Nhạc sĩ Trần Tiến nhớ lại cảm xúc khi biết mắc ung thư giai đoạn 4 ở tuổi 80, căn bệnh ông mắc nguy hiểm thế nào?
GĐXH - "Những người bình thường xạ 14,15 tia, tôi xạ đến 30 tia. Khi điều trị tới tia thứ 30, tôi gục ngã hoàn toàn...", nhạc sĩ tâm sự.

Nhạc sĩ Trần Tiến là khách mời của chương trình Cassette hoài niệm (lên sóng tối 22/10 trên kênh VTV3). Nhạc sĩ Trần Tiến đã có 55 gắn bó với âm nhạc, tham gia hơn 1000 đêm diễn, đi hát ở hơn 40 quốc gia. Trong Cassette hoài niệm, khán giả đã được nhìn thấy hình ảnh bình dị, gần gũi quen thuộc của "gã du ca" Trần Tiến như nhiều người đã gọi, với cây đàn guitar, chiếc mũ nồi.

Nhạc sĩ Trần Tiến trong chương trình "Cassette hoài niệm" số đặc biệt. Ảnh VTV
Cũng trong chương trình, nhạc sĩ Trần Tiến đã kể lại hành trình khó khăn khi ông phát hiện mắc căn bệnh ung thư giai đoạn 4.
"Tôi tái mặt đi như một người sắp chết. Mỗi lần vào bệnh viện, xung quanh là rất đông người chờ đợi. Có người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi luôn xếp hàng trước tôi, một ngày không thấy anh ấy đâu, tôi hỏi bác sĩ nói người đó đã không qua khỏi" - ông kể.
"Những người bình thường xạ 14,15 tia, tôi xạ đến 30 tia. Khi điều trị tới tia thứ 30, tôi gục ngã hoàn toàn. Sức khỏe suy kiệt, trong đầu tôi bỗng có thanh âm tự nhủ: "Đừng gục ngã, dậy đi".
Nhạc sĩ tiết lộ, bài hát "Không gục ngã" đã ra đời như vậy. Chính sản phẩm của tôi dạy tôi hãy sống như anh hát. Sau đó, tôi gửi nhờ Thanh Phương phối khí và luôn nghe ca khúc để tự động viên chính mình".

Trần Tiến bên vợ - nhà giáo về hưu Bích Ngà. Ảnh: Ngôi sao
Trước đó, ngày 2/4, trong buổi giới thiệu live concert mang tên Nửa thế kỷ phiêu bạt, diễn ra vào tháng 5 tại Hà Nội, nhạc sĩ Trần Tiến cho biết mình đã phải chống chọi căn bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 4 ở tuổi 80. "Tôi mắc bệnh ung thư vòm họng. Vòm họng là thứ để tôi kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con mà lại ung thư, đã vậy còn giai đoạn 4", nhạc sĩ tâm sự.
Được biết, nhạc sĩ Trần Tiến được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng tử năm 2020. Khi đó, gia đình định đưa ông đi Singapore chữa trị nhưng vì dịch Covid-19, kế hoạch này phải hủy bỏ. Nhạc sĩ điều trị ở Bệnh viện Ung Bướu TP HCM.
Bệnh ung thư vòm họng nghệ sĩ Trần Tiến mắc nguy hiểm thế nào?
Ung thư vòm họng là một căn bệnh rất nguy hiểm. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng là 12%, chiếm một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong số đó có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên rất khó khăn.

Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Vòm họng là phần cao nhất của họng. Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến loại bệnh ung thư này, tuy nhiên những yếu tố dưới đây có nguy cơ nhiễm ung thư vòm họng cao hơn.
- Nhiễm virus HPV hoặc virus EBV.
- Ô nhiễm môi trường sống: Tiếp xúc lâu dài với bụi, khói, chất độc.
- Thói quen ăn uống: Sử dụng nhiều loại thực phẩm muối như dưa cà muối, cá muối, trứng muối,...
- Hút nhiều thuốc, uống nhiều rượu bia.
- Di truyền: Có khả năng bị bệnh ung thư ở vòm họng nếu gia đình có tiền sử bị bệnh.
- Tuổi tác: Khả năng mắc bệnh càng tăng khi tuổi càng lớn.
4 dấu hiệu ung thư vòm họng dễ nhận biết nhất
Thực tế cho thấy phát hiện sớm là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị ung thư nói chung, ung thư vòm họng nói riêng. Tuy nhiên, do những biểu hiện không rõ ràng nên bệnh nhân ung thư vòm họng đa số chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối. Dù vậy, nếu gặp các biểu hiện sau, chúng ta cần nghĩ đến bệnh ung thư vòm họng:
- Đau họng kéo dài trên một tuần, uống thuốc không hiệu quả
- Ngạt mũi, tắc mũi kéo dài
- Khó nghe, khó nói, tự nhiên bị chảy máu cam, khó thở
- Nổi những hạch bất thường ở khu vực vòm họng kèm theo đau nửa đầu.

Ảnh minh họa
Cần làm gì khi có triệu chứng ung thư vòm họng?
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi nhấn mạnh, người bệnh không nên đợi đến khi có đầy đủ các triệu chứng kể trên mới tới bệnh viện. Chỉ cần thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào về tai mũi họng kéo dài và không cải thiện với các phương pháp điều trị nội khoa thông thường, cần đến ngay bệnh viện, nơi có chuyên khoa Tai Mũi Họng để kiểm tra.
Khi có dấu hiệu và phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể được điều trị được thông qua sử dụng phương pháp để hạn chế tế bào ung thư phát triển như hoá - xạ trị. Khi ung thư vẫn chưa di căn, việc phẫu thuật sẽ có hiệu quả hơn, nhưng cũng tương đối nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.