Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ứng phó bão số 3: Hà Nội điện hỏa tốc yêu cầu các địa phương đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Thứ sáu, 17:00 06/09/2024 | Bảo vệ người tiêu dùng

GĐXH - Ngày 6/9, UBND TP Hà Nội cho biết, Thường trực Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội điện hỏa tốc yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị thành phố tập trung ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn.

Cận cảnh đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 2): Người dân bức xúc vì mùa nắng nặng mùi xú uế, mùa mưa hàng trăm tấn rác thải lại dềnh lênCận cảnh đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 2): Người dân bức xúc vì mùa nắng nặng mùi xú uế, mùa mưa hàng trăm tấn rác thải lại dềnh lên

GĐXH - Khu vực đê Tả Cà Lồ thuộc địa phận thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội có dấu hiệu bị lấn chiếm và bao phủ bởi rác thải, nhà không phép. Mùa nắng nặng mùi xú uế, mùa mưa thì hàng trăm tấn rác thải lại dềnh lên. Người dân vùng hạ lưu sẽ hứng trọn rác kèm nguy cơ dịch bệnh.

Ứng phó bão số 3 theo phương châm "4 tại chỗ"

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi), Thường trực Thành ủy,  UBND TP Hà Nội điện hỏa tốc, yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị của thành phố khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin về diễn biến và tính chất nguy hiểm, phức tạp của cơn bão số 3 đến người dân, doanh nghiệp, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của bão, từ đó, khẩn trương về nơi cư trú an toàn, tránh tư tưởng phó mặc trong công tác phòng, chống bão cho cơ quan chức năng, đặc biệt là tư tưởng chủ quan, lơ là.

Ứng phó bão số 3: Hà Nội điện hỏa tốc yêu cầu các địa phương đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng- Ảnh 2.

Hình ảnh bão số 3 đang di chuyển vào đất liền. (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)

Qua đó, đề cao cảnh giác, thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình bão và chủ động thức hiện các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, nhất là tại các khu vực ven sông, bệnh viện, trường học, khu vực tập trung đông dân cư.

Thứ hai, ứng phó bão theo phương châm "bốn tại chỗ" một cách thực chất, gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

Không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân. Các cơ quan, đơn vị chủ động phương án sẵn sàng hiệp đồng với lực lượng quân đội, công an để làm tốt công tác phòng, chống bão, lũ.

Đảm bảo dự trữ hàng hóa, bảo vệ hồ đập, đê điều

Thứ ba, khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão và tăng cường kiểm tra việc thực hiện theo chỉ đạo tại Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 04/9/2024 của Chủ tịch UBND Thành phố.

Theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó;

Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông trong thời gian bão đổ bộ, mưa lớn. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện, phải huy động tối đa đảm bảo có điện cao nhất và khắc phục sự cố nhanh nhất, duy trì cung ứng điện khi có mưa, lũ xảy ra; đặc biệt đảm bảo điện phục vụ cho các công trình tiêu úng, thoát lũ;

Theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng khai thác và ngăn nguy cơ ngập lụt từ lũ rừng ngang;

Đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của người dân;

Chủ động kích hoạt các trạm bơm tiêu để đón trước các khu vực trọng điểm tiêu úng; triển khai các biện pháp bảo vệ hồ đập, đê điều, nhất là khu vực các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất...

Tập trung xử lý ngập úng, ưu tiên chống ngập các trạm bơm, tăng cường phòng chống dịch bệnh

Đối với các Công ty TNHH MTV: Thoát nước Hà Nội, Công viên cây xanh Hà Nội, Chiếu sáng và thiết bị đô thị cần phải ứng trực 100% nhân lực, thiết bị theo phương án phòng chống thiên tai, xử lý úng ngập nội đô, khu vực nông nghiệp, hỗ trợ xử lý úng ngập các quận, huyện giáp ranh.

Lưu ý kiểm tra tất cả các trạm bơm do Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; hạ mực nước các hồ chứa về mức tối thiểu nhất.

Kịch bản nếu trường hợp bị ngập úng sâu thì phải ưu tiên chống ngập cho các trạm bơm trước (đảm bảo 100% trạm bơm phải có điện).

Khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn công trình xây dựng đang thi công và nhà cửa, kho tàng, trụ sở, trường học, bệnh viện, nhất là những nơi ven sông và các vị trí xung yếu khác;

Ứng phó bão số 3: Hà Nội điện hỏa tốc yêu cầu các địa phương đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng- Ảnh 3.

Cận cảnh khu vực đê Tả Cà Lồ bị lấn chiếm, bao phủ bởi rác, người dân Sóc Sơn bức xúc vì mùi hôi, nguy cơ cao ô nhiễm nguồn nước. Chỉ cần có lũ là hàng trăm tấn rác thải sẵn sàng trôi về hạ lưu. Theo chính quyền xã Xuân Thu, đây là khu vực lấn chiếm của 2 thế hệ trong một gia đình ông Phan Văn Chử.

Có biện pháp hiệu quả để phòng chống úng ngập khu đô thị; chằng chống, cắt tỉa, giải tỏa các cây có nguy cơ gẫy, đổ, ứng phó mưa to, gió lớn.

Kiên quyết sơ tán người dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, các hộ dân đang cư trú ở những khu nhà chung cư xuống cấp, chung cư cao tầng, nhà ở nguy hiểm, nhà riêng lẻ có nguy cơ sụp đổ để di chuyển đến trụ sở UBND phường, xã, trường học, nơi kiên cố, an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền.

Đối với các công trường xây dựng, phải có biện pháp chống rơi vật liệu từ trên cao; cần trục tháp phải hạ cần và cố định cần trục.

Triển khai công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ. Theo dõi số lượng khách du lịch, thông tin đến các doanh nghiệp du lịch về tình hình bão để chủ động ứng phó.

Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, cấp ủy các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố.

Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với tỉnh thần ở mức cao nhất.

Có thể hoãn các cuộc họp, hội nghị, sự kiện không cần thiết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão. Đơn vị nào để xảy ra thiệt hại về người, tài sản do lỗi chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống bão thì người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy.

Cùng thời điểm, Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 06/9/2024 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Trong đó, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: Đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được giao phụ trách, chủ động xuống hiện trường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, thiên tai trong đó tập trung:

Rà soát kỹ, triển khai ngay công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, khu vực có nguy cơ ngập sâu do mưa lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét không bảo đảm an toàn, khu vực có nguy cơ mất an toàn do hệ thống điện, công trình, cây xanh gãy, đổ…;

Kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn; đặc biệt lưu tâm đến các trường hợp, khu vực đã xảy sự cố, thiệt hại đáng tiếc về người trước đây liên quan đến tai nạn khi đi qua khu vực bị ngập, đánh bắt cá, vớt củi...; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đặc biệt lư u ý đối với các huyện có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang, lũ quét, sạt lở đất như: Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức…

Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 1): Người dân bức xúc vì rác vây quanh nhà, nguy cơ ngập lụt caoĐê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 1): Người dân bức xúc vì rác vây quanh nhà, nguy cơ ngập lụt cao

GĐXH - Theo người dân địa phương, khu vực đê Lương Phúc, thuộc thôn Thu Thủy (xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe do rác thải ùn ứ, nhà xưởng nhả khói. Bên cạnh đó, thời điểm này, nhiều khu vực trên địa bàn TP Hà Nội ngập lụt dâng cao nên người dân nơi đây luôn canh cánh nỗi lo ngập lụt khi đất hành lang đê bị lấn chiếm diện rộng.

Cận cảnh đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 2): Người dân bức xúc vì mùa nắng nặng mùi xú uế, mùa mưa hàng trăm tấn rác thải lại dềnh lênCận cảnh đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 2): Người dân bức xúc vì mùa nắng nặng mùi xú uế, mùa mưa hàng trăm tấn rác thải lại dềnh lên

GĐXH - Khu vực đê Tả Cà Lồ thuộc địa phận thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội có dấu hiệu bị lấn chiếm và bao phủ bởi rác thải, nhà không phép. Mùa nắng nặng mùi xú uế, mùa mưa thì hàng trăm tấn rác thải lại dềnh lên. Người dân vùng hạ lưu sẽ hứng trọn rác kèm nguy cơ dịch bệnh.

Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 3): Vì sao cả hệ thống chính quyền bất lực với gia đình ông Chử?Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 3): Vì sao cả hệ thống chính quyền bất lực với gia đình ông Chử?

GĐXH - Theo UBND xã Xuân Thu (huyện Sóc Sơn), trường hợp ông Phan Văn Chử lấn chiếm khu vực bãi sông, bờ sông Cà Lô để tập kết phế liệu, rác thải, chính quyền ra quân xử phạt nhiều lần nhưng phạt xong đâu lại hoàn đó.

Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 4):  Cán bộ kể chuyện bắt "rác tặc" như phim trinh thám, lòng sông, hành lang đê rác vẫn chất chồngĐê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 4): Cán bộ kể chuyện bắt 'rác tặc' như phim trinh thám, lòng sông, hành lang đê rác vẫn chất chồng

GĐXH - Theo lãnh đạo UBND xã Xuân Thu (Sóc Sơn), cấp huyện đã có những đề xuất, giải pháp để xử lý tình trạng lấn chiếm đất và rác thải nhưng thẩm quyền của xã chỉ có thể xử lý những hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính dưới 5 triệu đồng.

Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 5): Huyện vào cuộc nước thải vẫn ngả màu đen, bốc mùi hôi thốiĐê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 5): Huyện vào cuộc nước thải vẫn ngả màu đen, bốc mùi hôi thối

GĐXH - Hiện nay, khu vực đê Tả Cà Lồ tại thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội không chỉ diễn ra tình trạng xả rác thải tràn lan, mà việc xả nước thải cũng đang khiến lòng sông, cống khu vực thôn Thu Thủy lúc nào cũng ngả màu, bốc mùi.

Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 6): Trong nửa tháng xử lý 62 trường hợp, tình trạng quây tôn, dựng nhà chiếm vẫn còn nguyên?Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 6): Trong nửa tháng xử lý 62 trường hợp, tình trạng quây tôn, dựng nhà chiếm vẫn còn nguyên?

GĐXH - Tại khu vực K6+705 đê Tả Cà Lồ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, thuộc địa bàn xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn Thành phố Hà Nội từ lâu xảy ra tình trạng quây tôn xây nhà xưởng lấn chiếm đất của Nhà nước với diện tích hàng héc ta. Điều đáng nói là việc này chính quyền xã, huyện đều biết, thông tin tới báo chí đã rốt ráo giải quyết nhưng thực tế lấn chiếm gần như vẫn còn nguyên.

Bảo Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Bảo vệ người tiêu dùng - 15 giờ trước

GĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông về việc đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều hàng hóa do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn. Hàng hóa sẽ chỉ tiếp tục được lưu thông khi khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo.

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, VCCI kiến nghị cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoặc nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan để tránh xung đột pháp lý.

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 31/3, Bộ Tài chính thông tin, trang Facebook có tên "Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo" là giả mạo. Người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác cao trước các bài đăng trên Facebook này.

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

Thị trường đất nền phía Nam tiếp tục ghi nhận nóng cục bộ ở một số khu vực. Các lô đất thổ cư dù tăng giá từ 7-10% so với trước Tết nhưng vẫn bán ra khá nhanh.

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trước

Không chỉ ở các tỉnh, thành có thông tin sáp nhập mà nhiều khu vực vùng ven Hà Nội thời gian gần đây giá đất nền cũng có xu hướng đi lên, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trước

Chung cư thương mại liên tục tăng giá và lập đỉnh ở mức từ 55-80 triệu đồng khiến môi giới liên tục “săn khách” đẩy hàng nhưng vẫn khó bán hàng.

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá

Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trước

GĐXH - Ghi nhận của phóng viên cho thấy, khi giá vàng đang giảm dần, ngoài những xếp hàng để chờ đến lượt mua vào thì cũng không ít người đến tiệm vàng chỉ để trực tiếp xem giá mua vào- bán ra.

Giá thịt lợn đắt ngang thịt bò, phần đặc biệt dành cho nhà giàu luôn 'cháy hàng'

Giá thịt lợn đắt ngang thịt bò, phần đặc biệt dành cho nhà giàu luôn 'cháy hàng'

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

Dù giá thịt lợn hơi có chiều hướng đi xuống nhưng giá bán lẻ vẫn duy trì ở mức cao, có loại còn xấp xỉ giá thịt bò loại thường. Đặc biệt, có một loại thịt mỡ lợn chỉ dành cho giới nhà giàu, luôn 'cháy hàng'.

Vì sao Hiệp hội đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực khấu trừ thuế thay hộ kinh doanh thương mại điện tử?

Vì sao Hiệp hội đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực khấu trừ thuế thay hộ kinh doanh thương mại điện tử?

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

GĐXH - Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) có văn bản gửi cơ quan chức năng đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực về trách nhiệm của các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn từ ngày 1/4/2025.

Trước đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng tiêu dùng, doanh nghiệp minh bạch người tiêu dùng mới được hưởng lợi

Trước đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng tiêu dùng, doanh nghiệp minh bạch người tiêu dùng mới được hưởng lợi

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

GĐXH - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng bày tỏ quan điểm doanh nghiệp phải minh bạch, người tiêu dùng mới thật sự được hưởng lợi.

Top