Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiễm trùng, hoại tử thân thể từ thói quen tùy tiện đắp thuốc nam vô tội vạ vào vùng bị tổn thương

Thứ năm, 18:57 16/05/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Tin lời truyền miệng đắp lá chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian, nhiều người đã phải nhận những hệ lụy đau lòng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.

Mới đây, Bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) đã tiếp nhận một bé trai 9 tuổi ở Tuyên Quang được đưa tới trong tình trạng cẳng chân có vết bỏng đang chảy dịch mủ có mùi hôi thối, da bẩn cùng giấy kết dính vào vết bỏng.

Theo người nhà, bé vô tình làm cháy can cồn dẫn đến bị bỏng cả hai chân. Cậu bé được tự điều trị ở nhà bằng cách đắp thuốc nam. Tuy nhiên, sau gần nửa tháng đắp thuốc, bé đau nhiều hơn, vết bỏng có mùi hôi thối, chảy dịch, không đi lại được nên được gia đình đưa đến viện.

Bé trai bị nhiễm trùng nặng sau khi đắp thuốc nam chữa bỏng. Ảnh TL

Bé trai bị nhiễm trùng nặng sau khi đắp thuốc nam chữa bỏng. Ảnh TL

Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết, bệnh nhi bị bỏng ở mức độ 2. Nếu được đưa đến bệnh viện xử lý vết thương ngay lúc bỏng thì sẽ phục hồi nhanh chóng, thế nhưng, do không được điều trị đúng cách, hiện bệnh nhi bị nhiễm trùng nặng, nguy cơ nhiễm trùng huyết, vùng khớp gối đã bị cứng, đi lại khó khăn. Sau khi điều trị ổn định vết bỏng, bệnh nhi phải điều trị phục hồi chức năng đi lại, khôi phục khớp gối.

Trên thực tế, dù được báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng cảnh báo về những tác hại của việc lạm dụng các loại thuốc lá, thuốc nam đắp vào những vùng bị tổn thương, có vết thương hở, song nhiều hậu quả đau lòng vẫn diễn ra.

Ngay trong tháng 3 vừa qua, Trung tâm Y học dưới nước và oxy cao áp (Viện Y học biển Việt Nam) đã điều trị cho một bệnh nhân nữ bị hoại tử vết thương do đắp cao lá vối chữa bỏng. Theo lời kể, nữ bệnh nhân này bị bỏng nước sôi 2 ngày, ở nhà tự bôi cao lá vối. Sau đó, tổ chức bỏng đã bị hoại tử kèm theo đau rát, phù nề, chảy dịch mủ hôi nhiều. Sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được cắt lọc tổ chức khô, hoại tử, thay băng kết hợp điều trị tích cực oxy cao áp 2 lần/ ngày.

Hay trước đó cũng đã diễn ra nhiều vụ trẻ bị hoại tử chân tay do đắp lá thuốc nam khi bị rắn cắn. Như trường hợp bé trai 10 tuổi ở Bắc Kạn được đưa tới Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng tay đau nhức, sưng nề, hoại tử lan rộng trên mu bàn tay trái. Nặng nề hơn, vùng hoại tử đã thâm đen và lan lên cánh tay trái, lan tiếp đến vùng cổ và hố thượng đòn, cơ ngực lớn trái.

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên tự ý đắp các loại thuốc, lá cây vào vết thương hở để tránh gây hại cho sức khỏe. Ảnh: TL

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên tự ý đắp các loại thuốc, lá cây vào vết thương hở để tránh gây hại cho sức khỏe. Ảnh: TL

Người nhà bệnh nhi cho biết, khi bé bị rắn cắn, họ đã hái lá đậu lào để đắp vào vết cắn. Tuy nhiên, sau đó, bé xuất hiện các dấu hiệu trên. Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhi này cho hay, do đến viện muộn, vết hoại tử đã lan rất rộng, tuy có dấu hiệu phục hồi song liệu trình điều trị cho bệnh nhi sẽ còn nan giải. Sau khi điều trị đủ huyết thanh kháng độc và kháng sinh, bệnh nhi được chuyển Viện Bỏng Quốc gia để xử trí vết thương và hoại tử.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến một vết thương hở có thể bị nhiễm trùng, trong đó có việc tùy tiện đắp các loại lá cây, thuốc nam hay cao dán vào những vùng bị tổn thương. Nhiễm trùng không chỉ làm vết thương lâu lành mà còn là nguyên nhân khiến những vết thương chẳng đáng gì có thể bị biến chứng, thậm chí hoại tử, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, đối với những vết thương nhỏ, không sâu, trầy xước ngoài da, có rất nhiều phương pháp, bài thuốc đơn giản để xử lý. Tuy nhiên, nếu muốn trị theo Đông y thì phải bảo đảm dùng đúng cách các phương thuốc đó.

Còn với những vết thương nặng hơn như bị bỏng hay bị rắn cắn, người dân không nên tùy tiện đắp các loại lá cây hay thuốc nam theo kiểu truyền tai nhau, sử dụng bừa bãi, thiếu khoa học… Việc tự ý dùng lá, rễ cây đắp ngoài theo gợi ý của người quen mách bảo mà không theo chỉ định của thầy thuốc đều có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Do đó, để tránh tình trạng tiền mất tật mang, người bệnh và người nhà người bệnh cần tỉnh táo trước những lời đồn thổi, giới thiệu về các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, cần đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị đúng cách theo phác đồ điều trị phù hợp.

N.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 11 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 17 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 20 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Top