Từ vụ hàng loạt người đổ bệnh vì ăn phải hành tây nhiễm khuẩn, chuyên gia khuyến cáo hành tây cực tốt mà cực độc, cần biết để tránh 'mang họa vào thân'
GiadinhNet - Ăn phải hành tây nhiễm khuẩn Salmonella, hơn 650 người đã phải đối mặt với một số triệu chứng như tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày...
Mới đây, hơn 650 người Mỹ ở 37 bang bị bệnh và 129 người trong số này đã phải nhập viện sau khi tiêu thụ hành tây được phát hiện nhiễm khuẩn Salmonella.

Ảnh minh họa
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tính đến ngày 18/10, 652 người trên 37 bang đã bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Trên thực tế, con số này có thể lớn hơn do nhiều người đã tự bình phục và không cần chăm sóc y tế. Trước thực trạng đó, đơn vị này đã tự nguyện thu hồi khẩn cấp đối với lô hành tây nhiễm khuẩn, đồng thời phối hợp với CDC để tìm lời giải cho điều này.
Theo CDC, Salmonella là một loại vi khuẩn có thể gây bệnh cho người. Các nhà khoa học phân loại chúng thành nhiều dạng khác nhau dựa trên cấu trúc bề mặt của vi khuẩn. Salmonella có hơn 2500 biến thể và chưa tới 100 biến thể trong số đó, bao gồm cả Salmonella Oranienburg, có thể gây bệnh cho con người.
CDC cho biết có khoảng 75% người bệnh được ghi nhận đã ăn hành tây sống hoặc món ăn chứa hành tây sống. Người nhiễm phải vi khuẩn này thường đối mặt với một số triệu chứng như tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Chúng có thể xuất hiện sau 6 tiếng đến 6 ngày kể từ khi nuốt phải vi khuẩn. Trên thực tế, hầu hết mọi người đều tự khỏi sau 4-7 ngày và không cần dùng thuốc kháng sinh
Một số nhóm người như trẻ em dưới 5 tuổi, người trưởng thành trên 65 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, có thể phải đối mặt với triệu chứng nghiêm trọng và cần nhập viện.
Hành tây cực tốt nhưng không phải thích hợp với tất cả mọi người

Ảnh minh họa
Hành tây dùng sống hoặc nấu chín đều được dung nạp tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hành tây đậm đặc chất dinh dưỡng, chúng có lượng calo thấp lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cung cấp một lượng đáng kể vitamin, khoáng chất và chất xơ .
Loại rau này đặc biệt giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng liên quan đến việc điều chỉnh sức khỏe miễn dịch, sản xuất collagen, sửa chữa mô và hấp thu sắt.
Hành tây cũng rất giàu vitamin B, bao gồm folate (B9) và pyridoxine (B6) - đóng vai trò chính trong quá trình trao đổi chất, sản xuất hồng cầu và chức năng thần kinh.
Tuy nhiên, nếu bạn thuộc 1 trong 6 nhóm người dưới đây thì nên hạn chế:
Người đau mắt đỏ
Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
Phụ nữ mang thai bị xung huyết
Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc xung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)…
Người sinh lý yếu
Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.
Người bị đau dạ dày
Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.
Những người huyết áp thấp
Những người mắc bệnh huyết áp thấp nên nghiên cứu một chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý với thịt và rau để đảm bảo nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.

Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
Hà Nội: Rau xanh tăng giá đột biến nhiều người chuyển hướng tiêu dùng

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 21 giờ trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sống khỏe - 22 giờ trướcMột số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người bệnh ung thư gan vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị sớm, không theo dõi định kỳ, chỉ đến viện khi cơ thể suy kiệt, đau tức hoặc thậm chí đã vỡ u, chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.