Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm
GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.
Thời điểm hiện tại, thời tiết miền Bắc thay đổi thất thường, ngày nóng, đêm lạnh kết hợp với tiết trời hanh khô là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
Một số bệnh điển hình trong thời điểm này như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh viêm da dị ứng, bệnh sởi, viêm não Nhật Bản, các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, hen suyễn, viêm phổi…
Trong đó, cảm cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp rất hay gặp trong thời điểm giao mùa thu đông. Các biểu hiện của bệnh như: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Triệu chứng ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhất là ở trẻ em.
Thông thường người bệnh sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn nếu người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền.
Biến chứng thường gặp nhất của cảm cúm là viêm phổi, viêm màng não, bội nhiễm vi khuẩn. Nặng hơn, bệnh cúm có thể gây ra biến chứng suy hô hấp đặc biệt nguy hiểm với những người có bệnh mạn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẹn mãn tính, tim mạch, đái tháo đường…
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cũng là những đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng khi mắc cúm.
Làm gì khi bị cảm cúm?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khi bị cảm cúm, người bệnh cần cách ly với những người không bị mắc bệnh sống trong gia đình càng nhiều càng tốt, ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng biểu hiện. Điều này sẽ hạn chế được nguy cơ lây nhiễm cúm cho người thân, nhất là những người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm cúm như người già, trẻ em, người có sức khỏe không ổn định.
Bên cạnh đó, nên ở nhà cách ly để khỏi lây nhiễm cảm cúm cho người khác, trường hợp bắt buộc phải ra khỏi nhà, bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế và che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy để ngăn các chất tiết hô hấp nhằm tránh nguy cơ lây bệnh cảm cúm cho những người khác.
Hằng ngày, người bệnh bị cảm cúm nên nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn và uống 1 ly tỏi băm nhuyễn pha nước ấm; cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi, cháo giải cảm, nước chanh tươi ấm pha mật ong…), nhất là với người cao tuổi và trẻ em.
Bệnh nhân có thể tự xông tại nhà bằng các loại lá như lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, húng quế… để thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh.
Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài hơn một tuần, bệnh nhân sốt cao kéo dài, sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường không đỡ, ho nhiều, tức ngực, khó thở, đau nhức, mệt mỏi tăng thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị kịp thời.
Những việc cần hạn chế làm khi bị cảm cúm
Cũng theo các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến bệnh cảm cúm khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.
Bên cạnh đó, khi bị cảm cúm, nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo. Bởi thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo an toàn vệ sinh, các chất dinh dưỡng có trong những thực phẩm này cũng bị giảm đi trong quá trình chế biến. Điều này không tốt cho quá trình hồi phục của người bệnh.
Ngoài ra, rượu và các đồ uống có gas là thực phẩm nên tránh khi bị cảm cúm. Nguyên nhân là do những loại đồ uống này không những khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn mà còn khiến hệ miễn dịch suy yếu nên sẽ làm cho người bị cúm lâu hồi phục.
Mặt khác, cà phê, thuốc lá và các sản phẩm chứa chất kích thích khác cũng là thứ cần tránh xa khi mắc cảm cúm vì chúng sẽ khiến các cơn ho, cơn đau họng tăng lên nhiều hơn.
Đặc biệt lưu ý, không sử dụng kháng sinh khi bị cảm cúm vì cảm cúm là bệnh do virus gây ra và không thể chữa khỏi bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm xoang, viêm họng, nhiễm trùng tai, da và đường tiết niệu.
Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh về lâu dài. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, dùng thuốc kháng sinh trị cảm cúm có thể khiến bạn ốm nặng hơn hoặc khiến bệnh kéo dài hơn.
Cách phòng ngừa cảm cúm
Để phòng ngừa cảm cúm trong thời điểm giao mùa, các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên súc miệng bằng nước muối ấm hay nước súc miệng chuyên dụng có thể làm giảm đau họng.
Tạo thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc gel diệt khuẩn, dùng khăn giấy để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, vứt tất cả khăn giấy sau khi sử dụng xong.
Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, chống lại bệnh cúm bằng nhiều cách: Uống nhiều nước, ăn nhiều các rau củ quả giàu vitamin C như ổi, cam, dâu tây, kiwi, đu đủ, súp lơ… Tập thể dục thể thao thường xuyên.
Ngoài ra, tiêm phòng vaccine cúm nhất là cho trẻ em cũng là phương pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa mắc cúm trong bối cảnh các bệnh về đường hô hấp đang gia tăng như hiện nay.
Lưu ý đối với người chăm sóc bệnh nhân bị cảm cúm:
- Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.
- Chú ý bồi dưỡng thêm chất bổ để đảm bảo sức khỏe khi chăm người bệnh cảm cúm, nên ăn thêm gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn (như hành, tỏi, gừng…), ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt…) để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.
- Đồ dùng của người cảm cúm (như bát, đũa, thìa, cốc, chén…) hằng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người.
- Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm.
- Khăn giấy của bệnh nhân cảm cúm đã sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác.
- Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như: sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly và khám, điều trị ngay.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 1 giờ trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh
Sống khỏe - 4 giờ trướcDị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.
7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp
Sống khỏe - 5 giờ trướcNgười bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh
Sống khỏe - 6 giờ trướcKhám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.
Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam
Sống khỏe - 6 giờ trướcVừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.
Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 8 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng
Sống khỏe - 10 giờ trướcNgười bệnh tiểu đường nếu không biết cách kiểm soát tốt đường huyết sẽ dẫn đến các biến chứng trên tim mạch, thần kinh,... Vậy làm cách nào giúp người tiểu đường có thể phòng ngừa được các biến chứng này?
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặpGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.