Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ nam thanh niên phải cắt bỏ chân vì đắp lá chữa tiểu đường: Hãi hùng những hậu quả khôn lường từ thói quen hàng triệu người Việt hay mắc phải

Thứ hai, 19:10 11/03/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Lở loét, hoại tử, phải cắt bỏ một phần cơ thể, thậm chí tử vong… là những hậu quả khôn lường có thể gặp phải khi tự ý dùng các loại lá hoặc các bài thuốc nam truyền miệng trong dân gian để chữa bệnh.

Mới đây, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (quê Phú Thọ) bị biến chứng đái tháo đường type 1, loét hoại tử bàn chân trái. Bệnh nhân phát hiện bị đái tháo đường đường cách đây 12 năm và đang tự điều trị tại nhà.

Chàng trai trẻ phải cắt bỏ chân do đắp lá chữa tiểu đường Chàng trai trẻ phải cắt bỏ chân do đắp lá chữa tiểu đường

Bệnh nhân 28 tuổi (Phú Thọ) mắc tiểu đường, biến chứng loét, hoại tử bàn chân vì một vết xước nhỏ.

Theo lời kể của bệnh nhân, trước khi vào viện khoảng một tháng, anh bị ngã xe máy, xây xát vùng da mu chân trái, không gãy xương. Vài ngày sau, vết thương lan rộng, sâu toàn bộ chân trái, chảy dịch hôi, sưng tấy, đau nhức, mất cảm giác. Bệnh nhân vẫn không tới bệnh viện điều trị mà ở nhà tự dùng thuốc kháng sinh và tìm các loại thuốc lá dân gian để đắp lên vết thương. Sau đó không lâu, người này thấy mệt mỏi, sốt cao trên 38 độ C, vết thương hoại tử lan rộng gần hết mu chân, lan tỏa xuống gan chân, chảy dịch hôi thối…

Khi tiếp nhận bệnh nhân, BS Tôn Thất Kha, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương nhận định đây là ca bệnh diễn biến rất nặng do nhập viện muộn. Khi vào viện, sức đề kháng của bệnh nhân rất yếu, sốt cao liên tục kèm theo viêm phổi, nhiễm trùng bàn chân nặng, được theo dõi nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng.

Theo BS Kha, để bảo toàn tính mạng, các bác sĩ đã phải cắt chân của bệnh nhân lên gần đến đùi. Đây là một đáng tiếc do sai lầm và thiếu hiểu biết trong việc chăm sóc, điều trị bệnh đái tháo đường.


Bệnh nhân phải cắt bỏ chân vì đắp lá chữa đái tháo đường. Ảnh TL

Bệnh nhân phải cắt bỏ chân vì đắp lá chữa đái tháo đường. Ảnh TL

Trên thực tế, không chỉ bệnh nhân mắc đái tháo đường có quan niệm đắp các loại lá hoặc bài thuốc nam truyền miệng trong dân gian để chữa bệnh mà đây là thói quen của hàng triệu người Việt. Dù việc làm này tiềm ẩn vô vàn những hậu quả khôn lường, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng nhiều hệ lụy, câu chuyện đau lòng vẫn diễn ra.

Tử vong vì đắp lá chữa mụn

Giữa năm 2018, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển (Uông Bí, Quảng Ninh) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 47 tuổi trú tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng co giật, sốt cao trên 40 độ C, vùng mông có vết loét rộng đường kính 10cm, sâu 4cm đang chảy dịch mủ.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, vài tháng trước bệnh nhân có mọc một cái nhọt ở mông nhưng đã chủ quan không đi khám. Một thời gian sau, người này thường xuyên kêu đau, nhức vùng mông do vết mụn sưng to. Tuy nhiên, anh cũng không đi khám mà tự mua các loại cao dán về đắp.

Sau khi đắp cao vết mụn càng sưng to, mưng mủ và vỡ ra chảy nhiều mủ trắng lẫn máu. Chưa dừng lại ở đó, nghe một số người hàng xóm mách, bệnh nhân đã mua 2 liều thuốc nam về đắp tiếp. Sau đắp thuốc 1 ngày bệnh nhân có biểu hiện mê sảng, co giật, sốt cao gia đình mới vội vàng đưa đến viện cấp cứu.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ kết luận, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết có vết loét rộng vùng mông trên nền bệnh xơ gan. Dù được cứu chữa nhưng sau 3 ngày điều trị tích cực không tiến triển, tiên lượng xấu, gia đình bệnh nhân đã xin về nhà lo hậu sự.

Mất cơ hội điều trị ung thư vú vì tin bài thuốc đắp lá của thầy lang

Giữa năm 2018, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân 51 tuổi, ở Bắc Quang, Hà Giang nhập viện với các vết lở loét, sưng phồng, chảy máu mủ ở vú.


Nhiều người rơi vào tình trạng ngực lở loét, hoại tử vì tin vào các bài thuốc dân gian truyền miệng chữa ung thư. Ảnh Internet

Nhiều người rơi vào tình trạng ngực lở loét, hoại tử vì tin vào các bài thuốc dân gian truyền miệng chữa ung thư. Ảnh Internet

Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó khoảng 1 năm, bà tự sờ thấy u vú nhưng không đi khám mà nghe lời mách bảo mua thuốc lá của thầy lang về đắp. Gần một năm đắp lá, khối u vú không nhỏ đi mà ngày càng to hơn, căng phồng như quả bưởi. Sau đó, chúng vỡ gây loét ngoài da khiến ngực người này sùi như chiếc súp lơ.

Theo BS Đỗ Huyền Nga, Phó Khoa Nội 1 (Bệnh viện K), bệnh nhân đã bị tổn thương nặng toàn bộ vú trái, giai đoạn lan rộng tại chỗ không còn khả năng phẫu thuật. Các bác sĩ chỉ có thể điều trị triệu chứng, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Hoại tử hậu môn vì đắp lá chữa trĩ

Cũng trong năm 2018, một bệnh nhân nữ 36 tuổi (quê Phù Ninh, Phú Thọ) được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ trong tình trạng bị hoại tử hậu môn vì tự ý cắt lá thuốc nam chữa tại nhà.

Theo đó, bệnh nhân bị trĩ hơn 1 năm trước nhưng do tâm lý chủ quan, e ngại, chị này không tới viện điều trị theo chỉ định của các bác sĩ, mà mua thuốc nam đắp theo lời mách của người quen. Sau 4 ngày đắp thuốc, tình trạng đau đớn càng trầm trọng hơn, bệnh nhân mới tới viện để điều trị.

Theo BS Nguyễn Quang Hòa, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) bệnh nhân bị hoại tử nặng vùng hậu môn, được chỉ định phẫu thuật cắt trĩ vì tình trạng bệnh khá nguy hiểm, nếu chậm trễ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Sản phụ bị áp xe, chảy mủ vì đắp lá chữa tắc tia sữa

Tháng 10/2018, BS Nguyễn Thị Bích Thủy, Trưởng khoa Khám Phụ khoa tự nguyện (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, Bệnh viện đã điều trị cho sản phụ Trần Thị H. (Thị trấn Na Hang, Tuyên Quang) bị áp xe vú ngực chảy mủ do điều trị tắc tuyến sữa sai cách.

Trước đó, sản phụ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngực có một ổ nhiễm khuẩn, chảy mủ. Theo lời người nhà bệnh nhân, sản phụ này mới sinh con và đang trong thời kỳ cho con bú thì bị tắc sữa. Nghe lời người thân, chị này đã dùng các loại lá cây để đắp vào ngực. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, ngực bệnh nhân vô cùng đau nhức, chảy mủ vàng. Khi đó, người nhà mới tá hỏa đưa sản phụ đến bệnh viện thăm khám thì đã trong tình trạng bị áp xe ngực nặng, phải ở lại viện điều trị.

Theo các chuyên gia, việc đắp các loại lá hoặc các bài thuốc nam truyền miệng trong dân gian thực sự rất nguy hiểm. Việc tự ý mua lá, rễ cây về sắc uống, đắp ngoài theo gợi ý của người quen mách bảo mà không theo chỉ định của thầy thuốc, không đến cơ sở thuốc y học cổ truyền được cấp phép… đều có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Ðể tránh tình trạng tiền mất tật mang, các bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện các triệu chứng bệnh, cần đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị đúng cách.

N.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 39 phút trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 43 phút trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

Top