Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những kiến thức cơ bản về ung thư bạn cần biết

Thứ ba, 17:04 27/10/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Vừa qua, tại hội trường Học Viện Quân y (số 160 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội) đã diễn chương trình tọa đàm: “Ung thư không phải là dấu chấm hết”, nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày hội sức khỏe lần thứ nhất do Hội Nội Khoa Việt Nam tổ chức.

 

 

Tham dự sự kiện có sự góp mặt của các chuyên gia, bác sỹ đầu ngành GS.TS Nguyễn Bá Đức - Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, GS.TS Đào Văn Phan - Nguyên Trưởng khoa Dược lý, Đại học Y Hà Nội, các cơ quan thông tấn báo chí, cùng gần 200 bệnh nhân ung thư, người nhà bệnh nhân trên cả nước.

GS.TS Nguyễn Bá Đức - Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam (thứ 3, trái sang), GS.TS Đào Văn Phan - Nguyên Trưởng khoa Dược lý, Đại học Y Hà Nội (thứ 2) tại tọa đàm về ung thư.

Tại sự kiện, các chuyên gia đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của bệnh nhân ung thư xoay quanh các vấn đề như: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị, hỗ trợ điều trị, phương pháp giải độc tính hóa trị, cách chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng…v…v…cho bệnh nhân ung thư.

GS.TS Nguyễn Bá Đức nhấn mạnh: “Hiện nay, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có nhiều phương pháp chữa bệnh ung thư có hiệu quả, đem lại cơ hội chữa lành cho nhiều bệnh nhân.

Quan trọng là, khi bị ung thư cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Để tránh mắc và chống lại căn bệnh ung thư, người dân cần am hiểu những kiến thức cơ bản về ung thư cũng như các phương pháp điều trị và phòng tránh. Từ đó, có lối sống lành mạnh và khoa học”. GS cũng chỉ ra những quan niệm sai lầm về bệnh như : Ung thư do chất độc hóa học Dioxin, ung thư không được quan hệ vợ chồng, ung thư không được đi đám tang,…v…v…

Đặc biệt hơn, tọa đàm còn đề cập tới một chủ đề thiết thực, hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân và gia đình người bệnh: Làm thế nào để nâng cao thể trạng, giảm bớt tác dụng phụ của hóa xạ trị?

 

Đây chính là nội dung trọng tâm trong phần trao đổi của GS. TS Đào Văn Phan (Nguyên Trưởng khoa Dược lý, Đại học Dược Hà Nội) cập nhật những nghiên cứu khoa học về vai trò của Nano Curcumin trong hỗ trợ điều trị ung thư, giúp nhanh chóng phục hồi thể trạng của bệnh nhân ung thư và nâng cao hiệu quả của các phương pháp trị liệu truyền thống.

GS Đào Văn Phan cho biết: “Trước đây, khoa học chưa phát triển, dân ta uống nghệ nhưng cơ thể không hấp thu. Ăn vào, nó ra lại ra.

Giờ, các nhà khoa học tìm ra cách mới để curcumin trong nghệ được hấp thu dễ dàng với nano nghệ là các phân tử rất nhỏ. Nano curcumin tan trong nước dễ, hấp thu vào được máu, vào được cơ thể. Trước dù uống 4 kg nghệ nó không vào được cơ thể. Nay, nano nghệ vào máu, sẽ diệt ‘anh’  tế bào ung thư, phục hồi được việc tế bào lành.

Việc sản xuất thành công Nano Curcumin và chuyển giao thành viên mang mềm CumarGold, thực sự là một bước đột phá của các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khi ứng dụng được công nghệ nano để nâng tầm giá trị thảo dược truyền thống, đánh thức tiềm năng của cây nghệ vàng.

Ngay từ năm 2005, khi bằng sáng chế đầu tiên được cấp, Nano Curcumin trở thành tâm điểm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới với 254 bằng phát minh sáng chế của các quốc gia có nền y tế kĩ thuật phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc…

 

 

Trong đó bằng phát minh có liên quan đến ứng dụng Nano Curcumin trong hỗ trợ điều trị ung thư chiếm tỉ lệ lớn nhất (24%). Phân tích riêng về 24% các bằng liên quan đến ung thư thì thấy trong đó, 16% là ung thư vú, 10% là u hắc tố, 10% là ung thư tuyến tiền liệt, 10% là ung thư phổi, 9% là ung thư máu …”.

Đặc biệt trong buổi tọa đàm lần này, khách mời đã được lắng nghe câu chuyện cảm động của hai bệnh nhân ung thư nổi tiếng: nghệ sỹ Hán Văn Tình, cô gái ung thư máu có nghị lực sống phi thường Hoàng Diệu Thuần, những minh chứng sống động, những tấm gương sáng đầy lạc quan và niềm tin vào cuộc sống, tiếp thêm sức mạnh cho những bệnh nhân ung thư trên cuộc hành trình dài đầy gian nan chiến đấu với bệnh tật.

Nghệ sĩ Hán Văn Tình chia sẻ: “Tôi đã từng rất sốc và tuyệt vọng khi biết tin mình mắc bệnh. Tôi từng nghĩ rất nhiều đến ung thư và cái chết. Nhưng khi chứng kiến những người thân của mình khóc hết nước mắt, tôi nghĩ, chính bản thân mình phải là người cứng rắn nhất. Số tôi may vì có quý nhân phù trợ. Bạn bè, đồng nghiệp, khán giả, các chuyên gia đã giúp tôi vượt qua bệnh tật. Với tôi bây giờ ung thư không còn đáng sợ nữa. Nếu phát hiện sớm, dùng thuốc đúng chỉ định, tinh thần lạc quan thì ung thư sẽ sợ mà chạy”.

 

 

Cô gái “Như hoa hướng dương” Hoàng Thị Diệu Thuần lại khiến cả hội trường, đặc biệt là GS.TS Nguyễn Bá Đức không khỏi khâm phục và xúc động trước nghị lực sống, niềm đam mê với công việc mãnh liệt. Cô nhắn gửi tới các bệnh nhân ung thư khác một thông điệp: “Các bạn không đơn độc trong cuộc chiến cam go với ung thư, hãy sống như những chiến binh khi đối đầu với bạo bệnh và tin vào những tiến bộ của y học hiện đại. Chúng ta hoàn toàn có niềm tin và cơ hội”.

Hoàng Thị Diệu Thuần tâm sự: Do chịu tác dụng phụ của thuốc nên em bị lở loét miệng, chán ăn, da dẻ khô lại và cháy đen, chân tay co quắp, mọi hoạt động phải nhờ người giúp đỡ. Em đã uống thuốc theo chỉ dẫn  của bác sỹ và dùng thêm CumarGold nên cân năng tăng từ 34 kg lên 40 kg, sức khỏe được cải thiện rất nhiều.

PV/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngay từ 20 tuổi phụ nữ nên duy trì 4 thói quen này để ngăn việc già đi quá nhanh, nuôi dưỡng collagen đến tuổi 50

Ngay từ 20 tuổi phụ nữ nên duy trì 4 thói quen này để ngăn việc già đi quá nhanh, nuôi dưỡng collagen đến tuổi 50

Sống khỏe - 4 giờ trước

Đừng chờ đến tuổi 30 hay 40 mới bắt đầu chăm sóc sức khỏe. Những gì bạn làm từ tuổi 20 - dù là nhỏ nhất - đều sẽ góp phần giúp bạn bước vào tuổi 50 với làn da tươi trẻ, tinh thần nhẹ nhõm và một sức khỏe đáng ngưỡng mộ.

Nghiên cứu mới phát hiện vi nhựa có thể "len lỏi" vào rau theo cách thức không ngờ

Nghiên cứu mới phát hiện vi nhựa có thể "len lỏi" vào rau theo cách thức không ngờ

Sống khỏe - 10 giờ trước

Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Nature vào ngày 9/4 đã chỉ ra cách vi nhựa “len lỏi” vào cây cối và rau.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người bình thường có cần tăng cơ?

Người bình thường có cần tăng cơ?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nhiều người cho rằng chỉ những ai tập luyện thể hình mới cần tăng cơ. Tuy nhiên, kể cả người bình thường muốn giữ dáng hay tăng cường sức khỏe đều cần có lượng cơ khỏe mạnh...

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Ít ăn trái cây và rau củ có sao không?

Ít ăn trái cây và rau củ có sao không?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Rau củ và trái cây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của con người, không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU  ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Top