Mắc sai lầm này khi tập thể dục, người đàn ông 37 tuổi bị suy thận cấp, ai chăm luyện tập nhất định phải biết để tránh
GĐXH - Tập thể dục quá sức sau khi bị ốm, người đàn ông ở Hà Nội nhập viện vì bị tình trạng toan chuyển hoá, suy thận cấp, tăng CK máu...

Theo Ths. BS Đỗ Quốc Phong, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc Nội khoa (Bệnh viện E) cho hay, mới đây các bác sĩ đã tiếp nhận và cứu sống một trường hợp bệnh nhân tên T (37 tuổi, tại Hà Nội) tham gia chạy phong trào, và phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng vật vã, kích thích.
Được biết, anh T. có tiền sử khoẻ mạnh, rất chăm tập thể dục thể thao, những môn anh chơi thường xuyên như bóng bàn, chạy bộ hay chạy bộ phong trào.
Trước khi tham gia giải chạy mấy ngày, anh T. có sốt, mệt. Nhưng tới ngày dự giải, do đã hết sốt nên vẫn tham gia giải chạy.
Khi chạy được khoảng 2.000m, anh T. thì đột ngột thấy choáng và ngất xỉu. Ngay sau đó bệnh nhân được mọi người gọi xe cấp cứu chuyển vào Bệnh viện E.

Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Phong, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có kích thích vật vã và có dấu hiệu mất nước rõ, mạch nhanh, huyết áp tụt… Bệnh nhân không có dấu hiệu thần kinh khu trú.
Chẩn đoán sơ bộ ban đầu được đưa ra là bệnh nhân sốc choáng, giảm khối lượng tuần hoàn do hoạt động thể lực gắng sức. Bệnh nhân được chỉ định theo dõi theo tình trạng tiêu cơ vân cấp do vận động gắng sức.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có tình trạng toan chuyển hoá, suy thận cấp, tăng CK máu (một loại enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể).
Do bệnh nhân T được đưa vào viện sớm nên sau quá trình tích cực điều trị lọc máu 2 tuần, bệnh nhân đã bình phục dần dần. Bệnh nhân đã có nước tiểu trở lại, mạch và huyết áp ổn định dần, tỉnh táo.
Tập thể dục quá sức dễ ảnh hưởng đến chức năng thận
Qua trường hợp của bệnh nhân T., bác sĩ Phong khuyến cáo mọi người không nên luyện tập gắng sức vì có thể gây hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, mọi người cũng không nên luyện tập thể dục thể thao khi sức khoẻ đang có vấn đề.
Liên quan đến sức khỏe của thận và luyện tập thể thao, bác sĩ Lê Thị Đan Thùy - trưởng khoa nội thận lọc máu Bệnh viện Bình Dân, tập thể dục, thể thao có lợi cho sức khỏe tim mạch, hô hấp, hệ thần kinh, bảo vệ thận. Tuy nhiên, nếu tập thể dục thể thao quá sức có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
Theo bác sĩ Tùy, tập thể dục, thể thao vừa phải là với những môn thể thao nhẹ như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, trung bình 150-300 phút/tuần. Với những môn nặng hơn tập 75-150 phút/tuần. Nếu tập thể thao quá sức, cơ thể sẽ giải phóng các chất gây hủy cơ làm co mạch thận, ảnh hưởng lượng máu tới thận, ảnh hưởng đến chức năng thận.

Ảnh minh họa
Bệnh suy thận có chữa được không?
Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, nếu nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả cao, và ngược lại, nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Suy thận được chia thành 2 loại là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.
Suy thận cấp thường xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần và có thể được chữa khỏi ngay sau đó. Có trường hợp thận bị mất đi một phần chức năng nhưng sau đó sẽ phục hồi nếu được điều trị đúng cách.
Suy thận mạn thường tiến triển âm thầm, khó phát hiện nên không đưa ra phương pháp điều trị kịp thời khiến chức năng của thận ngày càng suy giảm. Đây là bệnh mạn tính nên không thể chữa trị dứt điểm, các phương pháp điều trị chỉ giúp ngăn ngừa tiến triển và bảo tồn chức năng thận còn lại. Trong trường hợp bệnh tiến triển thành giai đoạn nặng, khi chức năng thận đã bị suy giảm 85 – 90% thì bệnh nhân cần được điều trị bằng phương pháp lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Suy thận mạn nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý về tim mạch…
Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh suy thận
Xây dựng lối sống lành mạnh: Nên luyện tập thể thao hàng ngày để có thể duy trì cân nặng và nâng cao sức khoẻ. Bên cạnh đó, cần theo dõi thường xuyên và duy trì chỉ số huyết áp ở mức cho phép. Đồng thời, kiểm soát lượng đường acid uric và cholesterol có trong máu. Đặc biệt, tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Giảm ngay lượng muối, đạm và dầu mỡ trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, bổ sung thêm các loại rau, củ, quả có lợi cho sức khỏe. Đừng quên mỗi ngày phải uống từ 1,5 cho đến 2l nước.
Thăm khám bác sĩ định kỳ 6 tháng/lần hoặc ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu thận bị suy giảm chức năng để có phương pháp điều trị kịp thời.



Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ
Sống khỏe - 14 phút trướcTăng mỡ máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid trong máu bị rối loạn. Để dự phòng và điều trị các rối loạn lipid máu, chế độ ăn uống đóng một vai trò có tính quyết định.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân
Y tế - 14 giờ trướcBệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

10 loại kháng sinh tự nhiên
Sống khỏe - 18 giờ trướcThiên nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều loại thuốc để chữa lành (chống lại nhiễm trùng) và tăng cường miễn dịch. Nhiều loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ… Chúng cũng có sẵn trong bếp nhà bạn.

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp kèm tiêu chảy cấp. Được biết, bệnh nhi chưa đến độ tuổi tiêm phòng và có tiền sử viêm phổi hai lần trong những tháng đầu đời.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Sống khỏe - 1 ngày trướcRối loạn thần kinh tim không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh
Y tế - 1 ngày trướcBệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhi thực hiện 20 lần hít xà mỗi sáng, cơ thể không chỉ được kích hoạt toàn bộ mà còn giúp tăng cường cơ bắp và nhiều lợi ích sức khỏe khác...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.