Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phú Quang và những lần thay đổi tài tình cho thơ

Thứ bảy, 13:05 11/12/2021 | Giải trí

GiadinhNet - Nếu "Hà Nội phố" của Phan Vũ là cảm xúc sau chiến tranh thì "Em ơi Hà Nội phố" của Phú Quang là nỗi nhớ và tình yêu của thời bình.

Nhạc sĩ Phú Quang như tôi biết…Nhạc sĩ Phú Quang như tôi biết…

GiadinhNet - Nhạc sĩ Phú Quang qua đời ngày hôm qua (8/12) đã để lại sự tiếc thương vô hạn với người nghe nhạc. Đương thời, ông được coi là "nhà Hà Nội" khi dành trọn vẹn tình yêu cho mảnh đất ấy, để rồi cống hiến một di sản ca khúc để đời cho Hà Nội.

Là người phổ nhạc rất nhiều bài thơ, nhạc sĩ Phú Quang không câu nệ đó là nhà thơ nổi tiếng hay vô danh. Có những bài ông được giới thiệu, rồi bạn bè nhờ vả cũng nhiều nhưng có bài là do ông tự tìm đến, vì thấy đồng cảm. 

Gọi là phổ thơ nhưng có nhiều bài nổi tiếng, nhạc sĩ chỉ lấy ý, lấy tứ. Khi xử lý một bài thơ nào đó, ông không lệ thuộc vào lời thơ nguyên bản quá nhiều mà căn cứ vào cảm xúc cá nhân khi tiếp cận nó. Ông cũng chỉ phổ khi bài thơ ấy khiến ông tìm thấy cảm xúc của mình, để sự đồng điệu được chắp cánh. Vì thế, thơ và nhạc có sự hoà quện, gắn bó như của chính tác giả vậy. 

Phú Quang và những lần thay đổi tài tình cho thơ  - Ảnh 2.

Một bài hát nổi tiếng được nhiều người nhắc đến là "Em ơi Hà Nội phố", phỏng theo bài thơ "Hà Nội phố" của cố nhà thơ Phan Vũ (ông vốn là đạo diễn sân khấu – điện ảnh, hoạ sĩ) có thể nói là điển hình trong cách phổ thơ "thương hiệu" Phú Quang.

Bài "Hà Nội phố" vốn là trường ca dài 443 câu, chia thành 24 khổ, được Phan Vũ viết vào những ngày tháng Chạp năm 1972 - những ngày bi thương của Hà Nội. Bài thơ có đề từ là "Gửi những người Hà Nội đi xa".

Trong 443 câu, nhạc sĩ Phú Quang chỉ lấy 6 câu nguyên bản. Gồm ba câu mở đầu trong bài thơ (cũng là mở đầu cho bài hát): "Em ơi! Hà Nội phố/Ta còn em mùi hoàng lan/Ta còn em mùi hoa sữa"; "Ta còn em một màu xanh thời gian"; và: "Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố/Bỗng thấy mình không nhớ nổi con đường".

Phú Quang và những lần thay đổi tài tình cho thơ  - Ảnh 3.

Nhà thơ Phan Vũ

Còn lại, ông chỉ "nhặt" vài ý nhỏ trong trường ca, như: "Ai đó chờ ai, tóc xoã vai mềm" trong ý thơ: "Ta còn em một gốc cây/Một cột đèn/Ai đó chờ ai?/Tóc cắt ngang/Xoã xoã bờ vai". 

Điều đặc biệt ở ca khúc này là từ bài thơ nói về sự buồn thương, nỗi xót xa khi Hà Nội tang tóc trong trận dội bom của không quân đế quốc Mỹ năm 1972, nhạc sĩ Phú Quang - ở thời điểm năm 1986 – đã đưa bài hát thành thời đại của mình, cảnh sống của mình (khi nhạc sĩ đang sống ở Sài Gòn). Những câu thơ lột tả về sự mất mát trong chiến tranh, nhạc sĩ chỉ nhắc nhớ ký ức một cách ẩn dụ: "Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông/Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông/Mảnh trăng mồ côi mùa đông/Mùa đông năm ấy/Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ".

Phú Quang và những lần thay đổi tài tình cho thơ  - Ảnh 4.

Nhạc sĩ Phú Quang trong vòng tay người hâm mộ

 Nếu như Phan Vũ gợi nỗi tiếc thương với người đã đi xa thì Phú Quang là sự nhớ nhung của người mong ngóng trở về. Nếu "Hà Nội phố" là cảm xúc sau chiến tranh thì "Em ơi Hà Nội phố" là tình yêu của thời bình. 

Vì thế, bài hát không có ký ức đau thương như: "Em ơi! Hà Nội - phố.../Ta còn em mảnh đại bác/Ghim trên thành cổ/Một thịnh, một suy/Thời thế/Lẽ hưng vong/Người qua đó hững hờ bài học sử..."; 

Hay nỗi đau: "Đôi tân hôn chưa kịp nằm chiếu hoa/Đã có tên trong vòng hoa tưởng niệm..."; mà là cảm giác bâng khuâng, nhớ nhung về Thủ đô với cảm xúc lãng mạn, hào hoa mà cũng đầy buồn thương, day dứt của người đi xa nhớ về. "Tôi yêu Hà Nội, tình yêu cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc lá, trong phút ngông cuồng tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác" – nhạc sĩ Phú Quang từng tâm sự về nỗi nhớ Hà Nội trong những ngày nặng gánh mưu sinh. 

"Em ơi Hà Nội phố" do Hồng Nhung thể hiện được nhạc sĩ Phú Quang thích vì "nó dung dị hơn cả"

Dù vậy, có lần nhạc sĩ Phú Quang tâm sự rằng phải đến 10 năm sau, "Em ơi Hà Nội phố" mới trở nên nổi tiếng. Ngược với bài "Mẹ" của ông, chỉ 1 năm sau đã được phổ biến rộng rãi. Thậm chí, khi mới được phát lần đầu, có nhiều người hoảng hốt nói: "Ông viết như thế sắp mất Hà Nội đến nơi rồi!". Vậy mà 10 năm sau, nó là một trong những bài hát hay nhất về Hà Nội.

Gọi là phổ thơ nhưng Phú Quang chỉ nhặt ý, lẩy ý chứ ít khi lấy nguyên của bài. Như bài "Đâu phải bởi mùa thu" được dựa theo bài thơ "Yên tĩnh" của nữ sĩ Giáng Vân viết năm 1983. Từ "đá núi trụi trần vết tạc thời gian" trong thi ca sang "đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian", hay "cây lá có rơi nhiều, xin đừng hỏi mùa thu" thành "lá trút rơi nhiều, đâu phải bởi mùa thu" được cho là sắc và tinh tế hơn.

Sau này, có nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện "Em ơi Hà Nội phố" như Ngọc Tân, Bằng Kiều, Thanh Lam, Mỹ Linh, Cẩm Vân, Tuấn Ngọc... nhưng nhạc sĩ Phú Quang nói rằng ông thích bản thể hiện của Hồng Nhung hơn cả "vì Hồng Nhung đã hát bằng cách dung dị nhất".

Với bài "Hà Nội ngày trở về" cũng vậy. Trong bài thơ, nhà thơ Doãn Thanh Tùng viết những câu mà theo nhạc sĩ là "rất ghê": "Hà Nội ơi, tôi đã cất giữ người cẩn thận/Như dưới làn da kia dẫu đã héo nhàu, máu vẫn âm thầm chảy"; Hay: "Mỗi lần ra đi/Nặng nề như có chửa/Và vội vàng của một kẻ tham lam". Bằng sự tinh tế, nhạy cảm và tài hoa, nhạc sĩ Phú Quang đã khiến ca khúc trở nên lãng mạn và da diết hơn. 

Nhà thơ Hồng Thanh Quang - tác giả Khúc mùa thu và nhạc sĩ Phú Quang

Nhà thơ Hồng Thanh Quang - tác giả Khúc mùa thu và nhạc sĩ Phú Quang

Ngược lại, có bài ông gần như giữ nguyên, chỉ thay đúng 1 từ là bài "Khúc mùa thu" của nhà thơ Hồng Thanh Quang. "Sẽ chỉ còn quầng thu thuở ấy/Mãi cô đơn vằng vặc giữa trời", nhạc sĩ đổi: "Sẽ chỉ còn quầng thu thuở ấy/Nỗi cô đơn vằng vặc giữa trời".

Những ngày này khi người nhạc sĩ tài hoa ấy đã mãi mãi rời xa, người yêu Hà Nội, yêu tiếng lòng của ông cảm giác như người thân của mình vừa đi xa. Và có lẽ, một phần nào đó của Hà Nội dường như cũng đi theo Phú Quang.

Ước chừng, nhạc sĩ Phú Quang từng phổ nhạc khoảng 100 bài thơ. Trong đó có nhiều cái tên nổi tiếng như: Phan Vũ, Thanh Tùng, Hữu Thỉnh, Thái Thăng Long, Ý Nhi, Hoàng Hưng, Giáng Vân, Thảo Phương, Phan Đan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Dương Tường, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Trọng Tạo, Trương Nam Hương, Trần Anh Thái, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Hải Thảo, Tạ Quốc Chương, Trần Hữu Lục, Hồng Thanh Quang, Từ Kế Tường, PN Thường Đoan, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thị Hoàng, Chu Hoạch...


Lê Thanh Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngọc Trinh lại gây tranh cãi với trang phục hở bạo

Ngọc Trinh lại gây tranh cãi với trang phục hở bạo

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Sau một thời gian ít xuất hiện, lần trở lại này của Ngọc Trinh tiếp tục gây chú ý với trang phục xuyên thấu, cắt xẻ táo bạo.

Xuất hiện trong video gây tranh cãi, Hương Baby - vợ ca sĩ Tuấn Hưng lên tiếng

Xuất hiện trong video gây tranh cãi, Hương Baby - vợ ca sĩ Tuấn Hưng lên tiếng

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Doanh nhân Hương Baby - vợ ca sĩ Tuấn Hưng vừa lên tiếng về khoảnh khắc đang gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nữ diễn viên xuất thân từ fashionista đang gây sốt khi đảm nhận nữ du kích 'Địa đạo' là ai?

Nữ diễn viên xuất thân từ fashionista đang gây sốt khi đảm nhận nữ du kích 'Địa đạo' là ai?

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Fashionista Hồ Thu Anh đang gây chú ý khi đảm nhận vai nữ chiến sĩ du kích quả cảm trong phim "Địa đạo". Đời thường, Hồ Thu Anh sở hữu nhan sắc cá tính với mái tóc ngắn và gương mặt góc cạnh.

Diễm My 9X gây ngỡ ngàng với nhan sắc 'gái một con'

Diễm My 9X gây ngỡ ngàng với nhan sắc 'gái một con'

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Diễm My 9X dù đã sinh con nhưng mỗi lần xuất hiện lại khiến fan trầm trồ khi vẫn giữ được vóc dáng thon gọn, nhan sắc thăng hạng chuẩn "gái một con".

Gia đình Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lại nhận tin vui

Gia đình Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lại nhận tin vui

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh từ khi lấy chồng đã liên tục đón nhận những tin vui trong công việc lẫn cuộc sống. Mới đây, chồng của cô lại nhận thêm chức Chủ tịch tại một công ty.

Phim về đất thép Củ Chi – 'Địa đạo' thu 12 tỷ đồng sau một ngày ra rạp

Phim về đất thép Củ Chi – 'Địa đạo' thu 12 tỷ đồng sau một ngày ra rạp

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Khởi chiếu từ 19h ngày 2/4, phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã thu về gần 12 tỷ đồng, tính đến trưa 3/4.

'Mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh và Trương Ngọc Ánh hội ngộ màn ảnh rộng

'Mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh và Trương Ngọc Ánh hội ngộ màn ảnh rộng

Xem - nghe - đọc - 11 giờ trước

GĐXH - Ngôi sao điện ảnh Kiều Chinh, Trương Ngọc Ánh hội ngộ trong dự án điện ảnh quốc tế "Chrysalis - Chiếc kén" của đạo diễn người Mỹ - Jordan Schulz.

NSND Xuân Bắc xúc động, mong muốn khán giả trẻ ủng hộ và đi xem ‘Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối’

NSND Xuân Bắc xúc động, mong muốn khán giả trẻ ủng hộ và đi xem ‘Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối’

Xem - nghe - đọc - 13 giờ trước

GĐXH - Sau khi xem xong phim “Địa Đạo”, NSND Xuân Bắc xúc động và bày tỏ mong muốn khán giả tích cực ủng hộ bộ phim, nhất là các bạn trẻ.

Nữ diễn viên quê Hà Tĩnh đóng vai vợ Doãn Quốc Đam trong 'Phố trong làng' có đời thực ra sao?

Nữ diễn viên quê Hà Tĩnh đóng vai vợ Doãn Quốc Đam trong 'Phố trong làng' có đời thực ra sao?

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Lệ Quyên - nữ diễn viên quê Hà Tĩnh từng gây ấn tượng với khán giả qua vai diễn Thương trong "Phố trong làng". Sau ít năm phim lên sóng, cuộc sống đời thực nữ diễn viên xứ Nghệ ra sao?

MC Cát Tường đóng cửa sân khấu sau 7 tháng hoạt động

MC Cát Tường đóng cửa sân khấu sau 7 tháng hoạt động

Giải trí - 15 giờ trước

MC Cát Tường quyết định đóng cửa sân khấu mang tên mình ở Quận 1, TPHCM kể từ ngày 1/4.

Top