Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rối loạn nhịp tim, bé 6 tuổi nhập viện vì thuốc nhỏ mũi của người lớn, cảnh báo sai lầm dễ mang họa cho trẻ

Thứ ba, 10:25 04/04/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Các bác sĩ cho biết, bé nhập viện do gia đình đã dùng thuốc nhỏ mũi dành cho người trưởng thành có chứa thành phần chính là Naphazolin.

Suýt mất mạng sau 30 phút dậy sớm tập thể dục, người nhà cho biết bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh này!Suýt mất mạng sau 30 phút dậy sớm tập thể dục, người nhà cho biết bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh này!

GĐXH - Tập thể dục từ lúc 4h sáng như thường lệ, nhưng sau 30 phút, người đàn ông đột ngột nói khó, yếu nửa người trái. Người nhà cho biết ông có tiền sử bị tăng huyết áp.

Theo thông tin từ các BS BV Nhi Đồng Cần Thơ, vừa qua các bác sĩ đã tiếp nhận một bệnh nhi 6 tuổi, nhập viện cấp cứu vì nhỏ thuốc nhỏ mũi dành cho người lớn.

Được biết, bé nhập viện vì mệt, rối loạn nhịp tim. Trước đó, bé bệnh 2 ngày, sốt nhẹ, ho ít, chảy mũi. Người nhà có đưa bé đến cơ sở khám chữa bệnh tư nhân để nội soi tai mũi họng. Tại đây, bé được chẩn đoán viêm mũi họng cấp, bé được kê toa uống 2 ngày kèm thuốc nhỏ mũi.

Tuy nhiên, sau nhỏ mũi bé buồn nôn, và than mệt nên người nhà vội đưa bé đến Khoa Cấp Cứu Nhi Đồng Cần Thơ.

Bé 6 tuổi phải nhập viện vì dùng thuốc nhỏ mũi dành cho người lớn, chuyên gia chỉ rõ cha mẹ phải cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ mũi cho con - Ảnh 2.

Tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi nếu không có chỉ định của bác sĩ. Ảnh minh họa

Taị bệnh viện, bé được hổ trợ thở oxy, truyền dịch, được nhập viện vào Khoa Cấp cứu và được mắc điện cực theo dõi nhịp tim liên tục và nằm lưu lại theo dõi tại khoa cấp cứu 1 ngày. Sau đó nhịp tim bé phục hồi, bé tươi tỉnh hơn, chi ấm, mạch quay rõ, nhịp tim đều 90 – 100 lần/phút và bé được chuyển Khoa Tim mạch theo dõi thêm 1 ngày, sau đó được cho ra viện.

Qua khai thác bác sĩ được biết bé được nhỏ mũi Polymax. Theo các bác sĩ Polymax, Rhinex là những thuốc nhỏ mũi dành cho người trưởng thành có chứa thành phần chính là Naphazolin.

Triệu chứng chính của ngộ độc Naphazolin là hạ nhiệt, tim đập chậm, ra mồ hôi, buồn ngủ, co giật hôn mê, đặc biệt ở trẻ em. Một số trường hợp ngộ độc nặng có thể đe dọa tính mạng của bé, đặc biệt ở các bé dưới 3 tuổi.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi có chứa các thành phần: Xylometazolin, oxymetazolin, naphazolin hay kết hợp oxymetazolin với dexamethason (một corticoid) cho trẻ, bởi đây là loại thuốc co mạch tại chỗ.

Một sai lầm nguy hiểm không kém khi điều trị sổ mũi cho trẻ mà cha mẹ thường mắc phải là lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh… khi chưa tìm nguyên nhân để điều trị.

Theo các bác sĩ, thuốc corticoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em, như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

3 sai lầm phổ biến khi chăm sóc mũi cho trẻ, cha mẹ cần tránh

Bé 6 tuổi phải nhập viện vì dùng thuốc nhỏ mũi dành cho người lớn, chuyên gia chỉ rõ cha mẹ phải cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ mũi cho con - Ảnh 3.

Không tự ý dùng thuốc và các biện pháp chăm sóc mũi theo dân gian. Ảnh minh họa

Rửa mũi quá nhiều

Mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.

Tự ý xông mũi cho trẻ

Tự ý dùng nguyên liệu để xông sẽ rất nguy hiểm. Nếu xông bằng thảo dược cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh với những người có cơ địa dị ứng. Với thuốc kháng sinh, kháng viêm, nếu dùng lâu ngày có thể gây xơ cứng cuống mũi, dễ bị hư các tế bào lông chuyển ở niêm mạc mũi, dễ nhiễm trùng và mắc các bệnh về hô hấp. Nếu dùng quá liều, người xông sẽ gặp một số tác dụng phụ như tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, tăng nhịp tim, hồi hộp, thậm chí một số thuốc co mạch dễ gây bệnh tim mạch, có thể tử vong…

Dùng miệng hút mũi cho bé

Khi bé bị sổ mũi hoặc khò khè, nhiều cha mẹ xót con, sợ con đau rát khi lấy mũi nên đã dùng miệng hút nước mũi cho con. Việc làm này rất mất vệ sinh mà ngược lại sẽ tạo các nguy cơ khiến bệnh hô hấp của bé nặng hơn hoặc mắc bệnh khác vì trong hơi thở và miệng của người lớn có chứa nhiều vi khuẩn có hại cho bé, nhất là những người có bệnh về đường hô hấp, bệnh lây nhiễm thì rất nguy hiểm.

Làm gì khi trẻ bị sổ mũi 

– Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ đầy đủ.

– Với trẻ lớn khi trẻ bị sổ mũi hay mũi đặc, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. 

– Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian.

– Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.

Tập thể dục nên uống nước bao nhiêu là đủ? Đây là lý do vì sao bạn nên chuẩn bị đủ nước cho 1 buổi tập!Tập thể dục nên uống nước bao nhiêu là đủ? Đây là lý do vì sao bạn nên chuẩn bị đủ nước cho 1 buổi tập!

GĐXH - Uống nước trong lúc tập thể dục một phần là để cơ thể có cơ hội nghỉ ngơi giữa các hoạt động thể chất của bài tập. Nếu uống đủ nước trong quá trình tập, bạn sẽ không cảm thấy quá mệt khi kết thúc.

5 mẹo giúp chị em mang thai điều hòa thân nhiệt ok

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 3 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 6 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 6 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 19 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Top