Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vòng tay nhân ái (MS 128): Cơ cực người phụ nữ teo chân nuôi 5 người thân mang trọng bệnh

Thứ tư, 09:12 29/07/2015 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Chồng bị sỏi mật bùn giai đoạn cuối, con trai liệt một chân khi 18 mới tháng tuổi, con dâu bị tai biến sau sinh phải ăn, nằm một chỗ, đứa cháu nội gần 2 tuổi cũng mắc viêm phổi cấp tính. Tất cả trông chờ vào một lao động chính là bà Nga – người phụ nữ teo chân, đi bước thấp, bước cao.

 

Căn nhà phao chật hẹp, nơi 8 người trong gia đình bà Nga đang sinh sống. 	Ảnh: N.Mai
Căn nhà phao chật hẹp, nơi 8 người trong gia đình bà Nga đang sinh sống. Ảnh: N.Mai

 

8 con người chen chúc trong hơn 10m2

Men theo con đường nhỏ sâu hun hút ở bãi giữa sông Hồng (phường Ngọc Thụy, Long Biên), chúng tôi tìm đến xóm Phao - lãnh địa của những người vô gia cư tứ xứ đổ về dựng lều, phao sống lênh đênh trên mặt nước. Cuộc sống của người dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Từ điện, nước sạch đến các điều kiện thiết yếu khác đều thiếu thốn nhưng họ vẫn cố bám trụ  để mưu sinh.

Gia đình bà Đào Thị Phương Nga (58 tuổi) là một trong những hộ có hoàn cảnh éo le nhất xóm nghèo này. Bước vào “căn nhà” nổi giữa sông, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một người phụ nữ khoảng 30 tuổi nằm bất động giữa chiếc chiếu trên sàn, một bé trai gầy còm khoảng 2 tuổi mặt mũi lấm lem ngồi chơi bên cạnh. Kế đó là hai người đàn ông, một già, một trẻ nằm còng queo, rên rỉ ở góc nhà. Thấy có người lạ ghé thăm, một người phụ nữ bước thấp, bước cao đi vào tiếp đón. Đó chính là bà Nga, “trụ cột” chính, gánh vác mọi việc trong gia đình bệnh tật này.

Bà Nga cho biết, trước kia vợ chồng bà cũng mua một căn nhà ở phường Bạch Đằng (Hà Nội) nhưng vì căn nhà thuộc diện lấn chiếm, không giấy tờ nên khi bị giải tỏa thì không được đền bù. Thế là bao nhiêu vốn liếng bị mất hết, vợ chồng bà thành tay trắng, vô gia cư, phải đi thuê nhà, làm mướn để duy trì cuộc sống.

“Mới đầu tôi đi thuê nhà để ở nhưng giá nhà mỗi ngày một tăng cao, vợ chồng tôi sức khỏe lại yếu, tiền công ít ỏi không đủ trả tiền nhà. Đường cùng nên chúng tôi phải dắt díu nhau ra bãi giữa sông Hồng dựng lều sinh sống, kể từ đó đến nay đã ngót nghét gần 20 năm”, bà Nga cho biết.

 

Bà Nga bùi ngùi xót thương khi nói về đứa cháu nội tội nghiệp. 	Ảnh: N.Mai
Bà Nga bùi ngùi xót thương khi nói về đứa cháu nội tội nghiệp. Ảnh: N.Mai

 

Trong chiếc nhà phao chật hẹp được chia thành hai ngăn, 8 con người trong gia đình bà từ người già đến trẻ nhỏ sống chen chúc qua ngày. Vợ chồng bà Nga sống cùng con trai, con dâu cả và đứa cháu nội ở ngăn ngoài. Ngăn còn lại dành cho đứa con trai thứ hai cùng vợ con. Tất cả mọi sinh hoạt của gia đình bà diễn ra trong khoảng không gian hơn 10m2 chật chội, thiếu thốn đủ đường. Bà Nga tâm sự: “Giờ già yếu rồi, chẳng ai thuê tôi những việc nặng nhọc nữa, ban ngày phải chăm sóc chồng con và trông cháu nên tôi chuyển sang làm đêm. Tôi nhận rửa bát thuê từ 23h đến 4h sáng cho các nhà hàng ngoài phố. Vất vả lắm nhưng còn cóp nhặt được vài đồng để nuôi cháu, nuôi chồng, con”.

Quay cuồng với bệnh tật và nghèo đói

Cuộc sống nghèo khổ cứ đeo bám gia đình bà như một vòng luẩn quẩn. Một mình bà Nga phải làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi năm miệng ăn. Đã thế, bà còn phải chạy vạy khắp nơi vay mượn những người quen biết để lo thuốc thang cho chồng, hai con và cháu nội mắc bệnh hiểm nghèo. Ông Hùng (66 tuổi), chồng bà, bị sỏi mật bùn giai đoạn cuối, cả ngày chỉ quanh quẩn trong chiếc nhà phao chật hẹp, không làm được gì. Nhìn người chồng bệnh tật chỉ còn da bọc xương, những nếp nhăn xô lại vì cơn đau hành hạ, thỉnh thoảng lại rít lên từng hồi, bà Nga than thở: “Hồi còn trẻ ông ấy cũng đau ốm liên miên, thuốc thang bao nhiêu cũng không khỏi. Từ ngày chuyển về xóm Phao này, điều kiện kinh tế cũng eo hẹp hơn nên người càng ngày càng tiều tụy, ốm yếu. Nghĩ mà xót xa”.

 

Ông Hùng, chồng bà Nga chốc chốc lại rít lên từng cơn do bệnh tật hành hạ.
Ông Hùng, chồng bà Nga chốc chốc lại rít lên từng cơn do bệnh tật hành hạ.

 

Hướng ánh mắt về người thanh niên nằm kế bên, bà Nga lại giãi bày:  “Thằng con cả đấy, khổ lắm, lúc 18 tháng tuổi nó bị sởi nhưng do chữa trị không đến nơi, đến chốn nên bị liệt một bên chân, đi lại khó khăn, việc nặng không làm được. Thỉnh thoảng nhận trông xe cho người ta để kiếm đồng ra đồng vào, đỡ đần tôi tiền mua sữa cho con nó”.

Đang trò chuyện, người phụ nữ nằm giữa nhà tỏ vẻ muốn đi vệ sinh. Hiểu ý, bà Nga vội đỡ người này ra bên ngoài. Xong xuôi mọi việc, bà cho biết, đó là chị Hường, con dâu của bà, bị liệt nửa người do tai biến sau khi sinh con hơn một tháng. Chị Hường quê ở Thanh Hóa, ra Hà Nội rửa bát thuê kiếm sống và gặp con trai bà. Hai người yêu thương, thông cảm cho số phận của nhau nên kết duyên vợ chồng. Đến năm 2013, anh chị sinh được một bé trai kháu khỉnh. Khi cháu bé mới được hơn 1 tháng tuổi cũng là lúc chị lên cơn tai biến và không đi lại được nữa. Kể từ đó, mọi sinh hoạt cá nhân của chị Hường đều do một tay mẹ chồng giúp đỡ từ ăn, ngủ, thậm chí cả đi vệ sinh.

Từ ngày con dâu bị liệt nằm một chỗ và mất sữa, bà Nga phải thay con làm thiên chức của một người mẹ. “Tội nghiệp thằng bé lắm, nó khát sữa, khóc suốt đêm, dỗ sao cũng không chịu nín. Mẹ nó nằm bên cạnh cũng chỉ biết khóc theo. Tôi phải nấu cháo lấy nước đút cho cháu. Khi nào nhận được mấy đồng tiền công ít ỏi thì cháu mới có sữa để uống”, bà Nga tâm sự.

Đau lòng hơn nữa là cháu nội bà Nga cũng không thoát khỏi vòng luẩn quẩn bệnh tật của gia đình. Khi bác sĩ cho biết cháu bị viêm phổi cấp tính, phải nhập viện khám và điều trị, bà và cả nhà suy sụp. “Hết chồng, con trai, con dâu, giờ đứa cháu tội nghiệp cũng bệnh tật đầy người. Sao cái số gia đình tôi lại lận đận đến thế? Giờ tôi chẳng dám ước mong gì, chỉ mong có đủ sức khỏe để làm việc, lo cho chồng, các con và đứa cháu đáng thương thôi”, bà Nga than thở.

Rời “nhà” bà Nga, chúng tôi cứ bị ám ảnh mãi, chiếc nhà phao bé tẹo với những con người nằm la liệt đều mang trọng bệnh. Trụ cột chính trong nhà là người đàn bà khốn khổ, có đôi chân để chạy vạy thì cũng bị teo tóp, tập tễnh. Đến bao giờ cái khó, cái khổ mới buông tha gia đình này, khi bà Nga cứ quẩn quanh chăm những con bệnh, tối lại mò mẫn đi rửa bát thuê kiếm mấy đồng bạc cầm hơi!?

 

Ông Nguyễn Đăng Được, Trưởng xóm Phao cho hay, cuộc sống của người dân xóm nghèo này thiếu thốn đủ bề, mỗi gia đình một hoàn cảnh éo le khác nhau. Riêng gia đình bà Nga thuộc diện đặc biệt khó khăn do một mình bà phải kiếm tiền lo chi phí sinh hoạt, thuốc thang cho 5 người bệnh trong nhà. Dù nghèo đói nhưng gia đình bà luôn sống chan hòa với hàng xóm xung quanh và chấp hành đầy đủ nội quy của xóm đặt ra. Rất mong những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để gia đình bà vượt qua được vòng luẩn quẩn đói nghèo, bệnh tật này.

 

Mọi sự giúp đỡ tới gia đình bà Phương Nga - mã số 128 - xin gửi về:

1. Bà Đào Thị Phương Nga, ở bãi giữa sông Hồng (Phường Ngọc Thụy - Long Biên, Hà Nội.

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 128

3. Ủng hộ trực tiếp tại Qũy "Vòng tay nhân ái", tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đề gửi: Mã số 128

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email: phuongthuangdxh@yahoo.com hoặc số điện thoại 0975.839.126

4. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Công thương Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980 . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.

6. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

7. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Swift Code: ICBVVNVX

Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH

Swift Code: ICBVVNVX124

- Thông tin người nhận:

Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội

Account Number: 102020000189568

Đề gửi Mã số 128

Mai Nguyễn/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một bé trong gia đình 4 người bị bỏng nặng ở Bắc Ninh vẫn đang phải điều trị phục hồi chức năng

Một bé trong gia đình 4 người bị bỏng nặng ở Bắc Ninh vẫn đang phải điều trị phục hồi chức năng

Cảnh ngộ - 21 giờ trước

GĐXH – “Bố con tôi đã ở viện suốt từ tháng 10 đến giờ chưa được về nhà", anh Lợi nói. Hiện con anh Lợi vẫn phải điều trị phục hồi chức năng sau tai nạn bỏng, khắp cơ thể là sẹo co kéo.

Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học

Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học

Vòng tay nhân ái - 2 ngày trước

GĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, bà Hoa bày tỏ lòng cảm kích. Nhờ sự quan tâm, động viên từ cộng đồng mà bà có thêm động lực để chăm con bệnh, cháu thơ dại.

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng

Vòng tay nhân ái - 3 ngày trước

GĐXH – 4 năm qua, cuộc sống của chị Thủy gắn liền với bệnh viện, máy lọc máu và thuốc men vì suy thận. Người phụ nữ ấy không còn khả năng lao động, các con còn nhỏ nên rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị

Vòng tay nhân ái - 6 ngày trước

GĐXH - “Giá như đưa con đi viện sớm hơn, có lẽ con tôi đã không rơi vào cảnh nguy kịch thế này…” - lời tự trách của một người mẹ trẻ người dân tộc khiến ai nấy đều quặn lòng.

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Chồng liên tiếp bị tai nạn, con lại bị bệnh tim đã khiến gia đình chị rơi vào cảnh mất nhà, nợ nần chồng chất và tuyệt vọng đến tận cùng. Giữa cơn bão bệnh tật và tai nạn, người mẹ, người vợ ấy chỉ biết cầu cứu cộng đồng.

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - Từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Hiện anh Thanh có chỉ định phải phẫu thuật tim gấp nhưng gia đình quá khó khăn, chưa gom được 20 triệu đồng còn lại cho ca phẫu thuật.

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã trao tiền của bạn đọc hảo tâm đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức là ông Khoan bị ung thư biểu mô tế bào gan và em Chung bị đa chấn thương sau tai nạn giao thông.

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Để có tiền chạy chữa bệnh, gia đình bà Thoa đã phải bán đi 1 con trâu và 2 con lợn là tài sản quý giá nhất, nhưng chẳng thấm tháp vào đâu. Hiện tại, người phụ nữ dân tộc Thái này đang rất cần sự trợ giúp của mọi người.

Sức khỏe của cô bé dân tộc Tày bị u trung thất đã tốt hơn

Sức khỏe của cô bé dân tộc Tày bị u trung thất đã tốt hơn

Kết chuyển - 3 tuần trước

GĐXH - Cảm thương trước hoàn cảnh khó khăn của cô bé dân tộc Triệu Thị Hải Yến bị u trung thất, nhiều bạn đọc đã chung tay giúp đỡ em. Hiện sức khỏe của cô bé dân tộc Tày này đã tốt hơn nhiều.

Top