Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bị nhịp tim chậm cần nhớ điều này

Thứ tư, 08:00 21/09/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet – Triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn nhịp tim chậm là người bệnh thấy mệt mỏi, mệt kéo dài. Nặng hơn, bệnh nhân choáng váng, mặt mũi tối sầm vì máu lên não không đủ, ngất xỉu.

Từ nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị H (60 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) thường cảm thấy mệt mỏi kéo dài. Thỉnh thoảng bà thấy hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi đi lại, lên xuống cầu thang, bà cảm thấy trời đất chao đảo, bước đi hẫng hụt.

Bệnh một đằng, khám một nẻo

Bà H cho rằng mình gặp vấn đề về thần kinh, nên mới đi khám ở phòng khám tư gần nhà và uống thuốc thần kinh theo đơn đã kê. Tuy nhiên, tốn bao nhiêu tiền thuốc nhưng tình trạng hoa mắt, chóng mặt không cải thiện. “Thỉnh thoảng tôi còn có cảm giác mất ý thức thoáng qua, không nhớ vừa rồi làm gì, mất vài giây lại trở về bình thường!” – bà H chia sẻ.

Bị vậy nhưng bà H vẫn chủ quan. Đến khi mệt mỏi kéo dài, lại thêm một lần bà ngất xỉu, con trai bà vội vàng đưa đi khám tim mạch thì phát hiện chính xác bà bị nhịp tim chậm mãn tính. Nếu không điều trị sớm, nguy cơ suy tim rất có thể xảy ra với bà H.

Theo BS Nguyễn Duy Toàn, khoa Tim mạch – Bệnh viện Quân y 103, hiểu đơn giản, bệnh nhịp tim chậm là tình trạng tim đập quá chậm. Với một trái tim khỏe mạnh, nút xoang là nút chủ nhịp của tim, nó phát ra nhịp tim từ 60-100 lần/phút và điều hòa nhịp tim theo nhu cầu cơ thể.


Hình ảnh X quang bệnh nhân sau cấy máy tạo nhịp 2 buồng. Ảnh: BSCC

Hình ảnh X quang bệnh nhân sau cấy máy tạo nhịp 2 buồng. Ảnh: BSCC

“Khi nhịp tim chậm, tim không thể bơm đủ lượng máu cần thiết để cung cấp oxy cho hoạt động bình thường của cơ thể hoặc tập thể dục. Kết quả là, người bệnh có thể thấy hoa mắt, mệt mỏi kéo dài, thở gấp hoặc choáng” – BS Toàn cho biết.

Theo BS Toàn, nếu nhịp tim đo được dưới 60 lần/phút, có nghĩa là đã bị nhịp tim chậm. Mọi đối tượng có thể bị bệnh nhịp tim chậm nhưng hay gặp ở người cao tuổi và thanh niên hay chơi thể dục thể thao. Tuy nhiên, với những người hay chơi thể thao, nếu có nhịp tim từ 50-55 lần/phút và không có triệu chứng đi kèm thì không đáng ngại.

“Triệu chứng thường gặp nhất là người bệnh thấy mệt mỏi, mệt kéo dài. Nặng hơn, bệnh nhân choáng váng, mặt mũi tối sầm vì máu lên não không đủ, ngất xỉu. Nguy hiểm hơn, việc ngất xỉu, nhất là đối với người cao tuổi thường có chấn thương đi kèm vì ngất gây ngã, chấn thương, thậm chí là chấn thương sọ não. Bệnh cũng có thể gây đột tử” – BS Toàn nói.

Bệnh khó nhận biết, dễ nhầm lẫn thành bệnh do thần kinh

Tuy nhiên, do những triệu chứng trên đây nên bản thân và thầy thuốc không phải ai cũng chẩn đoán ra bệnh ngay.

“Nhiều bệnh nhân vào đây là do mệt mỏi, choáng váng, khó thở, nghĩ bệnh thần kinh nên đi khám chuyên khoa thần kinh. Họ uống thuốc mãi không khỏi, đến khi không may bị ngất mới đi cấp cứu ở khoa Tim mạch mới phát hiện nhịp tim chậm”- BS Toàn chia sẻ.

Về nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ tim mạch cho biết, nhịp tim chậm có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, thường gặp nhất là do hội chứng nút xoang bệnh lý và blốc nhĩ thất cấp 2-3. Với nguyên nhân đầu tiên, khi nút xoang có bệnh (suy yếu) sẽ làm cho tim có những lúc không thể tự phát nhịp được, nhịp tim quá chậm (có khi chỉ 30-40 lần/phút) hoặc nhịp tim lúc nhanh, lúc chậm, không thể theo nhu cầu của cơ thể. Tỷ lệ tử vong do nguyên nhân này khoảng từ 5-10%.

Với nguyên nhân do blốc nhĩ thất cấp 3, khi nhịp tim chỉ khoảng 40 lần/phút, tiên lượng điều trị bảo tồn thường không tốt, nhất là người cao tuổi và có các bệnh lý tim mạch khác kèm theo. Tỷ lệ sống sót được thống kê rất đáng quan ngại: Sau 1 năm là 60% và sau 5 năm là 30%. 1/3 các trường hợp mắc nguyên nhân này đột tử.

Điều trị nhịp tim chậm bằng cách nào?

BS Toàn cho hay, việc điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thường bác sĩ sẽ lựa chọn điều trị bằng thuốc, hoặc chỉ định cấy máy tạo nhịp tim. Điều kiện để cấy máy này là với những trường hợp rối loạn nhịp tim chậm, điều trị bằng thuốc không hiệu quả, hoặc nhịp tim quá chậm do rối loạn điện sinh lý tim (suy nút xoang, blốc nhĩ thất cấp 2, cấp 3…).

Máy tạo nhịp tim, hiểu đơn giản là một hệ thống bao gồm máy điều hòa nhịp tim và dây dẫn, có đường kính bằng quả bóng bàn. Sau khi được cấy, máy tạo nhịp chỉ hoạt động khi nhịp tim quá thấp (dưới 50 lần/phút).

Thủ thuật cấy máy tạo nhịp tim thường rất an toàn, đơn giản và không cần phẫu thuật mở tim, chỉ cần rạch da một đường nhỏ khoảng 5-10 cm ở ngay dưới xương đòn bệnh nhân và dẫn dây, đặt máy. Đây là thủ thuật ít đau, đa số chỉ cần gây tê tại chỗ, không cần gây mê nên bệnh nhân vẫn tỉnh táo khi thực hiện thủ thuật (khoảng 30-45 phút).

Điều quan trọng là bệnh nhân có thể ra viện chỉ 3-5 ngày sau khi cấy máy tạo nhịp và trở về cuộc sống bình thường với những lời hướng dẫn của chuyên gia tim mạch.

Chia sẻ với PV sau khi cấy máy tạo nhịp tim 2 buồng, bà H cho biết: Ban đầu, khi nghe bác sĩ tư vấn cấy máy, bà rất ngại và lưỡng lự vì “tự nhiên đeo cái máy trong người”. Nhưng nguy cơ suy tim, đột tử nhỡn tiền, bà đã mạnh dạn cấy máy.

“Kết quả là, trước đây tôi ngủ thường không ngon giấc, ngủ dậy còn có cảm giác mệt mỏi, bác sĩ bảo do nhịp tim tôi quá chậm (30-40 lần/phút) nên bị thiếu oxi lên não. Sau khi cấy, tôi thấy ngủ ngon hơn, sâu hơn, đầu óc cũng “thông thoáng” hơn nhiều” – bà H chia sẻ.

BS Toàn thông tin, gần đây, số người bị nhịp tim chậm đến cấy máy tạo nhịp tim tăng lên do những hiệu quả mà máy mang lại. Chỉ trong 2 năm, đã có hơn 100 bệnh nhân đặt máy. Chi phí cho mỗi ca dao động từ 60-150 triệu đồng, được bảo hiểm y tế chi trả một phần.

Cách phát hiện bệnh nhịp tim chậm:

- Lâm sàng: mệt mỏi, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, ngất, bắt mạch thấy nhịp tim chậm.

- Đi khám chuyên khoa Tim mạch, làm điện tâm đồ, theo dõi, ghi điện tim 24 giờ, sâu hơn là điện tim gắng sức.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 11 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 1 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 1 ngày trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Top