Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vòng tay nhân ái (MS 132): Xót xa mẹ liệt sĩ mù lòa sống trong căn nhà dột nát

Thứ sáu, 09:17 04/09/2015 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Hơn 90 tuổi nhưng cụ Quỳnh vẫn chưa thể yên lòng nhắm mắt xuôi tay khi chưa tìm được phần mộ của người con trai đầu hy sinh khi mới 19 tuổi. Xót xa hơn là ước mong một mái nhà lành lặn để có chỗ che mưa che nắng và treo những kỷ vật của người con liệt sĩ mà bao nhiêu năm nay cụ Quỳnh vẫn chưa làm được.

 

Cuộc sống nghèo khó, bệnh tật của cụ Quỳnh đang cần lắm những tấm lòng hảo tâm. 	 Ảnh: Đức Tùy
Cuộc sống nghèo khó, bệnh tật của cụ Quỳnh đang cần lắm những tấm lòng hảo tâm. Ảnh: Đức Tùy

 

Cơ cực cuộc sống trong bóng tối

Theo lời giới thiệu của ông Nguyễn Mạnh Chuẩn – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hiệp Hòa, chúng tôi tìm về gia đình mẹ liệt sĩ  Vũ Thị Quỳnh (92 tuổi, ở thôn Trúc Hiệp, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng). Căn nhà cấp bốn ba gian cũ nát nép mình trong con đường nhỏ cuối xóm nghèo. Đập vào mắt chúng tôi là một cụ bà đang cầm chiếc gậy lần sờ từng bậc hiên nhà, hai mắt cụ không nhìn thấy rõ còn giọng nói nhọc nhằn, khó nghe (cụ là mẹ của liệt sĩ Phạm Trung Hài).

Bước vào nhà, bên trong là những cột kèo mục ruỗng, từng tấm vải nilon được đan chằng chịt trên mái như mạng nhện nhưng vẫn không che được những ánh nắng xuyên qua những hàng ngói đã vỡ từ lâu. Thấy có khách đến, bà Phạm Thị Nam - cháu họ của cụ Quỳnh vội thu xếp công việc sang tiếp chúng tôi. Nhìn người cô mù lòa, bệnh tật, bà Nam xót xa: “Nhiều lúc nhìn thấy cụ lần sờ, dò dẫm từng bước đi trong bóng tối, chúng tôi là phận cháu xót xa lắm nhưng không biết làm thế nào được khi con cháu ai cũng khó khăn”.

Lật giở trong chiếc hòm đã cũ, bà Nam lấy cho chúng tôi xem bọc giấy huân huy chương, gia đình vẻ vang, giấy chứng tử của con cụ. Có tờ đã nhàu nát, úa vàng theo thời gian, có tờ còn mới. Nhắc đến những kỷ vật của gia đình cũng như người con đã mất, cụ Quỳnh chậm chậm kể: Theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1966 người con đầu của cụ là chị Phạm Thị Dung lên đường nhập ngũ. Trước khi nhập ngũ, chị Dung có hai năm làm Thanh niên xung phong. Từ năm 1968 đến năm 1975 chị tham gia bộ đội phòng không pháo cao xạ. Sau khi hòa bình lập lại, chị Dung ra quân rồi lấy chồng, ở riêng.

Noi gương người chị lớn, sau khi học hết bậc trung học (tháng 1/1971), người em trai Phạm Trung Hài (SN 1954) hăng hái viết đơn lên đường tòng quân. Anh Hài được biên chế vào Sư đoàn 2, Quân khu 5 thuộc Quân Giải phóng miền Trung Trung Bộ. Ngày 23/12/1973, trong trận chiến đấu tại Quảng Bình, anh đã hy sinh khi vừa tròn 19 tuổi. Đến nay gia đình không biết phần mộ của liệt sĩ Hài nằm ở đâu.

Khi nhận được giấy báo tử của người con trai Phạm Trung Hài, cụ Quỳnh như chết lặng, cụ thương người con trai chưa kịp xây dựng gia đình đã hy sinh. Mặc dù vậy, cụ Quỳnh vẫn nén nỗi đau mất con để động viên người con trai thứ 4 tiếp tục lên đường tòng quân đánh giặc. Năm 1979, khi vừa tròn 19 tuổi, người con thứ 4 - anh Phạm Trung Hẳn (SN 1960) tham gia lực lượng Thanh niên xung phong, anh Hẳn được đơn vị phân công làm đường giao thông, đào hầm hào tại khu vực huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Chiến tranh kết thúc, ba người con của cụ tham gia chiến đấu thì một đã hy sinh, hai người còn lại thường xuyên bị bệnh tật hành hạ. Vì cuộc sống khốn khó nên các con của cụ đều đi làm kinh tế ở xa. Năm 2001, cụ ông qua đời do bệnh tật để lại, một mình cụ bà sống trong bóng tối bởi sau đó không lâu, cụ Quỳnh lâm vào cảnh mù lòa.

Mong một mái nhà lành lặn

 

Tấm bằng Tổ quốc ghi công của liệt sĩ Phạm Trung Hài.
Tấm bằng Tổ quốc ghi công của liệt sĩ Phạm Trung Hài.

 

Lần sờ trên tấm huân chương của liệt sĩ Hài, cụ Quỳnh lại khóc sụt sùi: “Khổ thân nó, trước ngày lên đường nó bảo với tôi khi nào hòa bình nó về lợp lại ngôi nhà cho đỡ dột, thế mà nó mãi mãi không trở về, nhà dột nát bao nhiêu năm nay, bàn thờ cũng dột, di ảnh không có, chỉ còn duy nhất mấy thứ giấy tờ này tôi cũng không dám treo sợ mưa nắng làm hỏng”. Nói đến đây, hai mắt trắng đục của cụ hướng về bàn thờ lạnh tanh, trống trơn…

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Trung Đông - Trưởng thôn Trúc Hiệp cho biết: “Trong các trường hợp người có công với cách mạng thì cụ Quỳnh là người có hoàn cảnh khó khăn và khổ nhất. Về già bệnh tật hành hạ, các con đều khó khăn và ở xa không có điều kiện để lo cho cuộc sống của cụ. Bản thân cụ là mẹ liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng nhưng địa phương chúng tôi cũng không giúp gì được nhiều ngoài tặng quà động viên và tiến hành xác nhận hoàn cảnh chờ cấp trên giúp đỡ”.

Ông Nguyễn Mạnh Chuẩn cho biết: “Hội Cựu chiến binh xã và lãnh đạo thôn nhiều lần đã tiến hành làm thủ tục xin hỗ trợ xây nhà cho cụ theo chế độ, nhưng đều không thành công. Một phần hỗ trợ của Nhà nước có hạn, trong khi nhà cụ lại không có nguồn kinh phí để xây dựng nên không thực hiện được. Hội Cựu chiến binh và địa phương rất mong mỏi các nhà hảo tâm, các Mạnh thường quân hỗ trợ cho cụ về kinh tế để gia đình cụ sớm thực hiện được ước mơ tuổi già là mong có được căn nhà chắc chắn để tránh mưa bão”.

Chia tay cụ Quỳnh khi ánh nắng buổi trưa đã nóng rát, chúng tôi nắm thật chặt bàn tay mẹ mà day dứt. Mong rằng, các đoàn thể cũng như các nhà hảo tâm sẽ giúp đỡ về vật chất, xây dựng ngôi nhà tình nghĩa để mẹ sớm hoàn thành được tâm nguyện đối với người con đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc.

 

Danh sách bạn đọc hảo tâm giúp đỡ cụ Vũ Thị Quỳnh:

1. 7/9 Bạn đọc TK 711AC 0963727: 300.000

2. 8/9 Bạn đọc gửi qua VietinBank: 200.000

 

Vòng tay nhân ái sẽ tiếp tục cập nhật danh sách này.

Mời bạn đọc ấn F5 liên tục để cập nhật. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

 

Mọi sự giúp đỡ tới cụ Vũ Thị Quỳnh - Mã số 132- xin gửi về:

1. Cụ Vũ Thị Quỳnh, thôn Trúc Hiệp, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng.

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 132

3. Ủng hộ trực tiếp tại Qũy "Vòng tay nhân ái", tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đề gửi: Mã số 132

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email: phuongthuangdxh@yahoo.com hoặc số điện thoại 0975.839.126

4. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Công thương Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980 . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.

6. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

7. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Swift Code: ICBVVNVX

Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH

Swift Code: ICBVVNVX124

- Thông tin người nhận:

Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội

Account Number: 102020000189568

Đề gửi Mã số 132

Đức Tùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

Cảnh ngộ - 8 giờ trước

GĐXH – Mắc cùng lúc nhiều bệnh, bà Lường Thị Ọm – người dân tộc Thái đang phải điều trị tích cực. Người phụ nữ dân tộc ấy đang cần chi phí để phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình lại khó khăn.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Kết chuyển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

Cảnh ngộ - 4 ngày trước

GĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Kết chuyển - 5 ngày trước

GĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

Cảnh ngộ - 3 tuần trước

GĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Top