Tranh luận sau vụ tai nạn thảm khốc ở Long Biên: Nên đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay hay chờ bác sĩ?
GiadinhNet - Vụ xe Camry gây tai nạn kinh hoàng ở Ái Mộ (Long Biên, Hà Nội) ngày 29/2 vừa qua đã khiến 3 người tử vong, trong đó có một bé gái bị vỡ sọ não, ban đầu tim vẫn đập và có biểu hiện của sự sống. Nhiều người cho rằng, chính sự thờ ơ của người đi đường, không chuyển cháu bé đi cấp cứu ngay khiến bé thiệt mạng. Nhưng luồng dư luận khác lại đặt vấn đề, nếu đưa bé đi cấp cứu mà không có kiến thức chuyên môn sẽ vô tình giết chết nạn nhân. Vậy, trong tình huống tương tự, những người không có kiến thức y khoa, có nên tự ý đưa người bị nạn đi cấp cứu hay không? Phải làm gì để sơ cứu đúng cách, kịp thời? Nếu sơ cứu sai cách, hậu quả sẽ ra sao?
Dư luận trái chiều về cách sơ cấp cứu cho bé gái 6 tuổi
Cô giáo Dương Kim Liên (Trường Tiểu học Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) – người chứng kiến vụ tai nạn kể lại: “15 phút sau tai nạn, mình bỗng thấy cháu bé gồng bụng lên, đầu lắc lắc. Mình gọi những người xung quanh thông báo cháu còn sống. Lúc này, công an đã xuất hiện. Mình bấm máy gọi 115 và đề nghị công an chặn nhờ xe đưa cháu đi ngay... Mọi người chặn được một chiếc xe taxi. Khi mấy người bế cháu đưa ra thì taxi bỏ chạy mặc cho mình và mọi người kêu gọi. Tiếp tục, mình đứng ra giữa đường chặn một xe con. Người đàn ông lái xe cố tình chen đám đông để thoát”. Đoạn camera an ninh ghi lại diễn biến 20 phút sau vụ tai nạn kinh hoàng cho thấy, nhiều người vây quanh nơi cháu bé xấu số nằm, nhưng không ai tham gia sơ cấp cứu cho bé.
Khoảng 30 phút sau tai nạn, xe cấp cứu đầu tiên với bác sĩ và điều dưỡng có mặt ở nơi xảy ra tai nạn. Lúc này, cháu bé vừa được chuyển lên xe tải của công an. Bệnh nhân bị đa chấn thương, vỡ nếp sọ nhưng tim vẫn đập nên được chuyển trở lại xe 115 đưa thẳng đến Bệnh viện Đức Giang gần đó để đặt nội khí quản rồi chuyển tiếp lên Bệnh viện Việt Đức. Tại đây, dù được nỗ lực cứu chữa, nhưng sau hơn 2 tiếng, cháu bé tử vong.
Nhận định về vụ tai nạn này, ThS. BS Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, cấp cứu người bị nạn luôn là một tình huống khó bởi không phải ai cũng biết cách sơ cứu. Nếu biết sơ cứu đúng, có thể cứu nguy người gặp nạn trong gang tấc. Trong trường hợp vụ tai nạn giao thông trên phố Ái Mộ khiến 3 người tử vong, BS Lương Quốc Chính cho rằng, việc em bé được đưa đi cấp cứu muộn, một phần do những người xung quanh thiếu kỹ năng.
Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, ThS. BS Đường Hoàng Lương – Khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho hay, không phải tất cả trường hợp nạn nhân bị tai nạn giao thông đều nên tự ý đưa tới bệnh viện. Với một người bình thường, không có kiến thức chuyên môn, việc đánh giá sai tình trạng nạn nhân, sơ cứu, di chuyển nạn nhân sai cách có thể khiến cho tình hình trở nên xấu hơn. Việc quyết định có di chuyển nạn nhân ngay hay không, cần có kiến thức chuyên môn và không có công thức chung cho tất cả trường hợp.
Theo các bác sĩ, nếu chúng ta đang lưu thông trên đường, gặp nạn nhân bị thương, nhất là trong các vụ va chạm giao thông mạnh, có nhiều người xung quanh, đầu tiên cần phải xác định trong số những người xung quanh có ai là nhân viên y tế hay không, để họ có thể có kiến thức sơ cấp cứu đúng cách. Nếu không có, phải nhanh chóng hô hoán kêu gọi người tới giúp, gọi xe cứu thương, công an tới.
Bước tiếp theo, cần phải xem nạn nhân đã bị ngừng tim chưa (gọi hỏi không biết, ngừng thở hoặc thở ngáp, mạch cổ không đập). Nếu có ngừng tim, cần để nạn nhân nằm ngửa nhẹ nhàng, duỗi thẳng chân tay, tránh gập cổ… rồi ép tim ngay.
Cách ép tim được TS.BS Hoàng Bùi Hải, Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực (Bệnh viện ĐH Y Hà Nội) hướng dẫn như sau: Đặt hai tay chồng lên nhau giữa ngực nạn nhân và ép thật mạnh, thật nhanh, rồi thả tay để ngực nở tối đa sau mỗi lần ép tim. Ép timliên tục không nghỉ, sau 2 phút có người thay. Ép cho đến khi tim đập lại (tỉnh ra, thở được, có mạch cổ đập), hoặc cho đến khi nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp đến. Trong bước này, TS.BS Hoàng Bùi Hải lưu ý, chỉ di chuyển nạn nhân bị ngừng tim vào bệnh viện khi tim đã đập lại. Nếu nạn nhân vẫn tỉnh hoặc lơ mơ, vẫn tự thở thì đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên, hai tay duỗi, một chân vắt chéo sang bên đối diện.
BS Đường Hoàng Lương cho biết thêm: “Nếu nạn nhân gặp chấn thương phần mềm, chảy máu… phải lập tức băng bó chặt lại phần chảy máu bằng vải sạch, vô khuẩn, dây hoặc bằng bông gạc để cầm máu. Nếu người bị nạn gặp chấn thương vùng đầu, cần băng chặt, giữ đầu, cổ cố định. Nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm, không tháo bỏ mũ”.
Trong trường hợp bị gãy nhiều xương sườn, nạn nhân thường rất đau và khó thở. Lúc này, nên đặt nạn nhân ở tư thế đầu hơi cao - tư thế này giúp dễ thở hơn, rồi chuyển ngay đến bệnh viện.
Trong trường hợp thấy nạn nhân có biến dạng bất thường, phát hiện gãy xương, tay, chân lủng lẳng thì phải cố định nẹp bên cạnh phần gãy, trong tư thế chắc chắn, không để di lệch xương. Nếu có cáng vận chuyển thì vận chuyển nạn nhân, còn nếu không thì vận chuyển trên tấm ván cứng. Nếu bế dốc nạn nhân lên sẽ có thể khiến nạn nhân bị sốc hơn, do khi di chuyển, xương bị di lệch nhiều hơn, chạm vào dây mạch máu thần kinh gây sốc và chảy máu nhiều.
BS Đường Hoàng Lương lưu ý: “Tuyệt đối không chở nạn nhân bị gãy xương, chấn thương vùng đầu cổ bằng xe máy bởi sẽ làm tổn thương nặng lên. Tốt nhất là vận chuyển bằng ôtô. Trong quá trình vận chuyển, luôn giữ tư thế đầu thẳng với trục cơ thể. Tuyệt đối không kéo, nắn xương cho nạn nhân”.
Sơ cứu sai có thể gây liệt toàn thân, tứ chi
Các bác sĩ cấp cứu, chấn thương chỉnh hình cho biết, không ít trường hợp do người sơ cứu thiếu kiến thức đã khiến tình trạng bệnh nhân nặng thêm. Ví dụ, với chấn thương vùng cổ, sơ cứu sai cách có thể gây liệt toàn thân, liệt tứ chi.
Nhiều trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh táo, nhận thức rõ, nhưng chấn thương cột sống cổ mất vững chãi, khi được sơ cứu, di chuyển, người giúp đỡ vô tình xốc ngược người bị nạn lên, cổ không được bảo vệ gây đứt tủy cổ dẫn đến nạn nhân choáng tủy có thể chết ngay, hoặc có thể bị liệt cơ hô hấp, liệt tứ chi không hồi phục. BS Đường Hoàng Lương nói: “Những trường hợp chấn thương vùng cổ, khi sơ cứu yêu cầu phải có 2 người. Một người cố định cổ, một người nẹp, yêu cầu cột sống cố phải thẳng với trục cơ thể. Nếu không có dụng cụ nẹp ôm quanh cổ thì phải đặt đầu, người trên ván cứng, chèn 2 bao cát hai bên tai khi nạn nhân nằm, không để cổ lúc lắc. Làm như vậy, nạn nhân sẽ không tổn hại đến tủy sống, tránh trường hợp bị liệt”.
Khi đưa người bị chấn thương vùng cổ di chuyển lên xe hoặc cáng cứu thương, các bác sĩ lưu ý, phải bảo vệ cột sống cổ của bệnh nhân bằng cách một người đỡ đầu để thẳng trục với thân, một người xốc nách từ sau, một người đỡ hai chân. Cả 3 người cùng lùi cùng tiến, để đầu, cột sống cổ luôn thẳng trục với thân mình.
Một vấn đề quan trọng khác được các bác sĩ khuyến cáo, là khi sơ cứu bất cứ trường hợp nào, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, khai thông đường thở. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... phải móc ngay ra. Nếu người bệnh không thở được thì phải hô hấp nhân tạo. Muốn hạn chế tình trạng suy hô hấp thì nên đặt bệnh nhân nằm đầu cao. Nếu bệnh nhân bị huyết áp thấp, hoặc bệnh nhân có bệnh sọ não, cần lưu ý không nên đặt nằm ở tư thế đầu quá cao.
Nạn nhân bị tai nạn giao thông mạnh dễ bị chấn thương đầu, bụng, gãy đốt sống cổ, nếu tự ý di chuyển nạn nhân không đúng cách dễ dẫn đến nguy cơ bị liệt toàn thân, tứ chi, thậm chí tử vong. Với bệnh nhân đang bị sốc, choáng hoặc mất nhiều máu cần phải đặt nằm bất động tại chỗ, kiểm tra đường thở trước khi quyết định sơ cứu tại chỗ hay đưa đến bệnh viện.
ThS.BS Đường Hoàng Lương (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn)
Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 16 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 16 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 17 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...