Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư công dụng của hoa đu đủ đực với sức khỏe, đây là 6 lưu ý nhất định bạn phải biết

Thứ tư, 13:02 16/08/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Các bộ phận của cây từ lâu đã được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, với bệnh lý ung thư, lá và hoa đu đủ chưa được chứng minh trên người là có hiệu quả chữa bệnh.

6 yếu tố gây nguy cơ loãng xương, ai cũng cần biết để phòng bệnh6 yếu tố gây nguy cơ loãng xương, ai cũng cần biết để phòng bệnh

GĐXH - Loãng xương nếu không được điều trị sớm rất dễ dẫn đến nguy cơ bị đau lưng, còng lưng do cột sống bị sụp...

Trong thời gian gần đây, rất nhiều thông tin cho rằng lá và hoa đu đủ, đặc biệt là hoa đu đủ đực được xem là một "thần dược" có tác dụng chữa nhiều loại ung thư khác nhau.

Tuy nhiên, theo các tài liệu ghi nhận trước đây đều không đề cập đến tác dụng điều trị ung thư của lá và hoa đu đủ đực.

Hoa đu đủ đực chữa ung thư: chưa đủ cơ sở khoa học

Theo các chuyên gia y tế, hầu như các nghiên cứu về ung thư trên hai bộ phận này đều là các thử nghiệm in vitro (nghiên cứu trong phòng thí nghiệm) trên các dòng tế bào ung thư được nuôi cấy bên ngoài cơ thể sống, chưa có nhiều nghiên cứu trên cơ thể động vật (trừ một báo cáo nghiên cứu trên chuột từ nhóm nghiên cứu tại Hà Tĩnh) và đặc biệt không thấy các nghiên cứu trên người (nghiên cứu lâm sàng).

Các nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài cho thấy, lá đu đủ có tác dụng ức chế trung bình trên một số dòng tế bào ung thư nuôi cấy in vitro và đều kiến nghị cần phải có những nghiên cứu sâu hơn mới có thể khẳng định.

Về liều sử dụng, với các chứng cứ khoa học hiện có, chưa đủ cơ sở khoa học hiện đại trong việc sử dụng lá và hoa đu đủ đực trong phòng và điều trị ung thư.

Thực hư công dụng của hoa đu đủ đực với sức khỏe, đây là 6 lưu ý nhất định bạn phải biết - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đu đủ làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian

Trong y học cổ truyền, hoa đu đủ đực là dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ chữa một số chứng bệnh thông thường. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả và tránh các tác hại, bạn cần lưu ý sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.

Lá cây đu đủ

Được sử dụng để sát khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chữa sốt rét, trừ giun sán. Chất carpain từ lá đu đủ còn tác dụng làm chậm nhịp tim, có trường hợp còn sử dụng để thay thế digitalis làm thuốc trợ tim.

Chất mủ trắng của đu đủ

Có chứa một loại enzyme gọi là "papain" có khả năng thủy giải protein và nó được sử dụng để làm mềm thịt, làm chất khử trùng để băng vết thương, dùng trong trường hợp khó tiêu, nấm ngoài da, bệnh vẩy nến và ung thư. Papain còn có tác dụng trung hòa một số độc tố và toxalbumin.

Rễ cây đu đủ

Rễ đu đủ từ lâu được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh hoa liễu, bệnh trĩ và bệnh mụn cóc. Rễ đu đủ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận. Có người dùng rễ đu đủ làm chế giả nhân sâm vì rễ đu đủ giống hình người, uống cũng thấy đói, ăn ngon cơm.

Hoa đu đủ đực 

Hoa đu đủ tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng.

6 lưu ý khi dùng hoa đu đủ đực nhất định phải tránh

Thực hư công dụng của hoa đu đủ đực với sức khỏe, đây là 6 lưu ý nhất định bạn phải biết - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

- Chất Papain có trong hoa đu đủ đực mặc dù rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng lại có khả năng gây sảy thai. Do đó phụ nữ đang mang thai cần tránh sử dụng thảo dược này. 

Các sắc tố trong hoa đu đủ đực không có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây vàng da. 

Không được dùng hoa đu đủ đực để trị viêm họng hoặc trị ho cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. 

Tuyệt đối không dùng chung hoa đu đủ đực với rễ của nó bởi vì khi kết hợp chúng có thể sản sinh ra độc tố nguy hiểm.

Khi sử dụng hoa đu đủ đực mà gặp phải tình trạng dị ứng hay nổi mẩn ngứa cần lập tức ngưng sử dụng.

Trong trường hợp sử dụng hoa đu đủ đực nhằm mục đích điều trị bệnh, không nên tự ý dùng mà cần tuân theo sự hướng dẫn từ bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Ăn nhãn theo cách này vừa dưỡng nhan vừa tốt cho sức khỏeĂn nhãn theo cách này vừa dưỡng nhan vừa tốt cho sức khỏe

GĐXH - Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi tuần chỉ nên ăn nhãn 1 - 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 300g để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Người bị ung thư có nên kiêng ăn thịt đỏ không

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 21 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 22 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Top