Quảng Bình: Đẩy mạnh tầm soát dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số
GiadinhNet - Trong những năm qua, công tác DS - KHHGĐ Quảng Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phần lớn người dân đã chấp nhận thực hiện quy mô gia đình 2 con để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; chất lượng dân số từng bước được cải thiện... Tuy nhiên, công tác DS - KHHGĐ hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Tỷ lệ sinh con thứ 3 gia tăng mạnh ở một số địa phương của Quảng Bình, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, ven biển. Ảnh: T.H
Chưa đạt mức sinh thay thế
Năm 2017, tỷ suất sinh là 14,920/oo, giảm 0,610/oo so với năm 2016; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 13,84%, giảm 0,81%; tổng các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 41.859 người, đạt 103% kế hoạch... Bên cạnh đó, các hoạt động cung cấp dịch vụ KHHGĐ được tiếp tục duy trì thường xuyên tại các trạm y tế có đủ điều kiện; các dự án, đề án, mô hình, như: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tiếp tục được thực hiện ngày càng hiệu quả.
Tuy nhiên hiện nay, toàn quốc đã đạt được mức sinh thay thế, định hướng chuyển trọng tâm DS - KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Trong khi các tỉnh, thành đã đạt mức sinh thay thế và đang tập trung nguồn lực nhằm giải quyết về cơ cấu dân số và nâng cao chất lượng dân số, Quảng Bình vẫn là địa phương chưa đạt được mức sinh thay thế, chất lượng dân số còn hạn chế, nhiều vấn đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản còn bất cập... Những năm gần đây, mức sinh của Quảng Bình còn cao. Tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có giảm nhưng chậm và chưa thật vững chắc, đang có chiều hướng gia tăng trở lại ở một số địa phương. Cụ thể, thị xã Ba Đồn, tỷ lệ con thứ 3 chiếm 20,6%, Lệ Thủy 19,9%, Tuyên Hóa 19,4%, Minh Hóa 19,3%. Số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ năm 2015 là 2,22 con, tăng lên 2,35 con năm 2016 (để đạt mức sinh thay thế là bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con).
Tỉ số giới tính khi sinh tại Quảng Bình so với các tỉnh, thành khác trên cả nước không cao nhưng lại có xu hướng mất cân đối ở một số địa phương, Theo thống kê chuyên ngành của Trung tâm DS - KHHGĐ các huyện, thị xã, tỷ số giới tính khi sinh Quảng Bình năm 2017 là 108 trẻ trai/100 trẻ gái, có giảm so với năm 2016. Một số địa bàn, tỉ số này đang khá cao, như: TP Đồng Hới 122 trẻ em nam/100, huyện Bố Trạch 115/100 trẻ em nữ, huyện Tuyên Hoá, Quảng Ninh 113/100. Điều này cho thấy tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Quảng Bình xảy ra ở cả thành thị lẫn nông thôn, cả miền xuôi cũng như miền ngược.
Ngoài ra, việc triển khai các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng dân số ở địa phương còn rời rạc, chưa thường xuyên, kinh phí đầu tư cho các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng dân số còn hạn hẹp, chưa mở rộng được địa bàn triển khai của các mô hình, đề án. Tình trạng quan hệ tình dục sớm, có thai tuổi vị thành niên, phá thai không an toàn, ly hôn, ly thân sớm trong giới trẻ có chiều hướng gia tăng. Tình trạng nam nữ thanh niên tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở một số dân tộc ít vẫn còn tồn tại, để lại những hậu quả, hệ lụy làm giảm chất lượng dân số của các thế hệ tương lai.
Những khó khăn thách thức trên đòi hỏi Quảng Bình phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện công tác dân số trong thời gian tới trên cả 3 lĩnh vực quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số.
Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Tại Quảng Bình, theo số liệu từ Sở LĐTB&XH, ước tính mỗi năm có khoảng 250 trẻ em (khoảng 2%) bị dị tật bẩm sinh được sinh ra, con số này sẽ tiếp tục tăng lên nhiều lần nếu như không có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chi Cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ Quảng Bình cho biết: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai tại Quảng Bình trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ từ năm 2009 đến nay với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ và Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh thuộc Trường ĐH Y - Dược Huế.
Qua thời gian thực hiện, nhận thức của người dân đã có sự cải thiện đáng kể, số trẻ em và phụ nữ mang thai được tư vấn và tham gia sàng lọc trước sinh và sơ sinh tăng dần qua các năm. Trong năm 2017, với tổng số gần 500 ca sàng lọc sơ sinh đã phát hiện 7 ca có nguy cơ cao thiếu men G6PD và 1 ca suy giáp bẩm sinh. Tuy nhiên, so với tổng số phụ nữ mang thai và trẻ sinh ra trong năm, số lượng thai phụ và trẻ sơ sinh được sàng lọc còn hạn chế, có thể là do nhiều người còn e ngại khi thực hiện sàng lọc. Sự e ngại này bắt nguồn từ các quan niệm xã hội và sự hiểu biết chưa đầy đủ, chưa sâu về tính nhân văn cũng như tính khoa học của chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị và yếu tố nhân lực ở các cơ sở y tế tại các tuyến cũng là một trong những khó khăn ảnh hưởng đến tính toàn diện khi triển khai thực hiện chương trình.
Trước thực trạng đó, để nâng cao chương trình Sàng lọc trước sinh và sơ sinh, cần có cơ chế, chính sách phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện như: Hỗ trợ nguồn lực và dần thực hiện xã hội hóa các dịch vụ sàng lọc trước sinh - sơ sinh để người dân tự chi trả một phần chi phí nhằm chia sẻ gánh nặng ngân sách. Nhà nước chỉ tập trung hỗ trợ cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế - dân số về kỹ năng tư vấn, tuyên truyền, thực hiện kỹ thuật dịch vụ; tập trung truyền thông, vận động, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chương trình Sàng lọc trước sinh - sơ sinh. Các thai phụ và sản phụ cần được tuyên truyền, tư vấn về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, coi đó là phương châm phòng bệnh sớm, can thiệp sớm và là chiến lược sức khỏe con người; chú trọng sự phối hợp, vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể đối với chương trình Sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, thời gian tới, để giải quyết những thách thức trong công tác DS - KHHGĐ, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ; thực hiện hiệu quả các hoạt động về nâng cao chất lượng dân số qua các mô hình, đề án; tập trung chỉ đạo, tuyên truyền để giảm sinh ở những địa bàn có mức sinh còn cao; đề xuất các giải pháp khống chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho Dân số và Phát triển.
T.Hoa - M.Trang

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 1 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRa máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.