Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao bệnh trầm cảm “không chừa một ai”?

Thứ hai, 14:00 03/10/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bệnh trầm cảm xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi nhưng rất ít bệnh nhân nhận diện được bệnh. Theo các bác sĩ, nếu bệnh không được phát hiện, điều trị sớm, bệnh diễn tiến ngày càng trầm trọng, bệnh nhân có thể có hành vi tự sát. Để phòng tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, mọi người cần có kiến thức để nhận biết sớm dấu hiệu căn bệnh này!


Trầm cảm xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi nhưng rất ít bệnh nhân nhận diện được bệnh. Tranh minh họa

Trầm cảm xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi nhưng rất ít bệnh nhân nhận diện được bệnh. Tranh minh họa

Bệnh không "từ" ai

Chỉ trong một buổi sáng cuối tháng 9, Phòng Khám bệnh của Bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ tiếp nhận 11 bệnh nhân trầm cảm trong tổng số 58 bệnh nhân đến khám.

Bệnh nhân L. K. N (ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), 24 tuổi, vẻ mặt u buồn, mệt mỏi, trao đổi với bác sĩ: "Tôi bị mất ngủ, đau đầu và không muốn làm bất cứ việc gì, kể cả xem ti-vi hay nghe nhạc, việc mà trước đây tôi rất thích. Tôi cũng từng nghĩ đến cái chết". Qua thăm khám, khai thác bệnh sử và thực hiện bài test đánh giá, bác sĩ kết luận bệnh nhân N mắc chứng trầm cảm.

Còn bệnh nhân L. P. C (ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng), 46 tuổi, là nông dân tìm đến bác sĩ với các triệu chứng tương tự như bệnh nhân N nhưng suy nghĩ và phản ứng của ông C chậm chạp hơn bình thường. Ông C báo bệnh với bác sĩ: "Tôi luôn cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu; đêm không ngủ, ngày ngủ li bì, không muốn đi ra ngoài, chỉ thích ngồi một mình". Ông C cũng được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng trầm cảm nặng, phải điều trị thời gian dài.

Bác sĩ Thiều Quang Hùng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ cho biết: "Đa số bệnh nhân đến khám, điều trị đều không nhận thức mình mắc bệnh trầm cảm mà chủ yếu điều trị các triệu chứng, phổ biến nhất là mất ngủ, đau đầu, suy nhược cơ thể… Một số bệnh nhân được người nhà đưa đến vì nhận thấy người thân có biểu hiện khác thường hoặc do bác sĩ ở các cơ sở y tế khác hướng dẫn đến. Chính vì bệnh nhân không nhận thức mình mắc bệnh nên để tình trạng bệnh kéo dài, ngày càng trầm trọng và có thể dẫn đến hành vi tự sát. Theo nghiên cứu của y học, khoảng 1% bệnh nhân trầm cảm có hành vi hoặc ý nghĩ tự sát trong 12 tháng kể từ khi phát bệnh".

Trầm cảm xảy ra ở mọi đối tượng

Theo các bác sĩ của Bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ, có nhiều nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm như: Di truyền, ảnh hưởng các bệnh thực tổn, mất cân bằng tâm lý, nghiện rượu… Theo đó, những người chịu nhiều áp lực, căng thẳng thời gian dài, mất mát người thân, hôn nhân không hạnh phúc, sau bệnh tật (chấn thương sọ não, tai biến…), nghiện rượu thời gian dài đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi, nhiều nhất từ 20 đến 50 tuổi.

Điều đáng lo ngại là hiện nay, sự quan tâm của xã hội đối với căn bệnh này chưa nhiều, thậm chí một số trường hợp không biết về bệnh này dù đang mắc bệnh. Bác sĩ Võ Cánh Sinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ chia sẻ: "Hiện nay, nhận thức và sự quan tâm của xã hội dành cho bệnh trầm cảm chưa cao. Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân mà còn trực tiếp ảnh hưởng kinh tế gia đình và xã hội do gánh nặng chi phí điều trị và giảm năng lực lao động. Để đánh thức sự quan tâm của xã hội, trước tiên, cần đẩy mạnh nhiều hình thức truyền thông để nâng cao nhận thức, thu hút sự quan tâm đối với bệnh này, từ lãnh đạo các cấp, các ngành và mỗi người, mỗi gia đình".

Theo bác sĩ Hùng, điều trị trầm cảm phải mất nhiều thời gian, khoảng 6-9 tháng, nếu tình trạng nặng hơn như: Có hành vi hoặc ý nghĩ tự sát, bỏ ăn, phải nhập viện điều trị. Do đó, mỗi người cần chú ý, đánh giá tình trạng sức khỏe, tinh thần, nhận ra các dấu hiệu trầm cảm để sớm điều trị. Bên cạnh đó, gia đình khi phát hiện người thân có các biểu hiện bệnh trầm cảm, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa hoặc bệnh viện tâm thần để được chẩn đoán, điều trị ngay. Đồng thời phải hết sức quan tâm, chăm sóc và chia sẻ ưu phiền, lo lắng với người bệnh.

Những biểu hiện thường gặp ở người trầm cảm

- Nét mặt trầm buồn, chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi.

- Mất thích thú trong cuộc sống. Đi đứng chậm, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, như không còn sức khỏe làm việc, làm nhẹ cũng mau mệt, không thích gần vợ gần chồng, thấy mọi người, con cháu vui chơi cũng không quan tâm.

- Ăn ít, không ngon, nhạt miệng.

- Trằn trọc khó ru ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe.

- Đầu óc khó tập trung, do dự không "quyết" được, không đối phó được.

- Hay than nhức đầu, mỏi cổ, mỏi gáy, hồi hộp ép ngực, xoa bóp tay chân vì nhức mỏi, khám bác sĩ đa khoa hay tự mua thuốc uống không hết.

- Có người có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận.

- Người còn đi làm thì giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng gượng làm hết việc, đãng trí, cảm thấy bế tắc.

- Tự nghĩ chán đời như có lỗi với người thân với gia đình, thua người ta, không bằng người ta, trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ và đôi khi tìm cách chết.

Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm

- "Sang chấn tinh thần", những cú "sốc" như mất người thân, áp lực công việc, khó khăn quá lớn, gãy đổ sự nghiệp, bất hòa kéo dài.

- Học sinh, sinh viên quá nhiều bài vở, hẫng hụt, xuống sức học rồi đuối dần.

- Người lớn tuổi biểu hiện phiền muộn đau đớn, chậm chạp, ít nói, quên lẫn; dễ lầm với bệnh già.

- Người đã qua một thời gian hưng cảm: Quá tự tin, không cần ngủ, nói nhanh, bốc đồng "tài ba dỏm" (bệnh nhân loạn khí sắc lưỡng cực). Người bệnh tâm thần phân liệt cũng có thời gian bị trầm cảm.

- Ngay sau sinh con, tỷ lệ không nhiều nhưng khá trầm trọng, phải phát hiện sớm.

Điều cần làm khi thấy triệu chứng trầm cảm

- Không coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy kể hết triệu chứng cho bạn bè, cho người thân.

- Khi phát hiện người bị trầm cảm phải trấn an, tìm hiểu, tìm cách quan tâm và giúp đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm sẽ tránh được cơn trầm uất, thất thần quẫn trí.

- Khám bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc rồi cũng phải theo dõi đề phòng triệu chứng nặng thêm.

Bác sỹ Tuấn Anh

( BV Tâm thần Trung ương)

Lê Yên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 1 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 14 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 17 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Top