Người phụ nữ 61 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện gấp vì một sai lầm trong điều trị ung thư tuyến giáp
GĐXH - Mắc ung thư tuyến giáp ở tuổi 61, nghe theo mách bảo bà đã dùng nước củ ráy uống để trị bệnh nhưng bị ngộ độc và phải nhập viện ngay sau đó.
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị khó thở, miệng và cuống họng đau, tức ngực, mệt mỏi sau khi uống nước củ ráy để trị ung thư tuyến giáp.
Được biết, bệnh nhân là bà T.L, 61 tuổi bị ung thư tuyến giáp. Nghe theo mách bảo bà đã dùng nước củ ráy để uống. Sau khi uống bà xuất hiện tình trạng khó thở, miệng và cuống họng đau, tức ngực, mệt mỏi. Lo sợ, bà đã viết thư dặn dò cháu mình.
Trong thư, bà L. cho biết đã lấy củ ráy nhỏ, rửa sạch, lùi nướng, thái mỏng đun sôi. Sau khi uống khoảng hai bát nước và nhai một ít, bà bị khó thở, miệng và cuống họng đau, tức ngực, mệt mỏi. "Xuống cho bá (bác - PV) vào phòng cấp cứu ngay nhé!”, bà L. viết trong thư dặn dò.
Bác sĩ chuyên khoa I Hà Huy Mến, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, cho biết bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật và đang dùng thuốc theo đơn của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Do được mách uống nước củ ráy có tác dụng chữa ung thư, bệnh nhân làm theo.
Thời điểm nhập viện bệnh nhân có triệu chứng đau vùng miệng, họng, khó nuốt, khó phát âm, cảm giác khó thở, niêm mạc miệng, họng phù nề đỏ; các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường.
Bác sĩ cho biết, nguyên nhân do trong củ ráy có chứa tinh thể canxi oxalat, chất này gây ra tình trạng kích ứng, bỏng da, sưng khi tiếp xúc, đặc biệt là phần lưỡi, miệng, môi… Rất may bệnh nhân bị kích ứng nhẹ nên sau 3 ngày điều trị đã khỏi bệnh ra viện.
Dùng củ ráy chữa bệnh cần biết điều này
Các vị thuốc y học cổ truyền nói chung đều rất lành tính, tuy nhiên, một vài vị có độc tính, cần phải sơ chế, chế biến trước khi sử dụng. Ở Việt Nam, tài liệu nghiên cứu về cách chế biến củ ráy còn nghèo nàn do rất ít sử dụng làm thuốc.
Theo YHCT Trung Quốc, người ta chế biến tạo ra cao dán mụn nhọt. Ngoài củ ráy, một số vị thuốc khác cũng cần được chế biến kỹ trước khi sử dụng như: Mã tiền, phụ tử, bán hạ, hà thủ ô...
Cần chú ý, chế biến các vị thuốc y học cổ truyền cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, không nên tự ý chế biến tại nhà, tránh nguy hiểm khi tiếp xúc và dùng thuốc khi chưa chế biến kỹ.
Dấu hiệu người bị ngộc độc củ ráy
Trong cây ráy có thành phần độc tố sapotoxin là nguyên nhân gây nên các triệu chứng tê môi lưỡi và cứng hàm cho người ăn. Rất nhiều người đã bị á khẩu, cứng hàm không nói được, ngứa “rách miệng” vì ăn nhầm cây ráy thay vì dọc mùng.
Các triệu chứng điển hình khi ngộ độc củ ráy nói riêng hay các họ ráy nói chung gồm: Tê miệng, khàn giọng, khó thở, cảm giác đầy trong cổ họng, đau lưỡi, buồn nôn, tiết nước bọt, khó phát âm, đau bụng, loét bỏng khoang miệng, khó nuốt, đau ngực, tức ngực, sưng môi, thậm chí là tắc nghẽn đường thở và tử vong.
Cách sơ cứu khi ngộ độc củ ráy
Ngộ độ củ ráy không có thuốc giải đặc hiệu. Chính vì vậy việc sơ cứu ban đầu giúp giảm triệu chứng là rất quan trọng.
- Để giảm đau miệng, nên uống 120 - 240ml nước mát.
- Uống sữa có thể giúp kết tủa oxalate hòa tan bằng cách kết hợp nó với canxi.
- Gây nôn và rửa dạ dày không được khuyến cáo trong trường hợp tổn thương loét nghiêm trọng ở đường tiêu hóa.
- Cần đưa bệnh nhân bị ngộ độc củ ráy đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Những tai biến trong và sau nâng ngực chị em cần biết
Sống khỏe - 3 giờ trướcNâng ngực là một trong các phẫu thuật phổ biến hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ. Nâng ngực có thể bằng nhiều loại vật liệu khác nhau cùng kỹ thuật, dụng cụ tiên tiến… Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra những tai biến khi phẫu thuật.
Thanh niên 21 tuổi suýt mất mạng vì suy thận và cao huyết áp, thừa nhận những sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Thanh niên bị suy thận và cao huyết áp cho biết thường xuyên có thói quen gây hại thận, đó là: Thích ăn khuya, uống nhiều rượu bia, ngày nào cũng uống nhiều cà phê và ăn nhiều muối.
Biểu hiện của thiếu vitamin C
Sống khỏe - 6 giờ trướcVitamin C được biết đến là một dưỡng chất quan trọng với cơ thể, khi thiếu vitamin C, chúng ta có thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Vậy thiếu vitamin C sẽ gây bệnh gì, biểu hiện thiếu vitamin C là như thế nào?
Miền Bắc sắp chuyển lạnh, cần nhớ những nguyên tắc này để phòng ngừa bệnh đường hô hấp
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, thời điểm giao mùa thu đông, nhiệt độ thay đổi thất thường là yếu tố khiến người cao tuổi và trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp tăng cao.
Lý do không dùng thực phẩm bổ sung magiê với sắt, kẽm và canxi
Sống khỏe - 9 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần để thực hiện một số chức năng sinh học quan trọng, nhưng nếu tiêu thụ thực phẩm bổ sung magiê không đúng cách, sẽ không mang lại kết quả tối ưu mà còn gây hại…
Loại rau nhơn nhớt hay bị chê nhưng có lượng canxi không kém sữa, người trung niên ăn nhiều không lo tay chân tê liệt
Sống khỏe - 19 giờ trướcNgười trung niên và cao tuổi nên ăn nhiều món rau nhơn nhớt này sẽ giúp bổ sung canxi để tăng cường thể lực, tay chân linh hoạt, tốt cho hệ miễn dịch.
Bữa sáng hay bữa tối quan trọng hơn? Muốn giảm cân nên bỏ bữa sáng hay bữa tối?
Sống khỏe - 22 giờ trướcMột số người chỉ ra rằng "bỏ qua bữa sáng không tốt cho sức khỏe", trong khi những người khác tin chắc "bỏ bữa tối gây ra nhiều tác hại cho cơ thể hơn". Vậy, bữa sáng hay bữa tối quan trọng hơn?
Người đàn ông ở Hà Nội co giật, gồng cứng toàn thân sau khi dùng phương pháp này chữa bệnh xương khớp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH – Sau 15 phút uống cao thuốc có chứa cây mã tiền để chữa bệnh xương khớp, gout, bệnh nhân chóng mặt, buồn nôn, co giật nên được đưa đi cấp cứu.
Top 5 loại cá bình dân ngoài chợ có tác dụng chữa bệnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhững loại cá quen thuộc với người dân Việt như chép, trắm, mè… đều có thể sử dụng làm thuốc.
Loại lá nhơn nhớt là “thần dược” giúp khỏe người đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả: Việt Nam có sẵn
Sống khỏe - 1 ngày trướcLoại lá này được sử dụng phổ biến để làm đẹp, phòng ngừa nhiều bệnh.
Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.