Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại sao trang phục gây tranh cãi của Khả Trang giành chiến thắng?

Thứ hai, 18:00 12/12/2016 | Giải trí

GiadinhNet - Mới đây, bộ trang phục mang tên "Sen vàng Việt Nam" của nhà thiết kế Lê Long Dũng tại cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2016 ở Ba Lan đã giành giải Trang phục dân tộc đẹp nhất. Phải chăng chiến thắng này cho thấy, việc mang chiếc áo dài “thuần Việt” trong một sân chơi quốc tế rất khó gây ấn tượng mạnh, đòi hỏi các nhà thiết kế phải có ý tưởng mạnh mẽ và sáng tạo hơn nữa thay vì cứ chọn giải pháp “an toàn” trong nhiều năm qua?

Chiến thắng sau 20 năm “lép vế”


Người mẫu Khả Trang và nhà thiết kế Lê Long Dũng trong bộ trang phục “Sen vàng Việt Nam. Ảnh: D.N

Người mẫu Khả Trang và nhà thiết kế Lê Long Dũng trong bộ trang phục “Sen vàng Việt Nam. Ảnh: D.N

Lần đầu tiên Việt Nam gửi đại diện ra đấu trường Hoa hậu Quốc tế là vào năm 1995 tại Nhật Bản. Năm đó, người đẹp Trương Quỳnh Mai đã xuất sắc lọt vào Top 15 Bán kết cùng giải Trang phục dân tộc với bộ áo dài trúc xanh cực kỳ đơn giản. Và những bộ áo dài hoành tráng của nhà thiết kế Tuấn Hải cũng liên tiếp giành được nhiều giải thưởng tại rất nhiều cuộc thi nhan sắc lớn nhỏ khác nhau, mang vinh dự về cho Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp.

Nhưng phải đợi đến hơn 20 năm, Việt Nam mới một lần nữa được xướng tên ở hạng mục này ở một trong 5 cuộc thi Hoa hậu tầm cỡ nhất hành tinh. Nhưng lần này, bộ trang phục được lấy ý tưởng từ thời Hùng Vương hơn 4.000 năm về trước với trống đồng, chim lạc, hoa sen... bị khán giả nhà "ném đá", bình phẩm một cách không thương tiếc vì cho rằng nó không "thuần Việt", khác xa hình ảnh của chiếc áo dài, áo tứ thân, áo bà ba. Nó còn bị đánh giá là nặng nề, cồng kềnh, và mang hơi hướng ngoại lai.


Người đẹp Thái Lan trình diễn trang phục lấy ý tưởng từ xe tuk tuk trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015. Ảnh: TL

Người đẹp Thái Lan trình diễn trang phục lấy ý tưởng từ xe tuk tuk trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015. Ảnh: TL

Theo nhà thiết kế Lê Long Dũng, chủ nhân của bộ “Sen vàng Việt Nam” thì đây là một sự kết hợp giữa sự mạnh mẽ của cha Lạc Long Quân và mềm mại, thanh thoát của mẹ Âu Cơ. Tông chủ đạo của bộ trang phục vàng, đỏ như nền Quốc kỳ Việt Nam cùng các loại đá quý làm toát lên sự kiêu hãnh, tự hào về nòi giống Tiên Rồng từ truyền thuyết nguồn gốc của người Việt cổ. Hình ảnh trên phần tay được lấy ý tưởng từ hoa sen, là quốc hoa của Việt Nam, bên cạnh đó là những vòng xoáy uốn lượn tượng trưng cho rồng và tiên.

Giải thích về những tranh cãi cho rằng “không nhìn thấy yếu tố dân tộc mà nhìn giống trang phục gameonline nhiều hơn”, nhà thiết kế Lê Long Dũng nói: “Tôi không phải là người phục chế trang phục dân tộc, đó là việc của các nhà nghiên cứu sử học. Tôi đang làm công việc của một nhà thiết kế về thời trang. Ít nhất tôi đã có hơn 10 nghiên cứu về lịch sử và đặc biệt yêu thích trang phục thời kỳ Hùng Vương. Cuộc thi mà Khả Trang dự thi có sự tham gia của 70 quốc gia, nên bộ trang phục dự thi ngoài những yếu tố lịch sử của chính dân tộc đó còn phải kết hợp với yếu tố hiện đại để tạo nên một sản phẩm có sự giao lưu văn hóa giữa xưa và nay. Chiếc áo dài của Việt Nam đẹp nhưng nếu mang đi thi thì nó khá đơn sơ và khiêm tốn, khó làm nên sự nổi bật và lộng lẫy. Trong khi đó, các bạn nhìn trang phục dân tộc của các nước mang đi thi đều có sự cách điệu. Tôi muốn bạn bè quốc tế khi nhìn vào trang phục của mình cũng phải ồ lên trước sự lộng lẫy và hoành tráng của nó”.

Trên thế giới, việc “cải cách” với trang phục dân tộc đã có từ lâu

Việc bộ trang phục “Sen vàng Việt Nam” giành chiến thắng không có gì là ngạc nhiên, vì nó đáp ứng được tiêu chí của quốc tế là đẹp mắt, độc đáo, hoành tráng, mới lạ, sáng tạo và quan trọng hơn là giới thiệu được về văn hóa của nước nhà mà ít ai biết đến. Người nước ngoài không quá chú trọng đến tiểu tiết, không suy xét xem ý nghĩa sâu xa, tính biểu tượng hay chất liệu như thế nào; hoàn toàn khác với tư duy và lối suy nghĩ của người Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em với bề dày lịch sử hơn 4.000 năm nên văn hóa cực kỳ đa dạng và phong phú. Ngay đến những quốc gia Đông Bắc Á có độ thuần nhất (homogeneous) về chủng tộc như Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên (99% dân số) hay mang tư tưởng phong kiến, cổ hủ nặng nề như Trung Quốc, Đài Loan cũng mang đến những bất ngờ, mới lạ khi trình làng những bộ Quốc phục độc đáo mà người nước ngoài không ngờ tới. Những bộ Quốc phục từng giành chiến thắng tại Hoa hậu Hoàn vũ có thể kể đến như: Bộ giáp đỏ samurai Nhật Bản đầy gợi cảm của Kurara Chiba năm 2006, đầm dạ hội gốm sứ đời Minh Thanh của đại diện Trung Quốc năm 2012 là những minh chứng hùng hồn nhất.

Đại diện của Trung Quốc còn mang đến vũ đài quốc tế những tinh hoa của 5.000 năm lịch sử như: Kinh kịch (2006, 2011, 2015), rồng Trung Hoa (2013), chiến binh Tần Thủy Hoàng (2009), văn hóa của các dân tộc thiểu số như Miêu, Tráng (2008, 2014). Còn Thái Lan luôn mang đến cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ những sự sáng tạo từ hình ảnh mái chùa, múa rối bóng (2014), bạch tượng (2010), thiên thần (2011), vũ nữ Apsara, võ sĩ Muay Thai (2008) và mới đây nhất là chiến thắng thuyết phục với chiếc xe tuk tuk (2015).

Đất nước vạn đảo Indonesia với hơn 300 dân tộc cùng hơn 700 ngôn ngữ liên tiếp ẵm giải Trang phục dân tộc đẹp nhất tại bất kỳ cuộc thi lớn nhỏ nào khi giới thiệu được với quốc tế về sự đa dạng chủng tộc, những môn nghệ thuật dân gian, thiên nhiên, tái hiện lại hình ảnh các vị thần Ấn Độ Giáo hay linh vật, thậm chí là cả các công trình kiến trúc nổi tiếng như đền Borobudur, Pura Ulun Danu Bratan, mái nhà của người Toraja...

Khi tham gia một cuộc thi quốc tế thì việc xác định đúng đối tượng và làm theo đúng tiêu chí là rất quan trọng. Ở đây, chúng ta đang dự một cuộc thi quốc tế, thế nên, ngoài những yếu tố lịch sử của đất nước, họ luôn đánh giá cao sự kết hợp với yếu tố hiện đại để tạo nên một sản phẩm có sự giao lưu văn hóa.

Để có bộ trang phục “Sen vàng Việt Nam”, nhà thiết kế Lê Long Dũng cùng ê-kíp đã bỏ ra hơn 3 tháng, sửa đi sửa lại nhiều lần, đôi lúc đã xảy ra xung đột ý tưởng với các đồng sự. Siêu mẫu Dương Nguyễn Khả Trang đã phải nỗ lực rất nhiều để mang trên mình bộ trang phục nặng 45kg này. Trong lúc thi chấm điểm, cô đã bị vấp ngã, rơi hết mão áo, phụ kiện, gây ra chấn thương ở phần đầu và tay chân bị bầm tím với đôi cánh khổng lồ.

Donald Nguyễn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hạnh phúc ngọt ngào của hoa hậu H'Hen Niê và chồng nhiếp ảnh gia

Hạnh phúc ngọt ngào của hoa hậu H'Hen Niê và chồng nhiếp ảnh gia

Câu chuyện văn hóa - 8 phút trước

Sau đám cưới hồi tháng 3/2025, hoa hậu H'Hen Niê cùng chồng nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi đang tận hưởng cuộc sống hôn nhân ngọt ngào.

Hoa hậu Việt Nam có thu hồi danh hiệu 'Người đẹp nhân ái' của Thuỳ Tiên?

Hoa hậu Việt Nam có thu hồi danh hiệu 'Người đẹp nhân ái' của Thuỳ Tiên?

Giải trí - 39 phút trước

GĐXH - Ngoài vương miện Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2021, ở trong nước, Thuỳ Tiên từng đạt danh hiệu Á khôi 1 của Hoa khôi Nam Bộ 2017, lọt top 5 của Hoa hậu Việt Nam 2018 cùng giải thưởng Người đẹp nhân ái của cuộc thi này.

Nữ DJ quảng cáo sản phẩm giảm cân nghi có chất cấm, đang bị cơ quan chức năng kiểm tra là ai?

Nữ DJ quảng cáo sản phẩm giảm cân nghi có chất cấm, đang bị cơ quan chức năng kiểm tra là ai?

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Các sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo đang gây xôn xao thời gian qua vì nghi chứa chất cấm.

'Ông trùm' chân dài quê Nam Định một thời là tri kỷ của Ngọc Trinh giờ có cuộc sống ra sao?

'Ông trùm' chân dài quê Nam Định một thời là tri kỷ của Ngọc Trinh giờ có cuộc sống ra sao?

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - 'Ông trùm' Vũ Khắc Tiệp quê Nam Định từng là tri kỷ của Ngọc Trinh, sau những sóng gió thị phi, hiện tại cuộc sống của anh giờ ra sao?

Hoa hậu quê Bình Định đã 'đối đầu' thế nào tại Miss World?

Hoa hậu quê Bình Định đã 'đối đầu' thế nào tại Miss World?

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Hoa hậu Ý Nhi tại vòng thi đầu tiên của Head To Head Challenge đã đem đến dự án tủ sách ý nghĩa bày tỏ khát vọng nuôi dưỡng và chắp cánh ước mơ của trẻ em Việt Nam.

Cô gái miền Tây được gọi 'công chúa tóc mây' vào chung kết Hoa hậu Việt Nam

Cô gái miền Tây được gọi 'công chúa tóc mây' vào chung kết Hoa hậu Việt Nam

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Lê Thị Mỹ Dung - cô gái miền Tây ghi dấu ấn khác biệt trong Top 25 Hoa hậu Việt Nam 2024 nhờ suối tóc mây óng ả, đẹp hiếm thấy.

Nam diễn viên quê Bắc Ninh bất ngờ xuất hiện trong 'Cha tôi, người ở lại', khán giả phấn khích: 'Nhân vật chính đây rồi'

Nam diễn viên quê Bắc Ninh bất ngờ xuất hiện trong 'Cha tôi, người ở lại', khán giả phấn khích: 'Nhân vật chính đây rồi'

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Đình Tú xuất hiện trong tập mới nhất phim "Cha tôi, người ở lại" khiến khán giả thích thú, háo hức chờ đợi.

Điều ít biết về 'cha đẻ' nhạc phim 'Cha tôi, người ở lại': Xuất thân 'nôi' chèo, từng là 'Thiên Lôi'

Điều ít biết về 'cha đẻ' nhạc phim 'Cha tôi, người ở lại': Xuất thân 'nôi' chèo, từng là 'Thiên Lôi'

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - Phùng Tiến Minh - "cha đẻ" của 3 ca khúc lấy nước mắt khán giả trong "Cha tôi, người ở lại" xuất thân trong gia đình có cha mẹ là diễn viên chèo nhưng anh lại là diễn viên kịch, từng ghi dấu ấn với vai Thiên Lôi (Táo quân).

Phim "Cha tôi, người ở lại" kéo dài thêm 3 tập, khán giả tranh cãi không biết nên vui hay buồn?

Phim "Cha tôi, người ở lại" kéo dài thêm 3 tập, khán giả tranh cãi không biết nên vui hay buồn?

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - Phim "Cha tôi, người ở lại" dự kiến kết thúc ở tập 42, tuy nhiên phim có thể thêm 3 tập cuối, điều này gây tranh cãi đối với khán giả.

Con trai đời thực tròn 10 tuổi của bà Liên phim 'Cha tôi người ở lại'

Con trai đời thực tròn 10 tuổi của bà Liên phim 'Cha tôi người ở lại'

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - 'Bà Liên' Thu Quỳnh của phim "Cha tôi người ở lại" mới đây đã khoe con trai bé Be đã tròn 10 tuổi. Hình ảnh cao lớn hơn tuổi của cậu bé khiến khán giả chú ý.

Top