Nhiều bệnh chữa không khỏi chỉ vì một lý do đơn giản ít ai biết
GiadinhNet - Nhiều người bị ngứa dị ứng, mày đay, nhiệt miệng, khó ngủ…đi khám không ra bệnh, uống thuốc mãi không khỏi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì những người có triệu chứng đó có khả lớn là thiếu kẽm.

Bạn hay bị dị ứng mà không rõ nguyên nhân, rất có thể là do thiếu kẽm. Ảnh minh họa
Cháu Hưng ở Khâm Thiên, Hà Nội là một ví dụ điển hình. Cháu bị mày đay nhưng uống thuốc điều trị bệnh mày đay mãi không khỏi. Cứ hết thuốc là bệnh cháu lại tái phát. Chị Hòa, mẹ cháu Hưng đưa cháu đi các bệnh viện như Da liễu, Viện K, Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng; viện Lao…nhưng không ra bệnh. Khi chị Hòa đưa cháu Hưng đi khám ở Viện Dinh dưỡng thì được bác sĩ chẩn đoán là cơ thể thiếu kẽm.
Sau khi uống thuốc theo đơn của bác sĩ Dinh dưỡng, cháu Hưng đã khỏi bệnh mày đay. Cứ 6 tháng cháu uống một đợt thuốc kéo dài khoảng 1 tháng. Sau hai năm, cháu hoàn toàn dứt bệnh.
Tương tự, chị Thanh, 38 tuổi ở Định Công, Hà Nội. Chị Thanh mắc chứng rụng tóc và khó ngủ. Chị uống thuốc đông tây y đủ cả nhưng mãi chứng nào vẫn nguyên bệnh ấy. Cuối cùng chị đi khám dinh dưỡng thì được bác sĩ kết luận là cơ thể thiếu kẽm.
Chỉ sau hai đợt dùng thuốc theo đơn của bác sĩ dinh dưỡng, chị Thanh đã khỏi chứng mất ngủ, tóc cũng không bị rụng nữa.
Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi cơ thể thiếu kẽm sẽ rất dễ mắc phải các bệnh như khó ngủ, rối loạn thần kinh, tăng động, dị ứng, nhiệt miệng, nấm bản đồ, rụng tóc, móng chân móng tay dễ gãy, mụn trứng cá…

Thiếu kẽm cũng gây nên chứng rụng tóc. Ảnh minh họa
Những biểu hiện bất thường của cơ thể hoặc các bệnh lý khi cơ thể thiếu kẽm có thể dẫn tới các rối loạn thần kinh, góp phần tạo nên bệnh tâm thần phân liệt, gây rối loạn tập tính, kém thích nghi với các biến đổi. Nếu thiếu kẽm sẽ làm cho tóc xơ cứng, màu tóc chuyển dần từ đen sang vàng, móng tay dễ bị gãy, khi gãy chậm mọc lại, có những bớt trắng, da bị khô, sạm. Thiếu kẽm, sự nhạy cảm của vị giác bị giảm hoặc mất hẳn, ăn thức ăn có vị ngọt mà cảm thấy đắng, ăn không ngon, chán ăn, viêm niêm mạc miệng...
Số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, ở nước ta, có khoảng 30-40% trẻ em và hầu hết nữ trong tuổi sinh đẻ đều thiếu kẽm. Nguyên nhân do chế độ ăn có nhiều chất bột ít chất đạm, do chế biến (trong thực vật kẽm nằm ở phấn hoa nhụy lá mầm của hạt, xay xát nhiều làm mất kẽm), do bệnh tật (bệnh đường ruột làm cho kẽm khó hấp thu), do di truyền (bệnh acrodematis, cơ thể không hấp thu được kẽm, da bị nám xung quanh khuỷu tay, đầu gối, mặt, mông) và đôi khi do dùng thuốc (dùng sắt lâu dài sẽ cản trở sự hấp thu kẽm).
Những người có nguy cơ cao thiếu kẽm là người ăn kiêng, ăn chay thường xuyên; Người già hoặc những người tiêu thụ nhiều rượu; Thiếu kẽm cũng hay gặp ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú; Thiếu niên trong thời kỳ tăng trưởng hoặc tuổi dậy thì; Những người bị bệnh loét dạ dày, đái tháo đường hoặc tiêu chảy tái diễn, những người hệ tiêu hóa kém.
Kẽm là một trong những chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Kẽm làm tăng sinh sản (phân chia) tế bào, nhất là ở giai đoạn bào thai, lúc tuổi nhỏ, trưởng thành, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống.
Chính vì vậy, nếu thiếu kẽm, cơ thể sẽ đối mặt với những rối loạn về sức khỏe.

Những bệnh lý mắc phải khi cơ thể thiếu kẽm:
1. Khả năng miễn dịch kém
Khi cơ thể không hấp thu đủ kẽm, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu, từ đó làm cho cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và bệnh về đường hô hấp.
2. Xuất hiện mụn trứng cá
Bạn có biết 6% tổng số kẽm trong cơ thể nằm trong da của bạn? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị mụn trứng cá “tấn công” tới tấp là do nồng độ kẽm trong cơ thể thấp.
3. Dị ứng
Căng thẳng liên tục có thể ảnh hưởng tới chức năng của tuyến thượng thận gây ra sự thiếu hụt kẽm. Trong khi đó, kẽm lại đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự giải phóng histamin vào trong máu. Sự thiết hụt khoáng chất này làm nồng độ histamine vượt quá giới hạn cho phép làm bạn xuất hiện các triệu chứng dị ứng điển hình như sổ mũi, phát ban, sưng, hắt hơi… và nó cũng có thể làm tăng độ nhạy của bạn với dị nguyên (tác nhân gây dị ứng).
4. Rò rỉ ruột
Rò rỉ ruột là một hội chứng mà các hạt thức ăn không tiêu được vào máu gây ra các phản ứng miễn dịch. Tất nhiên, thiếu kẽm không phải là lý do duy nhất gây ra hội chứng rò rỉ ruột nhưng bổ sung kẽm đã được chứng minh giúp thắt chặt thành ruột, hỗ trợ điều trị hiệu quả hội chứng này.
5. Rối loạn giấc ngủ
Melatonin là một hormone tối quan trọng giúp bạn đi vào giấc ngủ. Trong khi đó, kẽm đóng một vai trò quan trọng trong cả sản xuất và khả năng hoạt động của melatonin. Vì vậy, mất ngủ cũng là một trong dấu hiệu bị thiếu kẽm.
6. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Tại Mỹ, có khoảng 6,4 triệu trẻ em được chẩn đoán mắc ADHD vào năm 2011. Rối loạn tăng động giảm chú ý là một rối loạn liên quan đến sự phát triển thần kinh. Mặc dù phương pháp chữa trị bằng vitamin và khoáng chất vẫn chưa có đủ bằng chứng để hỗ trợ điều trị ADHD nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy có một liên hệ giữa tăng động và mức độ thấp của kẽm trong nước tiểu.
7. Rụng tóc
Mức độ thấp của hormone tuyến giáp mà biểu hiện ra bên ngoài là rụng tóc có thể chỉ ra rằng cơ thể bạn không hấp thu đủ lượng kẽm thiết yếu.
8. Tăng trưởng chậm
Cơ thể con người cần kẽm cho sự tăng trưởng của hệ cơ xương khớp khỏe mạnh. Thật không may, thiếu kẽm đang ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới, ngay cả ở các nước phát triển.
9. Giảm khả năng sinh sản
Mặc dù thiếu kẽm không có khả năng làm cho bạn bị hiếm muộn nhưng nó đóng một vai trò quan trọng giúp hệ thống sinh sản của con người chạy được trơn tru. Cụ thể, ở nam giới, kẽm rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của tinh hoàn và khả năng vận động của tinh trùng. Với phụ nữ, nồng độ kẽm thấp có liên quan tới sinh non, cân nặng khi sinh thấp và nhiều vấn đề hơn nữa.
10. Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer đã trở thành “đại dịch” ở các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, Alzheimer và thiếu kẽm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ngân Khánh/Báo Gia đình & Xã hội

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 10 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 18 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.