Người đàn ông 51 tuổi ở Long An nguy kịch vì tự ý làm việc này sau khi bị rắn cắn
GĐXH - Sau khi bị rắn cắn, ông H. đã tự đắp lá thuốc theo kinh nghiệm dân gian tại nhà với hy vọng giảm đau và sưng. Tuy nhiên, tình trạng không những không cải thiện mà còn ngày càng xấu đi.
Ông N.V.H, 51 tuổi, trú tại Long An, nhập Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An trong tình trạng nguy kịch sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Vết thương ở mu bàn tay trái sưng tấy nghiêm trọng, máu chảy không ngừng kèm theo các triệu chứng nặng ngực, khó thở, tê tay và môi.
Theo người nhà cho biết, sau khi bị rắn cắn, ông H. đã tự đắp lá thuốc theo kinh nghiệm dân gian tại nhà với hy vọng giảm đau và sưng. Tuy nhiên, tình trạng không những không cải thiện mà còn ngày càng xấu đi.
Khi nhập viện, các bác sĩ ghi nhận người bệnh trong tình trạng mạch nhanh, huyết áp tụt và rối loạn đông máu nặng. Ngay lập tức, ông được chuyển đến Khoa Hồi sức Tích cực (ICU), dùng thuốc vận mạch, truyền huyết thanh kháng nọc rắn, huyết tương tươi đông lạnh.
Sau hai ngày điều trị tích cực, tình trạng người bệnh dần ổn định, các chỉ số xét nghiệm trở lại bình thường, và vết thương cải thiện rõ rệt. Ông được chuyển qua Khoa Nội Tim Mạch để tiếp tục theo dõi và đã xuất viện về với gia đình trong tình trạng khỏe mạnh.
Cần làm gì khi bị rắn cắn
Ở Việt Nam, rắn lục đuôi đỏ là loại thường gặp nhất. Người bệnh sau vài phút bị rắn cắn sẽ có biểu hiện sưng nề lan nhanh và có thể chảy máu không cầm nơi bị cắn. Sau khoảng 6h phần sưng nề có thể lan rộng đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, tím tái, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ… Nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ sớm bị rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và có thể dẫn đến tử vong.
ThS.BS. Nguyễn Công Vân – Trưởng khoa Nội Tim Mạch cho biết, nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu bị rắn độc cắn đúng cách là vô cùng cần thiết. Các phương pháp sơ cứu gồm:
- Cho người bệnh nằm hoặc ngồi, hạn chế vận động nhất là chi bị cắn.
- Không đặt garo, không rạch, hút, không đắp thuốc lá cây lên vết cắn. Băng cố định chi bị cắn bằng băng thun hoặc vải, không băng quá chặt (chi phải còn hồng, ấm, còn mạch đập).
- Nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có kinh nghiệm điều trị rắn cắn, càng sớm càng tốt (tối đa là 4h tính từ thời điểm bị cắn).
Ngoài ra, BS. Vân khuyến cáo người dân cần phải thận trọng, có bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất, nên thường xuyên phát quang bụi rậm, giữ vệ sinh nhà cửa, lu nước không cho rắn trú ngụ.
Nếu bị rắn cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc, khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Sốt cao, mệt mỏi, người phụ nữ 39 tuổi nguy kịch, tiên lượng nặng vì mắc căn bệnh này
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân đến viện khám vì sốt cao, mệt mỏi, điều trị không đáp ứng. Sau đó, bệnh nhân rối loạn ý thức, suy đa tạng, rối loạn đông máu nặng, tiên lượng nguy kịch.
Giải phóng cho người phụ nữ bị phù tay voi sau phẫu thuật ung thư vú
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, nạo vét hạch và xạ trị, nhiều bệnh nhân phải đối mặt với di chứng phù bạch mạch cánh tay. Đây là một biến chứng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thông tin mới nhất về chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Chấn thương của Xuân Son khiến anh bị gãy 2 đoạn xương ống đồng chân phải và rời xa sân cỏ trong 5-8 tháng. Thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào quá trình phẫu thuật và tập hồi phục của tiền đạo này.
8 loại thực phẩm xứng đáng là 'siêu thực phẩm'
Sống khỏe - 5 giờ trướcNhững thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao thường được gắn với tên gọi 'siêu thực phẩm'. Vậy đó là những loại thực phẩm nào?
Sáng ngủ dậy, uống ngay cốc nước mật ong pha cùng loại củ rẻ tiền này còn tốt hơn thuốc bổ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Trong những ngày rét đậm, kết hợp uống nước mật ong gừng ấm sẽ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lại các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa...
Người phụ nữ 67 tuổi ở Thanh Hóa bị hôn mê sâu, nhập viện cấp cứu sau khi uống nhầm loại hạt chứa chất kịch độc chữa viêm dạ dày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Sau khi uống nhầm hạt mã tiền để chữa viêm dạ dày, người phụ nữ 67 tuổi ở Thanh Hóa ngừng thở, ngừng tim, tổn thương não nghiêm trọng phải nhập viện cấp cứu.
Loại rau Việt cay hơn cả ớt, không trồng vẫn mọc um tùm lại cực tốt cho sức khỏe
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcLoại rau này không cần trồng vẫn mọc dại ở nhiều nơi, đặc biệt là những nơi ẩm ướt như ven sông, suối, ruộng nước. Mặc dù có vị cây đặc trưng hơn cả ớt nhưng đây lại là một vị thảo dược cực tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết.
Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, ô nhiễm không khí gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhất là đối với những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và người có sức đề kháng kém.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh do virus HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã chủ động theo dõi, giám sát và cung cấp thông tin về diễn biến tình hình mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc.
Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ là thắc mắc được nhiều người quan tâm, cùng chuyên gia tìm câu trả lời ngay dưới đây.
Nghĩa cử cao đẹp của gia đình người chết não giúp hồi sinh nhiều cuộc đời trong ngày đầu năm mới
Y tếGĐXH – Sáng nay (3/1), bệnh nhân ghép tim đã bắt đầu cai máy thở, huyết động dần ổn định. Bệnh nhân ghép gan đã tỉnh, tự thở, chức năng gan đang hồi phục tốt.