vông, canh hoa thiên lý, trà tâm sen, trà lạc tiên, trà nụ hoa tam thất…
Đồng thời, xây dựng một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ dành cho bản thân như: Tắm nước ấm; uống nước ấm; dành vài phút thiền định để giúp cơ thể và tâm trí được thư giãn; nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng; dành thời gian đọc sách…
Đặc biệt, cần tránh xa điện thoại và các thiết bị điện tử khi lên giường đi ngủ, bởi chúng có thể làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 10 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 13 giờ trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.