Vòng tay nhân ái (MS 138): Cảm động cụ bà 81 tuổi bán rau dạo nuôi hai con tàn tật
GiadinhNet - Cụ bà Nguyễn Thị Tồn, nhà ở trung tâm TP Huế vốn sinh được 5 người con, cụ những mong tuổi già được sống an nhàn, vui vầy bên con cháu. Nhưng dù đã bước sang tuổi 81, cụ bà với dáng người lảnh khảnh này hàng ngày vẫn phải rong ruổi trên vai gánh rau, mang đi bán dạo khắp phố phường chỉ mong sao kiếm đủ tiền nuôi hai con trai tàn tật.

Cụ Nguyễn Thị Tồn cùng các con Phạm Thiện (ở giữa) và Phạm Cu nhặt rau để chuẩn bị hàng cho ngày mai. Ảnh: Đ.H
Cả đời bất hạnh, cơ cực
Chúng tôi tìm đến nhà cụ Tồn khi trời đã nhá nhem tối. Ngôi nhà nhỏ nằm ở 44/2 Phan Trọng Tịnh (phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) hiện đang là nơi ở của cụ bà Nguyễn Thị Tồn (81 tuổi) cùng hai người con trai tàn tật Phạm Cu (51 tuổi) và Phạm Thiên (49 tuổi). Phải đợi khá lâu, khi mặt trời đã khuất bóng, chúng tôi mới thấy dáng cụ lọ mọ gánh hàng về. Thấy nhà có khách, đặt gánh rau xuống cụ thở hổn hển, thốt lên như một lời chào: “Mệ năm ni già lắm rồi, chân đi không nổi nữa. Còn gắng sức đi bán được ngày nào thì mệ gắng. Những lúc đau ốm hay mưa gió chỉ biết nằm khóc. Khóc không phải vì đau yếu, khóc vì sợ thân già này lỡ mà nằm xuống thì thương hai đứa con tàn tật không có ai chăm sóc”. Năm nay, tuy đã ngoài 80 tuổi, người mẹ già ấy vẫn đang là lao động chính, là trụ cột trong gia đình.
Ngồi nghỉ một lúc, cụ Tồn lấy rổ rau má ra vừa cặm cụi nhặt để chuẩn bị hàng cho ngày mai, vừa móm mém kể về câu chuyện cuộc đời mình. Vì những lý do khác nhau, mấy chục năm trước, chồng cụ bỏ đi, mẹ chồng thì hắt hủi, cụ phải một mình dẫn theo năm đứa con thơ đi lang bạt khắp nơi. Ngày đó, số phận bất hạnh đã đổ lên đầu người mẹ trẻ, được bốn đứa con trai thì đứa đầu sinh ra đã khờ khờ, dại dại; đứa thứ hai và thứ ba vì lang bạt cùng mẹ mà một người dần đau yếu bại tay, bại chân lại mang trong mình căn bệnh thận; một người thì bại liệt cả hai chân. Chỉ có cô con gái và đứa út là bình thường nhưng lại còn quá nhỏ.
Cụ Tồn nhớ lại, ngày trước có những hôm mấy mẹ con đi xin ăn, đêm ngủ nhờ ở chợ Đông Ba (Huế). Cũng có những ngày vào tận Đà Nẵng đi gánh hàng thuê nuôi con, mỗi tối đến thì lấy ga Đà Nẵng làm nhà. Rồi khi ở đất khách quê người, lúc đứa con thứ ba đau ốm nặng phải đưa đi bệnh xá mà trong người không có đồng nào. Cuộc sống khốn khó và thiếu ổn định, cụ đã từng được đề nghị đưa cả mấy mẹ con vào trại dành cho những người lang thang cơ nhỡ. “Nghĩ đến cảnh mình cũng có quê hương mà không về được, nếu lúc ấy bị bắt vào trại thật thì chắc chỉ còn biết nghĩ quẫn mà làm liều”, cụ Tồn bồi hồi tâm sự. Sau lần đó, cụ lại rồng rắn đưa các con về lại Huế lập nghiệp.
Trở lại Huế, người mẹ đơn thân xin được miếng đất nhỏ cạnh nhà mẹ chồng, dựng một căn lều tạm và đi bán nước để trang trải cuộc sống. Vượt qua những lời dị nghị về gia cảnh, rồi cô con gái duy nhất cũng đi lấy chồng, đứa con trai út cũng dựng được vợ. “Cuộc sống hạnh phúc chưa được bao lâu thì tai họa lại ập xuống với cả hai đứa. Con trai út trong một lần đi làm bị tai nạn chấn thương vào đầu. Đứa con rể mắc bạo bệnh rồi cũng trở nên tàn tật. Con gái cũng khó khăn nhưng vẫn cố giúp mẹ nuôi thêm đứa em trai bị bại liệt hai chân. Sau tai nạn, cậu con út dần mất sức lao động, việc nuôi ba đứa con nhỏ lại dồn lên vai vợ nó, chỉ quanh quẩn trông nom nhà cửa, không giúp được gì hơn cho mẹ già”, cụ Tồn nghẹn ngào.
Không sợ chết, chỉ sợ hai con mất chỗ dựa
Một người già đơn thân, để có thể tự lo cho cuộc sống của mình đã là điều khó khăn. Nhưng cụ Tồn lại cõng thêm gánh nặng nuôi hai đứa con tàn tật, có những lúc mệt mỏi bà nghĩ mình sẽ gục ngã.
Để nuôi được hai đứa con tàn tật, cụ đã phải xoay xỏa nhiều cách: bán nước, gánh thuê, gánh rau đi bán rong… khắp các con phố, ngõ hẻm trong TP Huế. Dù ngày hôm trước có kết thúc trong mệt nhoài thì sáng sớm ngày hôm sau cụ vẫn phải dậy từ lúc tờ mờ sáng, để những bước chân chậm rãi kịp đưa gánh rau đi khắp các con ngõ ở TP Huế vào đầu buổi sáng và kết thúc khi trời đã chập tối. Trừ những ngày mưa to quá hay trong người đau yếu quá mức mới thấy vắng bóng bà cụ dáng người mảnh khảnh gánh rau rong ruổi khắp con đường xung quanh Đại Nội.
“Nói là gánh hàng rau chứ thực chất chỉ có một ít rau cụ tự trồng, chủ yếu là cụ đi hái loanh quanh rồi mang về bán chứ cũng không có nhiều đất để trồng. Gánh rau của cụ cả ngày chỉ bán vỏn vẹn được 30.000 đồng. Chủ yếu là người ta quen rồi mua cho cụ, người có thì cho cụ thêm vài chục bạc, người cho vài con cá, người cho ít gạo...”, bà Nguyễn Thị Bảy, hàng xóm cụ Tồn cho biết.
Mỗi ngày, cụ Tồn gánh rau cuốc bộ vài chục cây số. Phải đi nhiều nên đôi chân của cụ Tồn đầy những vết chai sần, gân guốc, co rút lại. Con dâu của cụ, chị Phan Thị Xuân kể lại: “Cứ vài hôm vết chai sần nó lại dày lên, mệ phải lấy dao gọt bớt đi để đi lại không bị đau chân nữa. Mệ vẫn hay nói đùa với con cháu: “Gà luộc một nước thì chín chứ mệ giờ phải luộc mười lăm nước mới chín”, ngẫm lại mệ nói vui mà thấy xót xa, thương mệ rất nhiều”.
Nghĩ về các con lúc nào cụ Tồn cũng thấy bất an. Cụ chia sẻ: “Có con dâu, thằng út ở gần qua lại lo cơm nước giúp, bữa nào con dâu bận thì hai anh em nó phải tự pha mì gói để ăn. Có lần thằng đầu bỏ đi đâu mất tích, cả xóm phải dáo dác đi tìm, mấy ngày sau nó mới tự về, cứ sợ con gặp chuyện gì không may”. Đưa cho chúng tôi xem một lá đơn bọc trong túi nilon được gói gém cẩn thận, cụ tiếp lời: “Mệ đã già, không bán rau mãi được. Rồi tới lúc không còn giúp cho con cháu được nữa, chắc phải gửi cả hai vào chùa nhờ nhà chùa chăm sóc hộ. Mệ cũng có viết một lá đơn nhờ sự giúp đỡ, có chính quyền đóng dấu hẳn hoi nhưng mà viết rồi cứ giữ lại đây chưa biết phải gửi đi đâu. Chỉ mong ước sao có ai giúp đỡ để khi mình nằm xuống hai đứa con tàn tật có nơi nương tựa”.
Cầm lá đơn được cụ giữ gìn cẩn thận trên tay, rồi lại nhìn vào đôi mắt già nua đã đục dần, nghĩ đến những bước đi trên đôi chân co quắp ngày càng yếu đi của cụ Tồn chúng tôi tự hỏi không biết cụ sẽ cầm cự với gánh hàng rau và con cháu được thêm bao lâu nữa.
Ông Nguyễn Dụng, Tổ trưởng tổ dân phố 15 phường Hương Long, TP Huế cho biết: “Hoàn cảnh của gia đình cụ Nguyễn Thị Tồn không chỉ là trường hợp đặc biệt của tổ mà còn của phường Hương Long. Ngày trước, khi còn khỏe cụ sống bằng nghề bán nước chè, giờ tuổi đã cao, sức đã yếu cụ vẫn phải mưu sinh bằng gánh hàng rau. Sức của cụ có hạn nên đi bán thì cũng bữa được, bữa mất. Hôm bán được thì ba mẹ con tạm đủ ăn, hôm nào nghỉ thì coi như phải chịu đói cho qua ngày. Biết hoàn cảnh của cụ nên mọi người cũng cố gắng san sẻ, giúp đỡ. Khi có các đoàn từ thiện về phường cũng luôn ưu tiên xem xét cho hoàn cảnh gia đình cụ đầu tiên. Tuy nhiên, mọi sự giúp đỡ của phường cùng bà con lối xóm xung quanh cũng chỉ tạm giúp cụ và các con vượt qua cơn đói từng ngày. Mong nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ cho gia cảnh của cụ Tồn”.
Danh sách bạn đọc hảo tâm giúp đỡ cụ Tồn:
1. 24/9 Bạn đọc gửi qua Vietinbank: 200.000
( ủng hộ MS 136: 400.000)
2. 24/9 Bạn đọc IBVCB. 2409150078670001: 50.000
3. 25/9 Bạn đọc TK Vietinbank 10004120: 100.000
4. 28/9 Lê Thị Cẩm Tý: 100.000
5. 28/9 Bạn đọc IBVCB. 2808150138734003: 200.000
6. 29/9 Lê Thị Mỹ Hằng: 500.000
7. 30/9 Bạn đọc IBVCB. 3009150501704001: 500.000
8. 30/9 Hồ Sam Kit LP: 100.000
9. 30/0 Bạn đọc IBVCB. 300915037221002: 300.000
10. 7/10 Bạn đọc gửi qua Agribank: 500.000
( Ủng hộ MS 137: 500.000)
11. Huỳnh Thị Hồng Nhung: 500.000
( Ủng hộ MS 136: 500.000)
12. 12/10 Cháu Phúc ở Hạ Long: 200.000
13. 15/10 Bạn đọc IBVCB. 1510150199720002: 300.000
Vòng tay nhân ái sẽ tiếp tục cập nhật danh sách này
Mời bạn đọc ấn F5 liên tục để cập nhật. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Mọi sự giúp đỡ tới cụ Nguyễn Thị Tồn - mã số 138 - xin gửi về:
1. Cụ Tồn ở 44/2 Phan Trọng Tịnh (phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế)
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 138
3. Ủng hộ trực tiếp tại Qũy "Vòng tay nhân ái", tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đề gửi: Mã số 138
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email: phuongthuangdxh@gmail.com/ phuongthuanhy@gmail.com hoặc số điện thoại 0975.839.126
4. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Công thương Vietinbank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
5. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980 . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.
6. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
7. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.
VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE
Swift Code: ICBVVNVX
Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH
Swift Code: ICBVVNVX124
- Thông tin người nhận:
Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội
Account Number: 102020000189568
Đề gửi Mã số 138
L.Chung – Đ.Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội

MS 996: Xin giúp đỡ cô bé dân tộc Mông cần tiền điều trị gấp vì viêm màng não nặng
Cảnh ngộ - 18 giờ trướcGĐXH – Sau ca phẫu thuật cấp cứu, Dạy đã vượt qua cửa tử nhưng hiện giờ vẫn phải theo dõi sát sao vì viêm màng não nặng. Hiện tại, gia đình con đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người vì hoàn cảnh khó khăn, dưới còn một người em bị bệnh động kinh.

Hơn 25 triệu được trao tới người mẹ ung thư có con nhỏ bệnh tật
Kết chuyển - 2 ngày trướcGĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, chị Liễn vui mừng gửi lời cảm ơn tới quý báo và các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ gia đình chị.

MS 995: Cả vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc, người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người
Cảnh ngộ - 6 ngày trướcGĐXH – Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đang phải gánh trên vai nỗi đau cùng áp lực rất lớn khi cùng lúc cả vợ và con đều mắc bệnh nặng.

MS 994: Mồ côi từ nhỏ, người đàn ông giờ lại khốn đốn vì bệnh tật, cần sự chung tay của cộng đồng
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Mất bố mẹ từ khi mới 5 tuổi, anh Khang đã kiên cường để có cho mình một cuộc sống tốt đẹp với tổ ấm nhỏ. Nhưng hiện giờ, bệnh tật bủa vây khiến người đàn ông này lâm vào cảnh khốn đốn. Con nhỏ của anh có thể lại chịu cảnh mồ côi giống bố.

MS 993: Xót thương bé gái 1 tuổi cần tiền phẫu thuật hậu môn nhân tạo
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Mới được 1 ngày tuổi, bé Khánh Phương đã phải làm phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo. Sớm phải mang hậu môn nhân tạo, giờ gia đình bé lại gặp khó khăn khi chi phí điều trị tốn kém, không có tiền để cho con phẫu thuật theo lịch.

MS 992: Tương lai mịt mờ của hai đứa nhỏ khi mẹ suy thận nặng
Vòng tay nhân ái - 3 tuần trướcGĐXH – Chi phí điều trị căn bệnh suy thận giai đoạn cuối tốn kém khiến vợ chồng anh Tám đang rơi vào cùng cực. Thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần, hai đứa con nhỏ của anh chị đứng trước nguy cơ thất học.

MS 991: Xót thương gia cảnh nam thanh niên bị chấn thương sọ não nặng sau tai nạn giao thông
Cảnh ngộ - 3 tuần trướcGĐXH - Mới vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự hơn một tháng và hiện vẫn chưa có việc làm ổn định để trang trải cuộc sống, không may anh Chung lại bị chấn thương sọ não vì tai nạn. Anh đang cần sự giúp đỡ của mọi người vì hoàn cảnh khó khăn, trên còn một người anh bị thiểu năng cần sự chăm sóc đặc biệt.

MS 990: Xót thương bé trai bị cơ tim phì đại cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Cảnh ngộ - 4 tuần trướcGĐXH – Cơ thể nhỏ bé của Phúc An đang oằn mình trong đau đớn vì bệnh cơ tim phì đại dẫn tới suy tim. Hiện con đang rất cần sự chung tay của cộng đồng khi gia đình quá khó khăn.

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/02/2025 - 28/02/2025
Kết chuyển - 1 tháng trướcGĐXH - Từ ngày 01/12/ 2024 - 31/12/2024, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.

MS 989: Người phụ nữ đáng thương có chồng mất vì tai nạn, con gái không nói được và dần mất khả năng vận động
Cảnh ngộ - 1 tháng trướcGĐXH – Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Quyến ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Mất chồng vì tai nạn, người góa phụ này đang rất lo sợ mất thêm con khi con bà không nói được và dần mất khả năng vận động vì bệnh bao sơ thần kinh.

MS 990: Xót thương bé trai bị cơ tim phì đại cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Cảnh ngộGĐXH – Cơ thể nhỏ bé của Phúc An đang oằn mình trong đau đớn vì bệnh cơ tim phì đại dẫn tới suy tim. Hiện con đang rất cần sự chung tay của cộng đồng khi gia đình quá khó khăn.