Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lưu ý về tiêm ngừa cho trẻ

Thứ tư, 07:00 25/02/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Với nhiều bằng chứng khoa học, ngày nay, tiêm ngừa được xem là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả cho bé cưng. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn từng thời điểm thích hợp cho bé có được kháng thể phòng bệnh. Những gợi ý của Ths – BS Tống Thanh Sơn – Khoa Trẻ em lành mạnh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM – sẽ giúp các bà mẹ chuẩn bị tốt hơn trước khi đưa bé đi tiêm ngừa.

Chuẩn bị trước tiêm ngừa

- Mặc cho bé quần áo thật đơn giản. Điều này giúp bác sĩ dễ thao tác khi khám và tiêm.

- Cho bé ăn hoặc bú vừa phải trước giờ tiêm. Không để bé quá no vì dễ gây ọc những cũng không để bé đói vì sẽ dễ hạ đường huyết sau khi tiêm.

- Vệ sinh thân thể bé sạch sẽ nhằm hạn chế nhiễm trùng.

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sức khỏe của bé (đặc biệt là sổ tiêm ngừa trước đó)

- Thông báo thật kỹ cho nhân viên y tế về tình trạng bệnh cấp của bé trước khi tiêm (nếu có)

Lịch tiêm chủng

Chương trình tiêm chủng quốc gia: theo chuyên viên y tế, bà mẹ nên đưa trẻ tiêm ngừa theo đúng lịch tiêm chủng để việc phòng ngừa bệnh cho bé đạt được hiệu quả tối ưu (trừ những trường hợp hoãn tiêm).

Tiêm chủng ngừa bệnh Thời điểm tiêm
Lao (BCG) Sơ sinh
Viêm gan siêu vi B Sơ sinh – 2 tháng – 4 tháng
Bạch hầu – uốn ván – ho gà – bại liệt (DTC – sabin) 2 tháng – 3 tháng – 4 tháng
Sởi 9 tháng

Tương lai: vaccine đối với hemophilus influenza type B

(thường gây viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa…)

2 tháng – 3 tháng – 4 tháng

Những vaccine nên sử dụng thêm (không bắt buộc):

Tiêm chủng ngừa bệnh Tổng số mũi Thời điểm tiêm Thời điểm tiêm nhắc lại (nếu có)
Cúm mùa (không phải H1N1)   6 tháng Tiêm nhắc lại hằng năm
Viêm não Nhật Bản B 3 mũi 12 tháng  
Thủy đậu   12 tháng Có thể cần tiêm nhắc
Sởi – quai bị - rubella 2 mũi 12 – 15 tháng Sau 3 năm
Bạch hầu – uốn ván – ho gà – bại liệt – viêm gan B     Lúc 16 – 18 tháng
Viêm gan siêu vi A 2 mũi 12 tháng Sau 6 tháng
Não mô cầu A C   2 tuổi Lặp lại sau mỗi 3 năm
Thương hàn   5 tuổi Sau 3 năm
Dại   Khi bị chó cắn  
Phế cầu   Thường tiêm cho những trẻ có nguy cơ cao: suyễn, cắt lách, chuẩn bị ghép tạng  
Vaccine dạng uống: rota virus (thường gây bệnh tiêu chảy cấp nặng)   2 tháng Uống lặp lại sau 1 tháng

Tất cả vaccine đều phải được tiêm đúng thời gian quy định của Bộ Y tế và nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần hoãn tiêm sau đó tiêm ngừa lại thì không cần phải bắt đầu lại mà vẫn tiếp tục tiêm theo lịch tiếp theo.

Số lượng mũi tiêm trong một lần

Một nguyên tắc trong tiêm ngừa là 2 vaccine sống không tiêm gần quá 4 tuần (lao, sởi, thủy đậu…), ngoài ra không chống chỉ định các loại vaccine tiêm chung với nhau. Tuy nhiên, việc tiêm nhiều hơn 1 mũi vaccine ngoài việc tăng đau đớn cho trẻ thì khi có tình trạng phản ứng xảy ra, rất khó theo dõi là do vaccine nào gây nên. Do vậy, tốt nhất nên tiêm 1 vaccine/ lần tiêm. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt: nhà xa, ghép tạng… có thể chỉ định từ 2 vaccine phù hợp trở lên.

Tốt nhất nên tiêm 1 vaccine/ lần tiêm.

Tốt nhất nên tiêm 1 vaccine/ lần tiêm.

Phản ứng thường gặp

- Phản ứng toàn thân: sốt (thường 2 ngày), hơi quấy, biếng ăn tạm thời.

- Phản ứng tại chỗ: đau, hơi sưng đỏ tại chỗ tiêm.

- Phản ứng đặc hiệu riêng với từng loại vaccine: BCG (vết loét tại chỗ tiêm sau 6 – 8 tuần, nổi hạch nách cùng bên tiêm), sởi (nổi vài dát hòng ban rải rác 1 -3 ngày sau)…

Chăm sóc bé sau tiêm

- Chườm mát nơi tiêm.

- Cho bé uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn.

- Mặc đồ thoáng cho bé.

- Cho bé uống thuốc hạ sốt khi cần.

- Quay lại cơ sở y tế ngay khi nhận thấy có phản ứng bất thường nơi bé.

Thời điểm không nên tiêm ngừa

Không nên tiến hàng tiêm ngừa khi bé đang bị sốt.

Không nên tiến hành tiêm ngừa khi bé đang bị sốt.

1. Sức khỏe bé không tốt do:

- Mắc bệnh, đặc biệt là đang sốt.

- Có dấu hiệu dị ứng.

- Có biểu hiện kích động, có vấn đề về não, thần kinh.

- Đang trong tình trạng suy giảm miễn dịch mắc phải (nhiễm HIV) hay bị bệnh bẩm sinh (tạm thời đang uống thuốc ức chế miễn dịch: gamma globulin, corticoid… trong vòng 3 tháng).

- Có phản ứng không tốt ở lần tiêm ngừa trước.

2. Trẻ có truyền máu trong vòng 1 năm.

3. Trẻ có tiêm vaccine trong vòng 4 tuần.

Để xác định các trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám hoặc tham khảo ý kiến của chuyên viên y tế trước khi quyết định cho bé tiêm ngừa.

Thiên Trúc

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 2 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 13 giờ trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 1 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 1 ngày trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Top