Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.
Bất ngờ vỡ túi ngực khi đang mang thai
Mới đây, thông tin từ BS Nguyễn Minh Nghĩa - phụ trách Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ đơn vị này vừa phẫu thuật thành công cho một nữ bệnh nhân vỡ túi ngực khi đang mang thai.
Cụ thể, 7 năm trước, chị V.H.M. (27 tuổi, Thái Bình) đã thực hiện nâng ngực tại một cơ sở thẩm mỹ ở Hà Nội. Cuối năm 2024, trong quá trình đang mang thai lần thứ 3, chị M. thấy đau nhức vùng ngực bên trái. Khi đi siêu âm thai ở tuần thứ 32, người này đã nhờ bác sĩ siêu âm vùng ngực và phát hiện vỡ túi ngực. Ngay sau đó, nữ bệnh nhân đã liên hệ bác sĩ để thông tin về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Túi ngực bị vỡ được phẫu thuật lấy ra khỏi cơ thể người bệnh. Ảnh: BSCC.
BS Nguyễn Minh Nghĩa cho biết, nữ bệnh nhân vào khám trong tình trạng hoảng loạn, lo lắng vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, vì thai còn quá nhỏ không thể phẫu thuật can thiệp được, bác sĩ khuyên sau khi sinh sẽ tiến hành sửa và tháo túi ngực cho bệnh nhân.
Ở tuần thai thứ 36, bệnh nhân và gia đình quyết định sinh mổ chủ động. Sau sinh bệnh nhân được chỉ định uống thuốc dừng sữa để thực hiện phẫu thuật.
Tại bệnh viện, các bác sĩ đã bóc tách toàn bộ bao xơ viêm, lấy túi ngực bị vỡ ra và thay thế bằng túi mới mềm mại hơn, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục tốt, vết mổ lành lại và tâm lý ổn định.
Khi nào túi nâng ngực có thể vỡ?
Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Phạm Tú, Bệnh viện Đa khoa Hà Thành cho biết, hiện trên thị trường nhiều hãng túi nâng ngực khác nhau và mỗi hãng lại có những sản phẩm với các mức giá khác nhau. Tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình mà chị em đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp.
Một số nguyên nhân có thể gây ra vỡ túi nâng ngực như:
- Lỗi túi nâng ngực do nhà sản xuất: Bề mặt túi có điểm bị mỏng hơn hoặc bị 1 lỗ thủng nhỏ ngay từ khi xuất xưởng.
- Trong quá trình phẫu thuật nâng ngực, túi nâng ngực bị 1 vật sắc nhọn làm xước bề mặt túi tạo ra 1 điểm yếu trên vỏ túi.
- Sau khi phẫu thuật đặt túi nâng ngực thành công thì không lâu sau chị em lại vô tình đi tiêm hoặc làm đầy mô ngực cho to hơn bằng cách tiêm các chất làm đầy. Và trong quá trình tiêm chất làm đầy, kim tiêm đã chọc vào và làm thủng vỏ túi.
- Túi ngực để quá lâu (thường từ 15 - 20 năm hoặc lâu hơn) làm cho chất liệu vỏ túi bị xơ cứng mất đi tính đàn hồi của túi và tự vỡ theo thời gian.

Bác sĩ Tú thăm khám cho bệnh nhân nâng ngực. Ảnh: BSCC.
Theo BS Phạm Tú, khi chúng ta đưa một chất liệu cấy ghép vào thì cơ thể sẽ hình thành một màng sinh học để bao bọc lại chất liệu đó. Khi đặt túi nâng ngực cũng vậy, túi ngực cũng là một chất liệu cấy ghép vào cơ thể để nâng to thể tích của ngực nên cũng có một màng sinh học mỏng bao trọn lấy túi.
Bình thường lớp màng bao này mỏng đàn hồi không có cảm giác gì nhưng trong trường hợp túi nâng ngực bị vỡ thì lớp bao mỏng này sẽ có phản ứng dày lên để ngăn chặn silicon xâm nhập ra xung quang.
Tuỳ từng mức độ mà lớp bao này dày hay mỏng khác nhau, có thể có thêm các hiện tượng khác như co thắt bao hoặc có thể lớp bao này xơ hoá vôi hoá ở các mức độ khác nhau,… Khi bao xơ co thắt sẽ gây nên các hiện tượng biến dạng ngực và gây đau cho người bệnh.
Những lưu ý khi đặt túi nâng ngực
Theo các chuyên gia, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm.
"Chị em nên thay túi nâng ngực sau một thời gian đặt túi vì sau một thời gian sử dụng, túi nâng ngực sẽ giảm chất lượng so với ban đầu. Thêm nữa, theo thời gian, cơ thể con người sẽ lão hoá, có thể túi vẫn còn tốt nhưng tổ chức mô tuyến ngực bị lão hoá chảy xệ sẽ không còn giữ được túi ở vị trí ban đầu cũng như không giữ được dáng ngực như cũ.
Vì vậy, giới chuyên môn khuyến cáo thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm vừa để thay túi mới chất lượng hơn vừa để chỉnh sửa lại mô tuyến ngực do cơ thể lão hoá theo thời gian", BS Tú giải thích thêm.
Cùng với đó, vị chuyên gia này lưu ý, khi có nhu cầu nâng ngực, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn bởi những bác sĩ có chuyên môn. Chị em cần được tư vấn rõ về vật liệu độn, chọn loại túi nào, kích thước bao nhiêu, cách thức phẫu thuật (đường mổ, vị trí đặt túi…), phẫu thuật tại cơ sở được cấp phép phẫu thuật thẩm mỹ, chăm sóc hậu phẫu, bảo hành, biến chứng có thể xảy ra, cách xử lý, giá thành.
Sau khi đặt túi nâng ngực, dù không có triệu chứng bất thường, chị em cũng nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần, cần thực hiện siêu âm hoặc chụp chiếu để kiểm tra tình trạng túi nâng ngực, nhằm phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn và xử lý kịp thời.
Với những chị em đã thực hiện đặt túi nâng ngực cần chú ý những biểu hiện như: Có cảm giác đau ở vùng ngực, thay đổi hình dạng ngực, cảm thấy khó chịu khi lấy tay tác động vào. Nhất là khi chị em tự kiểm tra mà thấy bên đau hoặc có cảm giác khó chịu đó khác với bên còn lại, nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi nếu không được phát hiện sớm thì vỡ túi nâng ngực có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người dùng.


Can thiệp bào thai thành công cho sản phụ người Singapore, y tế Việt Nam khiến thế giới ngưỡng mộ
Y tế - 2 phút trướcThai nhi của sản phụ người Singapore nặng 600g, không có lỗ van động mạch chủ - một dị tật hiếm và nguy hiểm đã được các bác sĩ tại Việt Nam cứu chữa thành công.

Người đàn ông 45 tuổi mù mắt sau khi đi thẩm mỹ xóa nhăn trán
Sống khỏe - 36 phút trướcGĐXH - Sau 2-3 mũi tiêm, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau buốt dữ dội vùng trán, mắt trái mờ nhanh, sau đó mất thị lực.

2 chiến sĩ CSGT mở đường, hỗ trợ đưa sản phụ vỡ ối chuyển dạ đến bệnh viện cấp cứu
Y tế - 40 phút trướcGĐXH – Nhờ sự hỗ trợ của các chiến sĩ Cảnh sát giao thông (CSGT), sản phụ sắp sinh đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, giúp bảo toàn tính mạng cho cả mẹ và con.

Thực phẩm nào là tốt nhất và tệ nhất với quá trình lão hóa da?
Sống khỏe - 3 giờ trướcThay đổi chế độ ăn uống là một trong những biện pháp can thiệp đơn giản, hiệu quả nhất để làm chậm các dấu hiệu lão hóa và phục hồi sức khỏe làn da. Vậy những thực phẩm nào là tốt nhất và tệ nhất cho làn da của bạn?

Bé 3 tuổi ở Hà Nội đối diện với loạt biến chứng nguy hiểm do cúm B từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi nhập viện do biến chứng cúm B với các triệu chứng sốt cao 38,5°C, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi. Gia đình cho dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh... nhưng tình trạng không cải thiện.

Nguyên nhân u nang xơ buồng trứng là gì?
Sống khỏe - 4 giờ trướcU nang xơ buồng trứng là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hiểu rõ nguyên nhân u nang xơ buồng trứng sẽ giúp chị em có hướng khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.

Nutifood GrowPLUS+ Colostrum Lactoferrin – Bí quyết giúp trẻ "xây lá chắn kim cương" nâng cao đề kháng
Sống khỏe - 5 giờ trướcCon đề kháng yếu, bệnh vặt luôn là nỗi trăn trở của các bậc làm cha làm mẹ. Nutifood GrowPLUS+ Colostrum Lactoferrin chính là giải pháp mới đang được các mẹ thông thái truyền tai nhau nhằm giúp con nâng cao sức đề kháng, ít ốm đau, khỏe mạnh hơn.

5 loại rau củ tốt cho người tăng huyết áp
Sống khỏe - 6 giờ trướcChế độ ăn cho người tăng huyết áp nên ít natri, đồng thời kết hợp nhiều loại trái cây giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt và rau.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động phòng chống
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Theo Bộ Y tế, hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ngành Y tế và các cấp chính quyền, để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Người đàn ông 64 tuổi nhận kết quả ung thư vòm họng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Lo lắng vì thường xuyên bị ù tai, đau nửa đầu phải, người đàn ông đi khám thì nhận kết quả mắc ung thư vòm họng.

Người đàn ông 45 tuổi phải cắt toàn bộ 'của quý' vì ung thư dương vật từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Nghi ngờ người bệnh mắc ung thư dương vật, các bác sĩ đã tư vấn thực hiện sinh thiết để đưa ra hướng điều trị. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân, anh T đã từ chối sinh thiết cũng như điều trị...