Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau bữa cơm với rau tự trồng, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây ngộ độc

Chủ nhật, 09:40 14/07/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Ăn rau muống tự trồng, một người phụ nữ ở Hà Nội đã phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân gây ngộ độc từ 2 yếu tố.

Bất ngờ tác dụng phụ của rau muống, rất nhiều người không biếtBất ngờ tác dụng phụ của rau muống, rất nhiều người không biết

GĐXH - Một trong các thức ăn mà người bị gout (gút) cần kiêng chính là rau muống.

Nhập viện cấp cứu sau khi ăn rau muống tự trồng

Bà Nguyễn Hồng Mai (64 tuổi, tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) được xuất viện sau khi điều trị ngộ độc thức ăn. Bà Mai không ngờ rằng nguyên nhân gây ngộ độc lại đến từ món rau bà chăm sóc hàng ngày.

Bà Mai sống cùng con gái, gần nơi bà sống có một bãi đất trống nên bà đã tận dụng để trồng rau theo mùa. Bà nghĩ rau mình tự trồng sẽ an toàn, khi ăn không sợ có thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học. Vào mùa hè mưa nhiều, bãi đất trũng nên bà Mai đã trồng rau muống. Sau mỗi trận mưa, rau của bà Mai trồng phát triển tốt. Tranh thủ rau còn non nên bà đã hái và ăn rau muống vài ngày liên tục.

Sau bữa cơm với rau tự trồng, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây ngộ độc- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bà Mai chia sẻ, các con đi làm cả ngày, thường chỉ ăn tối ở nhà nên rau muống chủ yếu là bà ăn. Tới ngày 5/7, bà Mai bị đau bụng, đi ngoài và nôn rất nhiều. Các con đã nhanh chóng đưa bà tới viện thăm khám.

Theo bà Mai, buổi tối hôm đó, bà có ăn rau muống xào, để giòn và ngon hơn bà chỉ xào tái qua và ăn ngay khi còn nóng. Ngoài ra, trong bữa cơm còn có các món khác như thịt luộc, lạc rang. Tại bệnh viện, qua xét nghiệm các bác sĩ kết luận nguyên nhân gây bệnh của bà Mai là do ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột.

Món ăn được nghi ngờ gây ngộ độc chính là rau muống. Trong bữa ăn hôm đó, bà Mai là người ăn nhiều rau muống nhất nên bị ngộ độc nặng, phải nhập viện. Các thành viên khác trong gia đình ăn ít nên chỉ bị đau bụng, đi ngoài nhẹ.

Nguyên nhân ngộ độc rau muống từ đâu?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về Công nghệ thực phẩm chia sẻ với Đời sống pháp luật, ăn rau muống hoàn toàn có thể gây ra tình huống ngộ độc nếu rau không đảm bảo an toàn. Ngay cả rau tự trồng, không phun thuốc, bón phân cũng chưa chắc đã an toàn. Nguyên nhân là do nguồn đất, nguồn nước, thậm chí chất lượng không khí có thể ảnh hưởng đến chất lượng của rau.

Trường hợp trồng rau ở nơi ngập úng, nước tù đọng sẽ có nhiều vi khuẩn gây hại phát triển. Khi mưa gây ngập nước, rau dù phát triển tốt nhưng cũng sẽ hấp thu nhiều chất độc hại từ đất và nước, từ đó gây ảnh hưởng tới chất lượng của rau.

Ngoài ra, do rau muống có thân đốt nên vi khuẩn, ký sinh trùng dễ xâm nhập vào trong các đốt rau, kẽ lá. Việc rửa rau thông thường không thể loại bỏ sạch hoàn toàn các tác nhân gây bệnh này. Thêm nữa, nếu rau không chế biến, nấu chín kỹ thì cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

Chuyên gia khuyến cáo nên ăn chín uống sôi

Chuyên gia khuyến cáo việc đảm bảo ăn chín, uống sôi là rất quan trọng. Người dân tuyệt đối không ăn thức ăn nấu tái sống, nhất là các loại rau mua ngoài chợ, rau trồng ở nơi có nguồn đất, nguồn nước bị ô nhiễm.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh, đa số các vi khuẩn, ký sinh trùng thông thường sẽ bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ 100 độ C. Vì thế, việc nấu chín thực phẩm sẽ hạn chế được nguy cơ ngộ độc hoặc nhiễm ký sinh trùng.

"Do môi trường trồng trọt nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan. Ngoài ra, ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể, bám vào ruột, chui qua thành ruột vào máu, từ đó gây các chứng đầy bụng, khó tiêu, dị ứng. Do đó, quá trình sơ chế rau muống cần rửa sạch, ngâm muối và tốt nhất là nấu chín", ông khuyến cáo.

5 nhóm người cần kiêng rau muống càng sớm càng tốt nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn5 nhóm người cần kiêng rau muống càng sớm càng tốt nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn

GĐXH - Rau muống được xếp vào nhóm thuốc điều trị bệnh tiêu hóa, lợi mật, điều trị vàng da và bệnh gan... nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn.

Đỗ Quyên (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Điểm mặt' những bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa bão, lũ và những biện pháp phòng ngừa

'Điểm mặt' những bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa bão, lũ và những biện pháp phòng ngừa

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, dịch bệnh truyền nhiễm thường đi liền sau mưa bão, lũ lụt. Do đó, chủ động phòng bệnh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay.

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bị ho lâu ngày nhưng tự uống thuốc ho không khỏi, người đàn ông ở Nam Định đi khám bất ngờ phát hiện bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn thời gian dài, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Y tế - 8 giờ trước

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngày 16/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả sau bão lụt...

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau nhiều, sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử, nhiều mủ và giả mạc.

Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ

Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Môi trường sau mưa lũ là điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều bệnh dịch, trong đó có một số bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, cảm mạo… Y học cổ truyền có một số bài thuốc trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ.

Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân

Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Bánh trung thu nếu ăn không đúng cách có thể gây ra các vấn đề như tăng đường huyết, tăng cân, tăng huyết áp, tăng cholesterol... gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Cách dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP đúng và hiệu quả

Cách dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP đúng và hiệu quả

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Hiện nay, hiệu quả diệt trừ vi khuẩn HP của các phác đồ đang suy giảm. Nguyên nhân do đâu và có cách nào để sử dụng thuốc đúng?

10 mẹo giảm cân an toàn và bền vững

10 mẹo giảm cân an toàn và bền vững

Sống khỏe - 15 giờ trước

Giảm cân an toàn, thành công và bền vững chủ yếu phụ thuộc vào tập luyện thường xuyên và chế độ ăn uống phù hợp. Tuy nhiên, một số mẹo đơn giản cũng có thể góp phần không nhỏ trong hành trình khó khăn này.

Thường xuyên đau miệng, người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ được chẩn đoán ung thư bờ lưỡi

Thường xuyên đau miệng, người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ được chẩn đoán ung thư bờ lưỡi

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một trường hợp người bệnh bị ung thư bờ lưỡi nguy hiểm bằng phương pháp vi phẫu.

2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim

2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim

Sống khỏe - 18 giờ trước

Trong khi có những thực phẩm lành mạnh tốt cho tim thì có những loại khác làm tăng nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 loại thực phẩm gây hại cho tim nhất trong danh sách nhóm thực phẩm siêu chế biến.

Top