Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiêm thiếu mũi vaccine, trẻ bị viêm não Nhật Bản biến chứng nặng

Thứ ba, 08:41 02/06/2020 | Sống khỏe

Hiện nay là thời điểm vào mùa của bệnh viêm não, đặc biệt là viêm não Nhật Bản, cha mẹ cần hết sức chú ý phòng bệnh, tuyệt đối không chủ quan.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) ghi nhận 99 ca viêm não các loại, trong đó có 2 ca viêm não Nhật Bản.

Cụ thể, trường hợp bé V.T.K. (10 tuổi) đang điều trị tại tầng 3 - Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em. Người nhà của bé K. chia sẻ, trước khi nhập viện và phát hiện mắc viêm não, bé K bị sốt, đau đầu, nôn trớ… Thấy họng của bé bị đỏ, mẹ bé K nghĩ bé bị viêm họng và tự mua thuốc cho bé uống.

Tiêm thiếu mũi vaccine, trẻ bị viêm não Nhật Bản biến chứng nặng - Ảnh 1.

Bé K. bị viêm não Nhật Bản đang được điều trị tại Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi Trung ương. (Ảnh: HQ)

Đến ngày thứ 3, tình trạng bé K. càng nặng thêm, uống thuốc cũng không đỡ nên gia đình vội vàng đưa đến bệnh viện tỉnh thăm khám. Tại đây, các bác sĩ lập tức chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

Bác sĩ Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em cho biết, bé K. khi nhập viện đã ở trong tình trạng rất nặng, các bác sĩ phải đặt nội khí quản, thở máy và điều trị tăng áp lực sọ.

“Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi đã được rút ống nội khí quản, tính mạng không còn nguy hiểm, tuy nhiên, bé đã bị biến chứng không đi lại được. Nguyên nhân mắc bệnh của cháu K. là mẹ quên không tiêm nhắc lại vaccine cho con. Hiện, sau khi điều trị ổn định, bé K. sẽ được chuyển viện tiến hành châm cứu, điều trị phục hồi chức năng, hy vọng sẽ hồi phục” - bác sĩ Nam cho biết.

TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em cho biết, những năm gần đây, bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta thường gặp ở trẻ lớn tuổi và có biến chứng nặng. Nguyên nhân là do trẻ tiêm phòng vaccine không đầy đủ, không tiêm nhắc lại sau 3-5 năm kể từ mũi tiêm cuối.

“Trường hợp của bé K. tiêm đủ 2 mũi đầu nhưng đến mũi thứ 3 thì tiêm chậm hơn lịch. Đến nay, đáng ra bé phải tiêm vaccine phòng bệnh đến mũi thứ 5 nhưng gia đình lại quên lịch không đưa đi tiêm” - BS Lâm cho hay.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, so với cùng thời điểm mọi năm, số bệnh nhân nhập viện do viêm não không tăng, nguyên nhân có thể do dịch Covid-19 nên trẻ mắc bệnh điều trị ở các tuyến cơ sở. Tuy nhiên, bác sĩ Lâm cảnh báo, hiện nay là thời điểm vào mùa của bệnh viêm não, đặc biệt là viêm não Nhật Bản, các phụ huynh cần hết sức chú ý phòng bệnh, tuyệt đối không chủ quan, cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

TS Lâm cũng chỉ ra những dấu hiệu để cha mẹ phân biệt được giữa sốt virus với sốt do viêm màng não. Theo đó, sốt virus có triệu chứng sốt, nôn, đau đầu. Trẻ bị viêm màng não thường sốt rất cao, cấp tập 1-2 ngày, đau đầu nhiều, thường nôn vọt không liên quan đến bữa ăn. Thêm nữa, trẻ viêm não cũng kèm theo rối loạn ý thức từ ngủ gà, lơ mơ, li bì đến hôn mê.

Tiêm thiếu mũi vaccine, trẻ bị viêm não Nhật Bản biến chứng nặng - Ảnh 2.

TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em. (Ảnh: HQ)

Theo BS Lâm, tùy mức độ rối loạn ý thức của bệnh nhân mà thể hiện bệnh nặng hay nhẹ. Những di chứng của viêm não virus nói chung rơi vào 25-40%, nặng khiến trẻ mất chức năng vận động, nằm tại chỗ và gần như phải có người chăm sóc suốt đời, nhẹ là động kinh, điếc, kém giao tiếp. Những trẻ có biểu hiện co giật, liệt khu trú để lại di chứng nặng nề hơn. Với di chứng nhẹ, trẻ có thể phục hồi nhưng với di chứng nặng, kể cả trẻ có thể phục hồi thì cũng chỉ đạt được mức độ tự phục vụ sinh hoạt cá nhân.

"Hiện nay, khoảng 50-60% ca viêm não có thể xác định được căn nguyên, còn lại tới 40% không tìm ra nguyên nhân. Di chứng cao nhất hiện nay gặp ở viêm não herpes và viêm não Nhật Bản. Tỷ lệ tử vong do viêm não là 5-7%" - BS Lâm cho biết.

Với viêm não herpes, hiện có thuốc điều trị, bệnh nhi đến sớm sẽ được điều trị tốt nhất, hạn chế di chứng. Với viêm não Nhật Bản, chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu nhưng đã có vaccine phòng bệnh, trẻ cần đi tiêm chủng đúng và đủ thời gian.

Theo VOV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 19 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 23 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top