Thanh niên 22 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư dạ dày, bác sĩ chỉ rõ từ bỏ ngay 5 thói quen xấu này
GĐXH - Thanh niên cho biết thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay, các loại nước ngọt, và thường xuyên có thói quen thức khuya sử dụng điện thoại...
Thanh niên Tiểu Lưu (22 tuổi, Hồ Bắc, Trung Quốc) bỗng nhiên đau bụng dữ dội nên được bố mẹ đưa đến Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc quận Thiệu Hưng (Chiết Giang, Trung Quốc) khám.
Sau quá trình thực hiện chụp CT, nội soi dạ dày cũng như các xét nghiệm khác, xem hồ sơ bệnh án, bệnh nhân được phát hiện có khối u ác tính bất thường trong dạ dày.
Bác sĩ điều trị cho Tiểu Lưu cho biết, tế bào ung thư phát triển sẽ khiến nhu động dạ dày yếu dần, khoang dạ dày co lại. Lúc này, bệnh nhân thậm chí không thể uống nước trắng hay ăn cháo, cơ thể suy nhược.

Ảnh minh họa
Theo bác sĩ, hầu hết bệnh nhân đều không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có thể thấy giống như những bệnh dạ dày thông thường với biểu hiện chán ăn, no sớm, rất khó để chẩn đoán. Đến khi các tổn thương trở nên nghiêm trọng mới phát hiện thì đã bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất.
Điều tra bệnh sử, bệnh nhân cho biết gia đình không có tiểu sử mắc ung thư hay các bệnh về đường tiêu hoá. Tuy nhiên, về thói quen ăn uống, thanh niên cho biết ít tự nấu nướng mà liên tục mua đồ ăn sẵn cũng như các loại thực phẩm siêu chế biến để tiết kiệm thời gian. Đồng thời, bệnh nhân cũng rất thích ăn cay, thường xuyên sử dụng các loại nước ngọt, có thói quen thức khuya sử dụng điện thoại.
Bác sĩ nhận định, những thói quen này có thể chính là tác nhân gây ra căn bệnh không thể cứu vãn cho nam thanh niên trẻ này.
5 thói quen xấu dễ dẫn đến ung thư dạ dày

Ảnh minh họa
Ăn uống thất thường, hay bỏ bữa
Những người duy trì thói quen ăn uống đều đặn, ít bỏ bữa sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn. Dạ dày sẽ khoẻ mạnh và hoạt động tốt khi chúng ta tuân thủ theo một chế độ ăn trong một khung giờ giấc cố định. Khi chúng ta ăn đúng giờ làm việc của dạ dày, nó sẽ tiêu hoá thức ăn hiệu quả hơn, không bị tổn thương.
Trong trường hợp vì quá bận mà chúng ta không kịp ăn đúng giờ thì nên "chữa cháy" bằng một món ăn nhẹ trước để khiến dạ dày không bị đói. Sau đó sẽ bổ sung bữa ăn chính sớm nhất có thể.
Thường xuyên ăn uống thức ăn nóng
Thức ăn nóng có thể gây nguy hiểm cho dạ dày của chúng ta vì niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương khi tiêu hoá thức ăn có nhiệt độ từ 50 đến 60 độ. Điều này sẽ gây bỏng dạ dày và gây ra biến đổi bệnh lý, từ đó dẫn đến ung thư dạ dày. Tốt hơn là nên hạn chế tiêu thụ thức ăn quá nóng (từ 50 độ C trở lên) vì chúng gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Ăn trái cây có chứa hàm lượng axit cao khi đói
Nếu bạn cảm thấy đói cồn cào, nghĩa là axit dịch vị đã tăng cao và bắt đầu tấn công dạ dày. Khi đó, việc ăn các loại trái cây có tính axit như hồng, dứa (thơm), xoài, cóc, me hay uống nước chanh, v.v, sẽ khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Trong thời gian ngắn, thói quen này sẽ gây viêm loét dạ dày. Nếu viêm loét dạ dày kéo dài, nó sẽ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và những yếu tố khác gây ung thư dạ dày.
Thường xuyên hút thuốc
Hút thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, đặc biệt là ở vị trí tâm vị - một phần cấu tạo của dạ dày, ở vị trí gần thực quản nhất. Các loại hóa chất trong thuốc lá sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều chất độc hại, làm suy yếu cơ chế tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Lạm dụng rượu bia
Cũng giống như thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên với nồng độ cao khiến các tế bào trong cơ thể bị tổn thương và gây biến đổi DNA. Quá trình tự biến đổi DNA này có thể sản sinh ra các DNA lỗi gây ra ung thư. Thêm vào đó, chất độc hại trong rượu bia sẽ hiệp đồng với những vi khuẩn gây hại tiềm ẩn trong cơ thể, không chỉ gây ung thư dạ dày mà còn xâm lấn qua gan, hầu họng và các bộ phận khác.
Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

Ảnh minh họa
- Hạn chế ăn đồ ăn mặn: Chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc gây ung thư.
- Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.
- Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý: Ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E.
- Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
Đặc biệt đừng quên khám tầm soát ung thư dạ dày hằng năm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.


8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 6 phút trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 16 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 17 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.