Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vị lương y già với bài thuốc cổ truyền của người Thái đen chữa các bệnh về phổi

Thứ năm, 16:25 19/05/2022 | Sống khỏe

Ở gần tuổi thất thập cổ lai hy, lương y Lang Thị Quynh vẫn cần mẫn, say sưa với từng vị thuốc, ân cần hỏi han sức khỏe người bệnh. Bằng vốn y học cổ truyền của người Thái đen được thừa hưởng từ gia đình có truyền thống làm nghề y, bà đã dày công nghiên cứu, phát triển thành những bài thuốc riêng biệt, chữa bệnh cứu người. Trong số bệnh nhân của bà có nhiều người mắc các bệnh về phổi, đã xuất hiện biến chứng.

Vị lương y già với bài thuốc cổ truyền của người Thái đen chữa các bệnh về phổi - Ảnh 1.

Dù tuổi đã cao, Lương y Lang Thị Quynh vẫn giàu tâm huyết với thuốc dân tộc.

Vị lương y giàu tâm huyết với thuốc dân tộc

Sau những ngày dài thực hiện giãn cách, hạn chế tiếp xúc để phòng, chống dịch COVID-19, Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh, số 28, đường Đinh Liệt, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) do lương y Lang Thị Quynh làm chủ đã trở lại đông đúc người bệnh đến khám, bốc thuốc chữa bệnh. 69 tuổi đời thì có đến hơn 50 năm lương y Quynh làm nghề thuốc nam. Đó còn chưa kể lúc còn thơ bé, bà vẫn thường theo mẹ trèo đèo lội suối đến nơi thâm sơn cùng cốc để hái lá thuốc, rồi học nghề, bốc thuốc giúp mẹ.

So với tuổi đời, tháng năm làm nghề thuốc có thể đã dài, nhưng lương y Quynh vẫn đau đáu nỗi niềm với những bài thuốc nam của người Thái đen. "Vốn y học cổ truyền của người Thái đen còn rộng lắm, tôi đã cố gắng, nhưng sức có hạn, vẫn chưa thể khôi phục, phát huy hết được. Còn khỏe ngày nào, tôi còn tiếp tục khôi phục, mong muốn tìm lại chỗ đứng cho y học của dân tộc mình", lương y Lang Thị Quynh bộc bạch.

Vị lương y già với bài thuốc cổ truyền của người Thái đen chữa các bệnh về phổi - Ảnh 2.

Vị lương y già với bài thuốc cổ truyền của người Thái đen chữa các bệnh về phổi - Ảnh 3.

Các vị thuốc chữa bệnh về phổi của Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh.

Khi tôi hỏi về bài thuốc điều trị các bệnh về phổi, gắn với tên tuổi bệnh nhân dùng thuốc của bà, vị lương y già chậm rãi: "Đó chỉ là một phần nhỏ trong y học cổ truyền của người Thái đen. Bài thuốc này trước kia được mẹ dùng chữa bệnh cho quan lại, địa chủ phong kiến cả một vùng rộng lớn. Được mẹ truyền lại, tôi đã tự nghiên cứu, chắt lọc và phát triển để bài thuốc đạt hiệu quả cao nhất. Đó là sự kết hợp hài hòa hơn 10 loại thảo dược quý, gọi theo tiếng Thái: chưa lướt, co khăm bức, co tan pạo, chưa thau kinh, chưa nếp leo"...

Theo lương y Lang Thị Quynh, đa phần các bệnh nhân tìm đến bà khi bệnh đã chuyển nặng với các biến chứng nguy hiểm. Đối với bệnh về phổi thì ho dai dẳng, sụt cân, mất ngủ triền miên. Cá biệt có những trường hợp ho dữ dội, ra máu, khi ho phải quỳ xuống nền nhà, da nhợt nhạt, thể trạng gầy sụp. Thậm chí nhiều người bệnh đã xuất hiện cơn đau âm ỉ sau lưng vùng ngực, kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) phát hiện có khối u trên đường hô hấp, teo phổi, xơ phổi...

Tùy vào cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh, họ được lương y Quynh lên phác đồ điều trị bằng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc (xoa bóp). Điều khác biệt trong phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền của người Thái đen là việc xoa bóp trị liệu bên ngoài được thực hiện với các loại lá cây giã hoặc xay nhuyễn, cho lên bếp sao khô cùng với thảo dược dạng nước để có tác dụng cao nhất. Trong thời gian điều trị, người bệnh phải kiêng dùng thị trâu, thịt chó, thị bò, mắm tôm và các loại đồ uống có cồn, thuốc lá.

Lương y Lang Thị Quynh cho biết thêm, không chỉ điều trị các bệnh phổi mạn tính (COPD), xơ phổi,…bài thuốc này đã được dùng điều trị và cho hiệu quả tích cực ở nhiều bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có hội chứng hậu COVID-19, như: ho giai dẳng, khó thở, hụt hơi...

Tiếng nói từ người bệnh

Vị lương y già với bài thuốc cổ truyền của người Thái đen chữa các bệnh về phổi - Ảnh 4.

Bà Vũ Thị Hồng Khánh vui mừng vì đã dùng thuốc lá nam của lương y Lang Thị Quynh hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo.

Một ngày gần đây, bà Vũ Thị Hồng Khánh, ở số nhà 287, phố Cầu Huyện, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) đã nhờ con trai đưa vào Thanh Hóa để cảm ơn lương y Lang Thị Quynh sau hành trình dài "chiến đấu" với căn bệnh hiểm nghèo. Câu chuyện của bà Hồng Khánh khiến nhiều người cùng cảnh ngộ xen lẫn nước mắt, nụ cười.

Bà Hồng Khánh kể, đầu năm 2018, bà thấy ho liên tục, nên được con trai đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình khám. Tại đây bà được chẩn đoán mắc căn bệnh u ác tính phổi phải. Không tin với "bản án tử", gia đình quyết định đưa bà đến Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều) thực hiện lại các xét nghiệm. Nhưng rồi kết quả cũng chẳng khác.

Sau lần ấy, bà Hồng Khánh tìm đến các bài thuốc y học cổ truyền với hy vọng cắt đứt những cơn ho dai dẳng. Và bà tìm đến các thuốc y học cổ truyền của lương y Lang Thị Quynh từ lời giới thiệu của một người đã khỏi bệnh phổi ở cùng thị trấn.

Bà Hồng Khánh chia sẻ: "Khoảng tháng 6/2019, tôi bắt đầu sử thuốc lá nam của lương y Quynh để đun uống và đắp chườm. Các cụ xưa nói "Nam dược trị nam nhân" rất đúng, qua từng ấm thuốc, tôi cảm nhận rõ rệt sự thay đổi tích cực trong cơ thể mình. Sau 3 tháng dùng thuốc, những cơn ho của tôi đã dứt hẳn. Tôi ngủ sâu giấc, ăn ngon và tăng cân trở lại với ngày trước khi bị bệnh".

Rồi bà cười giòn giã: "Tôi bị u ác tính đã qua truyền hóa chất, nhưng đợt đầu năm nay tiêm 3 mũi vắc-xin COVID-19, sau đó bị nhiễm SARS-CoV-2, nhưng có hề hấn gì đâu. Nhờ kết hợp điều trị y học hiện đại và y học cổ truyền mà tôi sống được đến hôm nay".

Vị lương y già với bài thuốc cổ truyền của người Thái đen chữa các bệnh về phổi - Ảnh 5.

Chỉ thời gian ngắn điều trị kết hợp với thuốc y học cổ truyền của người Thái đen, chị Nguyễn Thị Lai đã có thể làm được công việc hằng ngày.

Một bệnh nhân khác tìm đến Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh cũng với những cơn ho dai dẳng, mất ngủ triền miên, ăn kém, người sụt cân. Chị là Nguyễn Thị Lai (SN 1978) ở xóm 1, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An).

Theo chị Lai, khoảng giữa năm 2018, chi ho kéo dài, ra đờm kèm theo tia máu, lại sốt cao, phải điều trị ở bệnh viện nhiều tháng liền. Xuất hiện về nhà chưa được bao lâu, những ho dai dẳng lại tiếp diễn khiến chị mất ngủ, trọng lượng cơ thể giảm từ 48kg còn 35kg.

Tôi hỏi, chị biết bệnh của mình là gì không? Chị Lai lắc đầu: "Con tôi nói bác sĩ cho biết mẹ bị viêm phổi cấp, phải điều trị dài ngày. Nhưng đến giờ tôi vẫn cứ thắc mắc tại sao bị viêm phổi cấp mà phải điều trị nhiều tháng đến vậy. Nhiều lúc tôi vẫn nghĩ con trai sợ mẹ buồn nên dấu bệnh của tôi. Nhưng kệ, điều trị bệnh gì thì tinh thần cũng phải thoải mái".

Vị lương y già với bài thuốc cổ truyền của người Thái đen chữa các bệnh về phổi - Ảnh 6.

Niềm vui của chị Nguyễn Thị Lai ở xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) sau khi chiến thắng bệnh tật.

Tháng 11/2018, chị Lai tìm đến thuốc y học cổ truyền của lương y Lang Thị Quynh. Tại đây, chị được cho phác đồ điều trị gồm phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong đó có thuốc uống, thuốc đắp chườm phía sau lưng và ngực. "Kiên trì với các bài thuốc ấy mà chỉ sau 3 tháng, tôi đã dứt hẳn cơn ho, ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc. Đầu năm 2019, tôi đã có thể trở lại công việc đồng áng bình thường", chị Lai kể.

Lúc tôi đến thăm nhà, chị Lai với nước da hồng hào, dáng người khỏe khoắn, đôi tay rắn chắc đưa những nhát cuốc chắc nịch xuống khu vườn bên hông nhà để chuẩn bị gieo vụ rau mới. Chồng chị, anh Nguyễn Bá Chung khoe vợ mình đã tăng thêm được 2kg so với ngày trước khi mắc bệnh. Rồi anh khẳng định: "Thuốc y học cổ truyền của lương y Lang Thị Quynh ở Thường Xuân, Thanh Hóa có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo. Vợ tôi may mắn được hợp thầy hợp thuốc".

Không chỉ riêng bà Hồng Khánh, chị Lai, mà có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh phổi mà chúng tôi gặp đã được chữa bằng bài thuốc y học cổ truyền của Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh. Trong đó có bà Vũ Thị Liên, ông Phạm Đình Thanh, cùng ở thôn Trung Lao, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh (Nam Định); ông Bùi Thế Chỉnh ở khu 8, thôn Tân Hùng, xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh (Phú Thọ); ông Lê Bá Hội ở khu phố Tân Thịnh, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân (Thanh Hóa)…Mỗi người một nơi, tuổi tác khác nhau, nhưng họ đều xem lương y Quynh như một ân nhân mà mình may mắn được gặp.

Thành Phan


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 20 giờ trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 22 giờ trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Top