'Phá thế độc quyền' vàng miếng: Doanh nghiệp, ngân hàng thương mại sắp được sản xuất, giao dịch vàng?
GĐXH - Các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, hiệp hội (gọi chung: các đơn vị) đã có những góp ý sửa đổi dự thảo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Đề xuất doanh nghiệp, ngân hàng thương mại được sản xuất, nhập khẩu vàng
Theo đó, các đơn vị cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng hành lang pháp lý và lộ trình cho phép triển khai thêm các sản phẩm khác để hỗ trợ thanh khoản của thị trường như: vàng kỳ hạn, chứng chỉ vàng, tiết kiệm/cho vay vàng, sàn giao dịch vàng quốc gia…
Các đơn vị này đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung điều khoản cho phép doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sản xuất vàng miếng;
Xuất, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu được thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá với vàng tài khoản hoặc thị trường quốc tế.
Đồng thời, đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có giấy phép nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu được mua vàng kỳ hạn từ nước ngoài;

Các đơn vị này đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung điều khoản cho phép doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sản xuất vàng... Ảnh: Bảo Loan
Bổ sung cơ chế cho phép tổ chức tín dụng có giấy phép xuất, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu; có giấy phép sản xuất vàng miếng được ủy quyền cho công ty con của tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động theo giấy phép của tổ chức tín dụng.
Giải trình về những ý kiến trên trong báo cáo gửi các đơn vị, Ngân hàng Nhà nước cho hay, khoản 2 Điều 112 Luật các Tổ chức tín dụng quy định: "Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối, cung ứng sản phẩm phái sinh; điều kiện, hồ sơ thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối, kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại".
Sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 24 được ban hành, Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát, sửa đổi, thêm các quy định có liên quan để tạo cơ sở cho ngân hàng thương mại có thể cung ứng sản phẩm phái sinh về vàng…
Đặc biệt, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản sẽ được nghiên cứu, hướng dẫn cùng với việc hình thành sở giao dịch vàng tập trung. Song, tại dự thảo nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đề xuất chưa sửa đổi quy định này.
'Cú hích' quan trọng giúp thị trường vàng vận hành minh bạch, cạnh tranh hơn?
Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng việc bổ sung quy định cho phép các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại kinh doanh vàng miếng sẽ đi ngược lại với quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, giải trình của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, căn cứ Điều 114 Luật các Tổ chức tín dụng 2024, ngân hàng thương mại được phép kinh doanh vàng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Việc cấp phép cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo cho thị trường vàng cạnh tranh, công khai, minh bạch hơn và đã được Ngân hàng Nhà nước giải trình cụ thể tại các báo cáo, tờ trình gửi lấy ý kiến rộng rãi.

Mặc dù nhiều điểm lợi trong đề xuất "nới" cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại sản xuất, xuất nhập khẩu vàng nhưng một số ý kiến cho rằng, NHNN cần nghiên cứu kỹ và việc triển khai cần thận trọng, có lộ trình rõ ràng để tránh biến tướng và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. Ảnh: Bảo Loan
Theo các chuyên gia, nội dung mới về sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP và định hướng của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến kinh doanh vàng có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho thị trường và các chủ thể liên quan, như: Có lợi cho thị trường vàng là minh bạch và cạnh tranh hơn thông qua việc xóa bỏ độc quyền Nhà nước trong sản xuất vàng miếng một cách có kiểm soát và hình thành sở giao dịch vàng tập trung;
Có lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng thương mại là tăng cơ hội và công cụ phòng vệ thông qua việc được phép cấp phép, sản xuất, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu, được phép sử dụng các công cụ phòng ngửa ngủi ro giá...;
Đặc biệt, người dân và nhà đầu tư cá nhân đa dạng hóa sản phẩm - kênh đầu tư và hoạt động quản lý nhà nước có thể kiểm soát thị trường tốt hơn...
Đây được kỳ vọng là cú hích quan trọng giúp thị trường vàng vận hành minh bạch, cạnh tranh hơn, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp, ngân hàng thương mại có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ thanh khoản.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, NHNN cần nghiên cứu kỹ và việc triển khai cần thận trọng, có lộ trình rõ ràng để tránh biến tướng và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính.

Đề xuất giữ mức giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết 2026: 'Túi tiền' người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế được lợi thế nào?
Xu hướng - 1 ngày trướcGĐXH - Theo Bộ Tài chính, điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu không chỉ tác động trực tiếp đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước, chỉ số CPI, kiềm chế lạm phát, mà còn góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu thụ xăng dầu và giảm các chi phí gián tiếp đến tiêu dùng các sản phẩm, hàng hóa khác.

Đề xuất tiếp tục giữ mức giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Xu hướng - 2 ngày trướcGĐXH - Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2026. Với mức giảm đang áp dụng 50%, mức thuế sau giảm đối với xăng (trừ etanol) là 2.000 đồng/lít, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 600 đồng/lít.

Cuối năm nay có xảy ra 'sốt' đất?
Xu hướng - 2 ngày trướcGiá bất động sản tiếp tục tăng cao khiến nhiều người lo ngại về việc sẽ xảy ra một cơn "sốt" đất vào cuối năm nay.

Việt Nam có ‘kho vàng đen’ 274.000 tấn, Mỹ mua lượng lớn bất ngờ
Xu hướng - 4 ngày trướcNăm nay, 'kho vàng đen' của Việt Nam có sản lượng lên tới hơn 274.000 tấn. Nhiều quốc gia đang mạnh tay gom mua với giá cao, trong đó Mỹ là khách hàng lớn nhất.

Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua
Xu hướng - 1 tuần trướcSau 2 năm kinh doanh quán cà phê, anh Hùng đã phải đóng cửa với gánh nợ gần 1,5 tỷ đồng. Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng phát hiện một sai lầm lớn khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.

Việt Nam sở hữu hơn 180.000 ha 'sản vật' quý hiếm của thế giới, thu về 123 triệu USD kể từ đầu năm
Xu hướng - 1 tuần trướcXuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay.

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ
Xu hướng - 1 tuần trướcĐầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 1 tuần trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 1 tuần trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường
Xu hướngGĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.