Vô số món ăn ngày Tết đều có chứa đậu xanh, khi bạn biết sự thật này thì càng ngỡ ngàng công dụng
Đậu xanh xuất hiện trong rất nhiều món ăn trên mâm cơm Tết cổ truyền hóa ra đều có công dụng nhất định.
Đậu xanh không thể thiếu trên mâm cơm Tết cổ truyền còn là thuốc quý trong Đông y, dùng vào ngày Tết cực thích hợp
Vào dịp Tết Nguyên Đán, dường như trên mâm cơm nhà ai cũng có bánh chưng nhân đậu xanh thịt lợn béo ngậy, những đĩa xôi bắt mắt hay bánh đậu xanh, đĩa chè kho ngọt ngào, đậm đà tình quê hương… Những món ăn ấy không thể thiếu trên mâm cơm Tết cổ truyền, dù là ăn mặn hay món ăn vặt tráng miệng dịp Tết. Tất cả đều có sự góp mặt của đậu xanh – Thực phẩm vàng được Đông y vô cùng trọng dụng.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, đậu xanh vị ngọt tính mát, vào tâm, vị, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ.

"Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc , giải thử, lợi thủy, chỉ khái, thanh can minh mục, giải nhiệt độc dược. Dùng cho các trường hợp say nắng say nóng, sốt cao mất nước phù nề, mụn nhọt, lở ngứa, ngộ độc cá, ngộ độc sắn, còn dùng để giảm mỡ máu, hạ huyết áp", lương y Bùi Hồng Minh cho biết thêm.
Trong cuốn sách của "Nam dược thần hiệu" được danh y Tuệ Tĩnh ghi nhận, đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch, làm mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh. Chưa hết, trong "Bản thảo cương mục" (đời Minh) của Lý Thời Trân cũng ghi nhận nếu bị buồn bực trong người hoặc ngộ độc thực phẩm đều có thể sử dụng đậu xanh để giải độc rất tốt.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, đậu xanh chứa protein, lipid, carbohydrat, chất xơ; ngoài ra có nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, PP, C, axit folic, axit panthotenic) và nguyên tố Na, K, Ca, P, Fe, Cu...). Trong vỏ hạt đậu chứa flavonoid. Do đó, khi ăn đậu không nên bỏ qua nguồn dưỡng chất quan trọng này.

Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch, làm mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh.
Có lẽ vì thế nên đậu xanh càng được coi trọng hơn trong mặt chọn thực phẩm trên mâm cơm Tết cổ truyền. Ăn đậu xanh thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn mỡ máu, giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc trong những ngày ăn uống quá nhiều thịt đạm, đường bột. Không chỉ có thế, đây còn là thực phẩm chữa bệnh, dưỡng nhan siêu hay.
Những bài thuốc chữa bệnh, giải nhiệt, làm đẹp da từ đậu xanh
Theo chuyên gia, để chữa bệnh, làm đẹp da cũng như giải nhiệt hiệu quả với đậu xanh, bạn hãy tận dụng để có được những món ăn, bài thuốc phù hợp với mình như sau:

Để chữa bệnh, làm đẹp da cũng như giải nhiệt hiệu quả với đậu xanh, bạn hãy tận dụng để có được những món ăn, bài thuốc phù hợp với mình.
- Chữa say nắng, say nóng: Đậu xanh 50 - 100g xay vỡ, để nguyên cả vỏ, cho nước nấu nhừ, thêm ít đường phèn và ăn.
- Trị mụn trứng cá: Mỗi ngày bạn dùng 20g lá dâu tươi (hoặc 10g lá dâu khô) và 20g đậu xanh, rửa sạch, cho vào 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml, chắt ra lấy nước uống trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá dâu và đậu xanh với tỷ lệ bằng nhau đem giã nát rồi đắp mặt cũng giúp chữa mụn hiệu quả.
Ăn bánh chưng, thịt đông chẳng lo tăng cân nhờ mẹo hay này từ chuyên gia Đọc ngay
- Chữa viêm da cấp tính, sẩn ngứa, mề đay: Đậu xanh xay 30g, rong biển (hải đới) 50g, gạo nếp 50g, đường liều lượng tùy ý. Rong biển ngâm mềm, gạo và đậu đem nấu thành cháo nhừ, cho rong biển nấu tiếp khoảng 5 phút rồi cho đường khuấy đều. Ăn đều đặn, da dẻ sẽ hết ngứa và mịn màng hơn.

Người có thân nhiệt tính hàn như chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng… không nên ăn đậu xanh.
- Chữa lên sởi: 15g vỏ đậu xanh, sắc với nước chia ra uống thay nước hàng ngày. Để dễ uống có thể bỏ thêm một chút đường. Uống đều đặn cho đến khi bệnh khỏi. Hoặc lấy 15 g bột đậu xanh, 30 g bột hoạt thạch nghiền vụn, trộn đều để xoa lên những chỗ bị rôm sảy.
- Ngộ độc thực phẩm: Dùng từ 30-120g đậu xanh ngâm trong nước cho đến khi đậu nở, sau đó nghiền mịn, gạn lấy nước uống.
- Chữa ho, khản cổ: Giá đỗ xanh từ 300-500g, rửa sạch, giã nát, đổ thêm chút nước đun sôi để nguội vào, chắt lấy nước uống.
Lưu ý: Người có thân nhiệt tính hàn như chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng… không nên ăn đậu xanh. Người già và trẻ em không nên ăn nhiều đậu xanh vì trong đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, nên trong thời gian ngắn khó tiêu hóa hết, dẫn đến đầy bụng và khó chịu. Khi đang đói bụng bạn cũng không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày, nhất là lúc dạ dày đang bị co bóp vì đói.
Theo Helino

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 7 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 20 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.