Hà Nội
23°C / 22-25°C

MS 823: Xót xa gia cảnh con thơ khát sữa, bố nguy kịch vì bệnh hiểm nghèo

Thứ ba, 16:46 21/02/2023 | Vòng tay nhân ái

GĐXH – Chồng đang nguy kịch tính mạng vì bệnh hiểm nghèo, chị Hồng buộc lòng phải gửi cậu con trai chưa tròn tuổi cho gia đình nội, ngoại chăm sóc. Con thơ ở nhà khát sữa khóc, chồng lại nguy kịch khiến chị rối bời khi không biết phải lo liệu ra sao.

MS 822: Người mẹ nghèo mong nối dài sự sống cho con trai 15 tháng tuổi bị rối loạn đông máuMS 822: Người mẹ nghèo mong nối dài sự sống cho con trai 15 tháng tuổi bị rối loạn đông máu

GĐXH- 15 tháng tuổi, Nam đã 2 lần bị xuất huyết não nguy kịch đến tính mạng và đã có những lần gia đình từng nghĩ phải lo hậu sự cho con. Khi đi khám, gia đình đau đớn biết con bị rối loạn đông máu. Sự sống của cậu bé hiện giờ lại vô cùng mong manh khi gia đình cậu đang kiệt quệ về kinh tế.

Ngồi bên giường bệnh chăm chồng đang trong cơn "thập tử nhất sinh", chị Phan Thị Hồng (46 tuổi) ở xóm 14, xã Bình Hòa, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) lòng đầy bất an. Lo cho sức khỏe của chồng, chị lại sốt ruột vì cậu con trai chưa tròn 1 tuổi ở nhà khát sữa. Gia đình quá neo người, chị phải bỏ lại con nhỏ ở nhà để vào viện. Ba đứa con chị đều phải tự lo liệu cuộc sống những ngày thiếu vắng đi bàn tay săn sóc của cả cha và mẹ.

Nhắc đến gia cảnh của nhà chị Phan Thị Hồng và anh Nguyễn Văn Nội, ai cũng thấy xót xa. Vốn là một hộ khó khăn, kinh tế của gia đình chị quanh năm chỉ trông vào ít ruộng. Anh Nội đi làm thợ mộc ở tận huyện Đông Anh (Hà Nội) để lo cho 3 con nhỏ. Tần tảo mỗi ngày, anh chẳng dám chi tiêu để gửi tiền về lo cho vợ, cho con.

MS 823: Xót xa gia cảnh con thơ khát sữa, bố nguy kịch vì bệnh hiểm nghèo - Ảnh 2.

Anh Nội đang điều trị ở bệnh viện vì bệnh hiểm nghèo

MS 823: Xót xa gia cảnh con thơ khát sữa, bố nguy kịch vì bệnh hiểm nghèo - Ảnh 3.

Ở ngoài tuổi 40, chị Hồng sinh con thứ ba vào tháng 4/2022. Những ngày ở cữ, sức khỏe của chị suy giảm nên chẳng làm được việc gì. Khi con út mới được vài tháng tuổi, vào tháng 10/2022, anh Nội thấy những biến đổi ở trong cơ thể. Cân nặng sụt, sốt triền miên dù đã uống hạ sốt, truyền dịch và đi khám nhưng đều không tìm ra bệnh. Mọi người trong nhà cũng chỉ nghĩ có thể do anh lao lực vì làm việc nặng nhọc.

Thế nhưng, sức khỏe của anh Nội mỗi lúc một yếu hơn. Về nhà tĩnh dưỡng được ít hôm, anh phải vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để điều trị gấp. Sau khi làm các xét nghiệm, tiến hành chọc tủy để kiểm tra, gia đình sốc nặng khi biết được anh mắc chứng viêm màng não rất nặng do bị nấm não.

Thương chồng mắc bệnh hiểm nghèo, con út vẫn còn đang bú mẹ nhưng chị Hồng đành lòng phải gửi con ở lại cho gia đình hai bên nội, ngoại chăm. Những ngày xa mẹ, đứa trẻ chưa tròn 1 tuổi ấy cứ khóc ngằn ngặt vì khát sữa.

Căn bệnh anh Nội mắc hiếm gặp và chi phí điều trị lại rất tốn kém. Tháng đầu tiên ở bệnh viện, anh chỉ được bảo hiểm y tế chi trả 40% chi phí chữa bệnh, gia đình phải chia trả đến 60% chi phí điều trị. Vốn nhà nghèo, không có tiền dư bao giờ nên khi anh Nội phải nằm viện, gia đình chạy vạy vay mượn khắp nơi. Đến giờ số tiền vay mượn đã lên đến hơn 300 triệu đồng.

MS 823: Xót xa gia cảnh con thơ khát sữa, bố nguy kịch vì bệnh hiểm nghèo - Ảnh 4.

Con thơ ở nhà khóc ngằn ngặt vì khát sữa

Đến tháng thứ hai, anh Nội được bảo hiểm y tế chi trả 80% chi phí chữa bệnh. Tuy nhiên, bệnh của anh phải dùng nhiều loại thuốc, kháng sinh đắt tiền nằm ngoài danh mục được chi trả. Bởi vậy số tiền điều trị vẫn rất lớn so với gia cảnh của chị Hồng. Trung bình, gia đình chị Hồng phải thanh toán số tiền 25 triệu đồng/tuần cho các loại thuốc mà chồng chị phải sử dụng. Giờ khi số tiền vay mượn đã cạn sạch, chị không còn cách nào để xoay sở thêm nữa.

"Số tiền vay mượn được của mọi người, tôi đã đổ cả vào tiền thuốc cho chồng rồi. Mỗi tuần lại mất tới gần 30 triệu đồng chưa kể các chi phí sinh hoạt khác ở bệnh viện. Vợ chồng tôi giờ thực sự đã hết cách vay mượn rồi. Nhìn chồng bệnh nặng đau đớn mỗi ngày, các con đứng trước nguy cơ mồ côi mà tôi đau lòng lắm", chị Hồng nghẹn ngào.

Khuôn mặt phờ phạc sau những đêm trông chồng đau vì bệnh, chị Hồng càng đau đớn hơn. Hình ảnh con thơ ở nhà khát sữa gào khóc mỗi đêm cứ ám ảnh chị. Mẹ đẻ anh Nội cũng vừa mới qua đời cách đây được ít ngày. Càng nghĩ, chị càng thấy lo sợ về tương lai mờ mịt của gia đình mình.

Vốn là người đàn ông cứng cỏi, thế nhưng nằm trên giường bệnh, đôi mắt anh Nội đỏ hoe khi nhìn vợ vất vả vì mình và 3 con thơ nheo nhóc ở nhà. Nhìn những tờ phiếu thu đóng viện phí hàng chục triệu đồng mà chúng tôi lo lắng không biết những ngày tiếp theo, người phụ nữ bất hạnh này phải xoay xở tiền ở đâu để tiếp tục chữa trị cho chồng, lo cho con.

Chia sẻ về trường hợp gia đình chị Hồng, ông Phan Văn Khảng – Bí thư Chi bộ xóm 7 chia sẻ, gia cảnh của chị Hồng đang rất khó khăn khi chồng mới phát hiện căn bệnh hiểm nghèo. Mẹ ruột anh Nội cũng vừa mới qua đời. Các con của anh Nội lại còn quá nhỏ, chi phí điều trị rất tốn kém nên gia đình rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Mọi sự giúp đỡ gia đình chị Hồn - Mã số 823 xin gửi về:

1.Chị Phan Thị Hồng ở xóm 14, xã Bình Hòa, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.suckhoedoisong.vn. Đề gửi: Mã số 823

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Sức khỏe và Đời sống. Địa chỉ 138A Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Đề gửi: Mã số 823

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/0378138115.

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 113.000.000.282.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 061.100.191.1287.

Đề gửi Mã Số 823


Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Vòng tay nhân ái - 13 giờ trước

GĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

Vòng tay nhân ái - 2 ngày trước

GĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Vòng tay nhân ái - 5 ngày trước

GĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

Cảnh ngộ - 6 ngày trước

GĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Kết chuyển - 2 tuần trước

GĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.

MS 963: Xót xa hoàn cảnh cô gái trẻ bị suy thận, phải thay khớp háng nhiều lần cần sự giúp đỡ

MS 963: Xót xa hoàn cảnh cô gái trẻ bị suy thận, phải thay khớp háng nhiều lần cần sự giúp đỡ

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Căn bệnh suy thận cùng di chứng sau vụ tai nạn khiến sức khỏe của Trang suy kiệt. Éo le hơn khi hoàn cảnh gia đình em vô cùng khó khăn. Những gì có giá trị trong nhà, bố mẹ em đã cầm cố, bán đi nhưng vẫn không đủ tiền điều trị cho em.

Top