Người sống thọ thường làm 4 điều này ban đêm: Chỉ cần có 1 thói quen trong số đó thì xin chúc mừng
Thay vì chỉ đặt lưng xuống giường và cố gắng chìm vào giấc ngủ, những thói quen này sẽ giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon và khỏe mạnh hơn.
1/3 cuộc đời con người dành cho việc ngủ, nên nền tảng của việc chăm sóc sức khỏe chính là ngủ đủ giấc và có một giấc ngủ chất lượng cao. Chỉ ngủ đủ giấc mới có thể hồi phục các tế bào, giúp chúng ta có thể trở nên tràn đầy năng lượng. Việc thường xuyên thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, giảm hiệu quả công việc, thậm chí giảm sức đề kháng, từ đó dẫn đến nhiều bệnh tật. Theo nghiên cứu, thông thường những người cao tuổi sống lâu thường có 4 thói quen tốt này vào ban đêm trước khi đi ngủ. Đây hầu hết đều là những thói quen mà tất cả chúng ta đều nên học hỏi nếu muốn kéo dài tuổi thọ của mình.
Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc vào ban đêm
Theo thống kê về những người trên trăm tuổi có điểm chung là thường đi ngủ sớm và dậy sớm. Thời gian biểu thông dụng nhất của người sống thọ là đi ngủ từ 21h - 23h và dậy từ 5h - 6h. Tuy nhiên, do lịch trình bận rộn, ngày càng nhiều người có thói quen thức khuya, đồng nghĩa với việc không thể đi ngủ vào lúc 21 giờ. Để giữ một sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần duy trì một khung thời gian ngủ nhất quán, đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày và chú ý không đi ngủ muộn hơn 23 giờ. Thức khuya thường làm gián đoạn đồng hồ sinh học và làm tổn hại hệ thống miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, thời gian ngủ lý tưởng nhất được khuyến cáo là 8 - 10 tiếng mỗi đêm, đây là thời lượng tối ưu để não bộ và cơ thể có thể được phục hồi. Mặc dù khi già đi, con người thường có xu hướng ngủ ít hơn, nhưng việc duy trì ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ giúp tăng tuổi thọ, cải thiện chức năng não và khả năng miễn dịch mạnh, giúp cơ thể thêm dồi dào năng lượng.

Ngâm chân
Trong y học cổ truyền, đôi chân luôn được ví như một “huyệt đạo” quan trọng của cơ thể. Việc chăm sóc tối cho đôi chân tốt sẽ góp phần cải thiện và nâng cao sức khỏe của bạn. Đặc biệt, sau một ngày làm việc mệt mỏi, ngâm chân nước nóng trước khi ngủ đem lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cơ thể. Không chỉ giúp máu huyết lưu thông tốt, giảm căng thẳng và lo âu mà ngâm chân bằng nước ấm còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Việc ngâm chân trong nước ấm từ 37 - 40 độ C trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng có thể làm giảm mệt mỏi, thúc đẩy lưu thông máu ở chi dưới và thư giãn cơ cổ. Tuy nhiên, nên giới hạn thời gian ngâm chân trong vòng 20 phút, tốt nhất là khi cảm thấy lưng hoặc trên đầu đã bắt đầu đổ mồ hôi thì dừng lại.
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp
Để kéo dài tuổi thọ, bổ sung dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng không kém giấc ngủ hay tăng cường thể lực. Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước là thói quen tốt cần được duy trì thường xuyên. Theo một nghiên cứu sức khỏe trên 96.000 người tại Mỹ từ năm 2002, những người có chế độ ăn uống nhiều cá và thực vật là những người sống thọ nhất. Chế độ ăn nhiều cá béo (cá có chứa dầu trong các mô như cá hồi, cá thu, cá ngừ…) cũng được chứng minh tăng khả năng ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư và viêm. Ngoài ra, chúng ta nên lựa chọn thêm cá mòi, cá cơm và cá tuyết để bổ sung vào thực đơn, vì đây là những loại cá có nồng độ thủy ngân và hóa chất thấp, ít gây hại cho cơ thể.

Tập thể dục vừa phải, không quá sát giờ đi ngủ
Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục sau bữa ăn, chẳng hạn như đi bộ, tập yoga… có thể giúp tăng cường sức đề kháng, thư giãn cả cơ thể và tinh thần. Tuy nhiên, trước khi đi ngủ bạn nên hạn chế vận động mạnh để không gây kích thích hệ thần kinh trung ương, gây khó ngủ, thậm chí mất ngủ.
Tóm lại, ngoài việc cần chú ý giấc ngủ và hoạt động nhẹ nhàng buổi tối, người cao tuổi muốn có một cuộc sống khỏe mạnh cũng cần chú ý sửa đổi những thói quen có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Cần cố gắng hạn chế thức khuya, ăn quá nhiều hay nạp những thực phẩm nhiều dầu mỡ. Những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi cần chú trọng ăn uống một cách khoa học và cân bằng dinh dưỡng, thường xuyên theo dõi huyết áp, lipid máu và đường huyết, đo điện tâm đồ, siêu âm B và chụp X-quang ít nhất mỗi năm một lần.
Nguyên An

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

10 đặc điểm của những người tránh xa ung thư
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Báo cáo mới nhất do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) công bố đã đưa ra 10 khuyến nghị về phòng ngừa ung thư đáng được quan tâm.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcChỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcMít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang 'chạm đỉnh nóc', muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcKhi cholesterol đang cao bất thường, cơ thể sẽ phản ứng thông qua 5 dấu hiệu này khi đi bộ mà ít người biết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy thận, người trẻ cũng cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Những biến chứng của bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết.

3 loại rau dễ 'ngậm thuốc trừ sâu' nhất chợ, nhất là cái số 1
Sống khỏe - 20 giờ trướcRau là nguồn thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề "rau bẩn" với lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tồn dư trong rau củ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ăn nhiều thứ này, một loại ung thư phổ biến dễ di căn hơn
Sống khỏe - 21 giờ trướcCác nhà khoa học Tây Ban Nha cảnh báo về một kiểu ăn có thể kích hoạt các cơ chế tạo điều kiện cho ung thư di căn.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.