MS 765: Xót xa bé sinh đôi “đói sữa” khi mẹ sớm qua đời vì COVID-19, bố nhọc nhằn xin từng bữa sữa
GiadinhNet - Ngày cất tiếng khóc chào đời của hai bé song sinh cũng là lúc mẹ trút hơi thở cuối cùng. Sinh thiếu tháng lại mất mẹ, cặp song sinh “đói sữa” khóc ngằn ngặt ngày đêm. Người bố trẻ phải nghỉ việc đi khắp nơi xin sữa và gánh thêm khoản nợ lớn để lo cho các con sinh non.
Nhắc đến hoàn cảnh của gia đình anh Đỗ Thanh Hà, 33 tuổi ở thôn Tây Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng không ai không xót xa. Hai đứa trẻ song sinh 1 trai, 1 gái còn non tháng vừa chào đời đã mất mẹ.
Theo chia sẻ của anh Hà, ở tuần thai thứ 29, vợ anh đã phải mổ cứu lấy thai khi bị biến chứng nặng của COVID-19. Ngày con cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc phải lìa xa mẹ. Hai con sinh non tháng chỉ nặng 850g và 900g. Thời điểm đó hi vọng sống của hai con thật mong manh, để có thể cứu được phải chuyển vào nuôi lồng ấp tại bệnh viện. Trở về nhà, gia đình hai bên nội ngoại trở thành "mẹ" thứ hai của các cháu trong những tháng đầu đời.

Bé Linh Đan vừa chào đời đã thiếu đi hơi ấm của mẹ
Được biết vợ chồng anh Hà khá muộn mằn về đường con cái. Sau 6 năm chạy chữa hiếm muộn, anh Hà đã vô cùng vui mừng khi biết tin vợ anh mang thai đôi. Ngỡ tưởng từ đây gia đình thêm niềm vui khi thêm thành viên mới, nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang. Ảnh hưởng của COVID-19 đã khiến cho vợ chồng anh Hà âm dương cách biệt, con sớm mất mẹ.
Biến cố lớn khiến người bố trẻ suy sụp tinh thần. Một lúc chăm hai đứa trẻ sơ sinh chồng chất khó khăn, anh Hà phải nghỉ việc công nhân để ở nhà chăm sóc con. Khoảng thời gian đầu sau sinh nằm lồng kính chăm sóc đặc biệt, chi phí vô cùng tốn kém. 3 tháng chăm sóc đặc biệt, số tiền chi trả mất tới khoảng 280 triệu.
Anh Hà cùng gia đình chạy vạy khắp nơi để lo cho các con. Anh không thể đi làm, đồng nghĩa lúc đó tiền sữa, bỉm của con cũng là một khoản lớn với người bố trẻ. Với một đứa trẻ sơ sinh bình thường chăm sóc đã vất vả, nhưng anh Hà phải lo cho hai đứa trẻ sinh non lại thêm nỗi đau mất vợ càng vất vả bội phần. Nhiều người nhìn cảnh ông bố trẻ lo cho hai đứa con hàng ngày khóc ngằn ngặt vì thiếu dòng sữa mẹ mà không cầm được nước mắt.
Để con có dòng sữa mẹ, trong cảnh "gà trống nuôi con", anh Hà lên các hội nhóm ở mạng xin sữa cho con. Nhờ những dòng sữa của nhiều bà mẹ mà hai con của anh đang lớn lên từng ngày. Các con được anh đặt cho cái tên Linh Đan và Thanh Hưng.

Với sự chăm sóc của hai bên gia đình, giờ hai con đã nặng hơn 5kg
Để giảm bớt gánh nặng kinh tế, hai bên gia đình hiện giờ mỗi người chung tay một chút cho hai con Linh Đan và Thanh Hưng. Với sự yêu thương của mọi người, hai bé dần lớn. Hiện hai con đã nặng hơn 5kg. Có được điều này anh Hà bảo cũng một phần nhờ sự hỗ trợ từ dòng sữa đi xin các mẹ và cho con uống thêm sữa công thức.
Tuy vậy, để chăm sóc hai bé song sinh với hoàn cảnh như gia đình anh Hà thật sự vô cùng khó khăn. Điểm tựa tinh thần lớn nhất của bố con anh Hà chính là bố mẹ hai bên gia đình nhưng họ giờ cũng già yếu. Mẹ anh là bà Đỗ Thị Sạo mang nhiều bệnh trong người như tiểu đường, huyết áp, khớp… Hàng tháng bà vẫn phải dùng thuốc đều đặn, chân đi tập tễnh đầy khó nhọc. Chính quyền địa phương biết hoàn cảnh khó khăn đã có hỗ trợ cho bà 1 triệu/tháng để bớt gánh nặng lo toan.
Còn bố anh Hà sức khỏe cũng yếu hơn khi mấy năm trước phải phẫu thuật cắt bỏ 2/3 dạ dày. Bên nhà vợ anh Hà, bố vợ đã mất, mẹ vợ anh cũng chẳng khá hơn khi sức khỏe yếu. Nén nỗi đau mất con, bà vẫn cố gắng từng ngày giúp con chăm 2 cháu. Dẫu vậy, hai đứa con nhỏ chăm sóc vô cùng tốn kém. Lương công nhân của anh Hà vốn chẳng được là bao, thời gian vừa rồi cũng đã nghỉ việc nên mất đi nguồn thu nhập.
Giờ đây, để lo cho hai con nhỏ, anh Hà phải tranh thủ làm đủ mọi việc để có thêm vài đồng mua sữa cho con. Rất mong sự quan tâm của mọi người để bố con anh Hà vượt qua khó khăn này.
Mọi sự giúp đỡ gia đình anh Hà - Mã số 765 xin gửi về:
1. Anh Đỗ Thanh Hà ở thôn Tây Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 765
3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 765
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/0904.488.482
4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Tên tài khoản: Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Đề gửi Mã Số 765

Gần 18 triệu đồng đến với gia đình cô bé dân tộc H’Mông bị u hạch
Vòng tay nhân ái - 2 ngày trướcGĐXH – Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã trao số tiền 17.710.000 đồng cho gia đình bé Vì Kiều Nguyệt Anh bị u hạch.

Mang yêu thương đến với trẻ em trường mầm non Tấu Lìn, Tuyên Quang
Vòng tay nhân ái - 3 ngày trướcGĐXH - Câu lạc bộ bóng đá nghệ sĩ V-Stars cùng các nhà tài trợ đã có chuyến thăm, giao lưu và trao quà cho các em nhỏ tại điểm trường Tấu Lìn, trường mầm non Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

MS 999: Xót thương gia cảnh chồng chống chọi bệnh nặng, người vợ trẻ xin từng đồng cứu chồng
Vòng tay nhân ái - 4 ngày trướcGĐXH – Phát hiện khối u, bệnh tình nhanh chóng chuyển nặng, anh Giáp liên tục điều trị ở các bệnh viện lớn với chi phí đắt đỏ. Trong khi, gia đình thuộc diện khó khăn, người vợ trẻ giờ gồng gánh hai con thơ, rất cần sự giúp đỡ của mọi người.

Hơi ấm tình người đến với bà Toản đơn thân, khốn khó mắc bệnh ung thư
Vòng tay nhân ái - 5 ngày trướcGĐXH - Có mặt tại buổi trao quà, Trưởng thôn Xuyên Hử (xã Bình Xuyên) mong rằng, Chuyên mục Vòng tay nhân ái của Báo Sức khỏe và Đời sống tiếp tục là cầu nối mang lại niềm vui, thắp lên niềm tin sự sống cho những mảnh đời bất hạnh, khốn khó, kém may mắn trong xã hội.

MS 998: Người mẹ tâm thần cầu xin sự sống cho con gái mắc ung thư
Cảnh ngộ - 6 ngày trướcGĐXH - Kinh tế gia đình quá khó khăn, chị Thuận không còn khả năng tiếp tục chạy chữa cho con. Ở nơi xóm nghèo heo hút, đứa trẻ nhỏ nằm quằn quại trong đau đớn, còn người mẹ đơn thân chỉ biết bất lực nhìn con mà rơi nước mắt.

Hơn 13 triệu đồng đến với hoàn cảnh cháu bé da toàn thân bong tróc vì bệnh quái ác
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Dù đã 2 tuổi, cháu Đặng Nhật Phong vẫn nằm một chỗ, cơ thể luôn trong tình trạng bong tróc, nứt nẻ vì căn bệnh quái ác. Hoàn cảnh cháu Phong sau khi đăng tải nhận được nhiều sự quan tâm từ bạn đọc.

MS 997: Bi đát hoàn cảnh cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật cùng cháu nhỏ tuổi ăn học
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH - Ở cái tuổi ngoài 80, cứ ngỡ được hưởng phúc con cháu, nào ngờ bà Hoan vẫn mang trên vai gánh nặng chăm con ốm liệt giường, cháu nhỏ tuổi ăn học. Tài sản bán, cầm cố hết những vẫn không đủ cho con điều trị.

Tấm lòng bạn đọc đến với người phụ nữ bị chồng bạo hành, nằm liệt giường
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH - "Số tiền này sẽ giúp tôi có thêm chi phí để chăm sóc các cháu", ông Nguyễn Hữu Thiện, bố đẻ của chị Lý (nhân vật trong bài viết), xúc động chia sẻ khi đón nhận số tiền từ bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống.

MS 996: Xin giúp đỡ cô bé dân tộc Mông cần tiền điều trị gấp vì viêm màng não nặng
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Sau ca phẫu thuật cấp cứu, Dạy đã vượt qua cửa tử nhưng hiện giờ vẫn phải theo dõi sát sao vì viêm màng não nặng. Hiện tại, gia đình con đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người vì hoàn cảnh khó khăn, dưới còn một người em bị bệnh động kinh.

Hơn 25 triệu được trao tới người mẹ ung thư có con nhỏ bệnh tật
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, chị Liễn vui mừng gửi lời cảm ơn tới quý báo và các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ gia đình chị.

MS 990: Xót thương bé trai bị cơ tim phì đại cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Cảnh ngộGĐXH – Cơ thể nhỏ bé của Phúc An đang oằn mình trong đau đớn vì bệnh cơ tim phì đại dẫn tới suy tim. Hiện con đang rất cần sự chung tay của cộng đồng khi gia đình quá khó khăn.