Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát 'tấn công' trẻ, bệnh dễ trở nặng và biến chứng, bố mẹ tuyệt đối không được lơ là, chủ quan!

Thứ tư, 13:31 20/03/2024 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các chuyên gia, với điều kiện thời tiết hiện nay, không chỉ gia tăng các bệnh đường hô hấp như cúm mùa, hen phế quản... mà còn làm lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ như sởi, thủy đậu, tay chân miệng...

Cúm mùa gia tăng, những ai dễ gặp biến chứng nặng, cần đặc biệt lưu ý?Cúm mùa gia tăng, những ai dễ gặp biến chứng nặng, cần đặc biệt lưu ý?

GĐXH - Theo các bác sĩ, người cao tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ em là những đối tượng dễ gặp biến chứng khi mắc cúm.

Hiện nay, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang bước vào giai đoạn giao mùa với nền nhiệt trong ngày thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh kèm theo nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc có thể sinh sôi, gây nên nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, với điều kiện thời tiết trên, không chỉ gia tăng các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, cúm mùa, hen phế quản, viêm mũi dị ứng… mà còn làm lây lan các bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, thuỷ đậu, ho gà, tay chân miệng… Vì vậy, người dân tuyệt đối không được chủ quan, nhất là trong việc phòng ngừa bệnh cho trẻ nhỏ.

Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát 'tấn công' trẻ, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là - Ảnh 2.

Trẻ mắc thủy đậu đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Ảnh BVCC

Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát do tỷ lệ tiêm chủng thấp

Ngày 19/3, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi. Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.

Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

Theo WHO, tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong Chương trinh tiêm chúng mở rộng (TCMR) năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn quốc.

Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vaccine trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi. Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Gia tăng các ca mắc ho gà

Theo thông tin trên Hanoionline, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 18 ca bệnh ho gà, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Tuy nhiên trong khi cả năm 2023, Hà Nội chỉ có 1 ca và năm 2022 không có ca bệnh.

Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị tích cực cho 10 bệnh nhân ho gà, trong đó, có 2 bệnh nhi của Hà Nội. Theo đó, một bệnh nhi chưa được 2 tháng tuổi ở quận Bắc Từ Liêm, chưa được tiêm phòng bệnh ho gà. Và một bé gái 11 tuổi ở huyện Gia Lâm, gia đình không nhớ đã tiêm đủ 4 mũi ho gà cho con hay chưa.

Theo các chuyên gia dịch tễ, ho gà lây lan cao hơn cả cảm cúm, một người có thể lây cho 12-17 người. Trẻ em chưa được tiêm chủng vaccine ho gà đầy đủ là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh và thường biểu hiện bệnh lý nặng.

Đáng lưu ý, ho gà nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng viêm phổi, dẫn đến tử vong. Nếu không có biện pháp phòng bệnh ho gà ngay từ gia đình và cộng đồng thì dịch bệnh sẽ quay trở lại.

Cảnh báo các chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, ngày 23/2 đến ngày 1/3, Thành phố ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng. Trong đó nhiều nhất là tại quận Nam Từ Liêm (12 ca), Hà Đông (5 ca), quận Long Biên và huyện Thanh Trì mỗi nơi có 3 ca. Như vậy, từ đầu năm đến đầu tháng 3, thành phố có 125 trẻ mắc tay chân miệng (tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Cùng với bệnh tay chân miệng, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố cũng ghi nhận 147 trường hợp mắc thủy đậu (giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023).

Theo đánh giá của CDC, thời gian qua, Hà Nội đã xuất hiện một số ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học, chủ yếu ở trẻ lứa tuổi mầm non, tiểu học. Dự báo, thời gian tới Hà Nội có thể ghi nhận thêm ca bệnh, ổ dịch.

Các bác sĩ cảnh báo, trẻ bị tay chân miệng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, viêm cơ tim, viêm não và có thể dẫn tới tử vong.

Đối với thủy đậu, một số trường hợp có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng da biến chứng nhiễm trùng huyết… nếu không theo dõi, tuân thủ điều trị đúng cách.

Phòng ngừa bệnh cho trẻ

Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc trễ lịch tiêm chủng là những đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, sởi, thủy đậu… Vì vậy, để phòng ngừa bệnh cho trẻ, cần tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch đối với các bệnh có vaccine phòng bệnh như: COVID-19, sởi, thủy đậu, cúm…

Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát 'tấn công' trẻ, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia, tiêm vaccine đầy đủ là phương pháp hữu hiệu phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ

Bên cạnh tiêm phòng vaccine cho trẻ, người lớn cần kết hợp các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ để giảm mắc bệnh như không tiếp xúc gần với người mắc bệnh và nghi nhiễm; đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi đến nơi đông người; vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn; giữ vệ sinh môi trường nhà ở và xung quanh thông thoáng, sạch sẽ.

Ngoài ra, cần chú ý đến chế độ ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Một chế độ ăn khoa học là rất cần thiết với trẻ nhỏ. Đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng, chống lại các nguy cơ mắc bệnh.

Khi trẻ có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần biết cách chăm sóc, không mắc những sai lầm khiến tình trạng của bệnh nặng thêm hoặc có thể gây biến chứng.

Chẳng hạn, khi trẻ mắc thủy đậu, nhiều cha mẹ cho rằng phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm rửa cho trẻ. Đây là quan niệm sai lầm bởi trẻ có thể bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn là nhiễm trùng huyết. Trẻ mắc thủy đậu sẽ khó chịu, ngứa da, không tắm càng khiến trẻ thêm ngứa ngáy, gãi vỡ các nốt thủy đậu, dễ nhiễm trùng nặng, bội nhiễm, gây biến chứng nguy hiểm.

Với những trường hợp trẻ mắc các bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp, cha mẹ không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ hoặc sử dụng không đúng hướng dẫn sử dụng, tự ý tăng liều cho nhanh khỏi… Những sai lầm này có thể khiến vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc và sẽ rất khó khăn để điều trị các nhiễm trùng cho trẻ lần sau.

Bệnh sởi diễn biến bất thường, Bộ Y tế gửi công văn "báo động"Bệnh sởi diễn biến bất thường, Bộ Y tế gửi công văn 'báo động'

GĐXH - Ngày 19/3, Bộ Y tế có công văn số 1276/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi khi căn bệnh này đang có diễn biến bất thường.

Nguyễn Mai (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 6 giờ trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Trà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Những loại thực phẩm cần tránh xa tủ lạnh

Những loại thực phẩm cần tránh xa tủ lạnh

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Thực phẩm được lưu giữ trong tủ lạnh, tủ đông có thể kéo dài thời gian bảo quản. Nhưng có nhiều loại thực phẩm phải tránh xa tủ lạnh. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay điều thú vị này.

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Ngoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 12 giờ trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp

3 không khi ăn mướp

Sống khỏe - 14 giờ trước

Bạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 14 giờ trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Sỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 1 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Top