6 thực phẩm chứa insulin tự nhiên giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên
GĐXH - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và giữ mức insulin ổn định, làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Vai trò của Insulin với người bệnh tiểu đường
Insulin là một loại kích thích tố được tuyến tụy tiết ra có tác dụng thúc đẩy quá trình sử dụng và oxy hóa đường glucose trong cơ thể. Insulin trong cơ thể có vai trò gây ức chế enzyme phosphorylase, khiến cho quá trình biến đổi glycogen thành glucose trở nên chậm, tăng cường hấp thu glucose và tăng cường hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen.

Ảnh minh họa
Bệnh tiểu đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu, gây đường huyết tăng cao và là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.
Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn bị tiểu đường, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và giữ mức insulin ổn định, làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, bệnh thận, tổn thương thần kinh, mù lòa, vết thương chậm lành và nhiễm trùng tái phát.
6 thực phẩm chứa insulin tự nhiên giúp ổn định đường huyết
Rong biển

Ảnh minh họa
Rong biển có giá trị dinh dưỡng cao và rất giàu polysaccharide rong biển, protein, chất béo, caroten và vitamin A, B, C. Trong đó, polysaccharide rong biển có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường nên ăn rong biển trước bữa ăn để giảm lượng đường trong máu.
Đậu bắp

Ảnh minh họa
Đậu bắp rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chất nhầy trong đậu bắp có thể giúp giải độc, làm chậm quá trình hấp thụ đường và cải thiện lipid máu.
Đậu bắp cũng chứa carotenoid, rất có lợi cho việc duy trì hoạt động và bài tiết bình thường của insulin, cũng như cân bằng lượng đường trong máu.
Táo

Ảnh minh họa
Axit chlorogenic, axit ferulic và myricetin chứa trong táo đều là những chất phytochemical giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Chúng rất giàu pectin, thích hợp để ăn sau bữa ăn và có tác dụng làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Bí đỏ

Ảnh minh họa
Bí đỏ có thể thúc đẩy quá trình bài tiết insulin trong cơ thể, tăng cường chuyển hóa glucose, giảm lượng đường trong máu, rất giàu chất xơ giúp đường ruột bài tiết lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời ăn bí đỏ rất dễ tạo cảm giác no và thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Mướp đắng

Ảnh minh họa
Mướp đắng có chứa momordica glucoside, có tác dụng kích thích bài tiết insulin; pectin và chất xơ thô trong mướp đắng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, kích thích nhu động ruột và giải quyết vấn đề táo bón. Loại thực phẩm này cũng chứa một polypeptide đặc biệt, tương tự như insulin, giúp giảm lượng đường trong máu.
Rau cải xoăn

Cũng có lợi ích đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 vì bông cải xoăn có thể giúp ngăn chặn tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngoài ra, một số loại rau củ quả bao gồm rau diếp, bắp cải, rau bina, rau mùi tây, cần tây, dưa chuột, cà rốt, đậu xanh và bí ngô cũng giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin và có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Gạo lứt

Ảnh minh họa
Gạo lứt rất giàu chất dinh dưỡng, các khoáng chất, vitamin và chất xơ có trong gạo lứt gấp nhiều lần gạo trắng, nó cũng chứa nhiều khoáng chất khác nhau như crom, có thể giúp thúc đẩy sự trao đổi chất của lipid và đường.
Gạo lứt rất giàu trong chất xơ, giúp mọi người cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn, no mà không làm tăng đáng kể lượng đường trong máu.
Các triệu chứng tăng insulin máu
Lượng insulin khi được bài tiết dư thừa có thể dẫn đến lượng đường trong máu trở nên thấp hơn mức bình thường, hệ quả là gây hạ đường huyết. Triệu chứng này sẽ dễ dàng nhận thấy ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được.
Trong khi đó, hầu hết các tình trạng tăng insulin máu thông thường là không gây ra triệu chứng.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, người bệnh sẽ biểu hiện các triệu chứng của hạ đường huyết có thể bao gồm: Tăng cảm giác thèm ăn đường và carbohydrate; mệt mỏi; khó giảm cân; thường xuyên cảm giác đói hoặc đói cực độ.

Lưu ý về răng miệng khi nhai kẹo cao su
Bệnh thường gặp - 23 phút trướcNếu như nhai kẹo cao su có đường, nó có thể khiến bạn gia tăng nguy cơ bị sâu răng, nhưng nếu như kẹo cao su bạn sử dụng có các gia vị như acid citric, nó có thể làm giảm việc tích tụ mảng bám ở răng.

Người đàn ông suy gan, suýt chết sau bữa ăn: Bác sĩ thốt lên 'do ăn 1 thứ chứa độc tố cực mạnh'
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcMột người đàn ông 51 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn. Theo bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh đến từ 1 nguyên liệu cực độc trong món canh.

Mỗi ngày chỉ cần làm 6 việc đơn giản, chẳng ung thư nào làm bạn lo lắng, lão hóa tự tránh xa
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcĐây là công thức được các chuyên gia kết tinh từ lâu, chỉ cần tuân theo thì đảm bảo bệnh tật không dám “ngó ngàng”.

5 người trong một gia đình đều mắc viêm gan E thừa nhận mắc sai lầm khi chế biến món ăn theo cách này
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ đã phát hiện thủ phạm chính gây viêm gan E cấp tính cho cả gia đình bệnh nhân là món gan lợn sống mà gia đình đã ăn cách đó hơn một tháng.

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐây là loại hạt quen thuộc với người Việt, được đại danh y Hoa Đà thêm vào bí quyết dưỡng sinh. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất, có thể giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.