Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Bộ Công thương không cấp phép, quản lý trực tiếp sữa bột giả của các công ty vi phạm?
GĐXH - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, theo quy định, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng sữa bột giả của các công ty vi phạm.

Bộ Công Thương không cấp phép, quản lý trực tiếp sữa bột giả của 2 doanh nghiệp sai phạm?
Vụ việc Bộ Công an vừa triệt phá gần 600 sản phẩm sữa bột giả, doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đặc biệt là vai trò của lực lượng quản lý thị trường.
Ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có trao đổi nhanh với phóng viên báo chí về vấn đề này.
Xin ông cho biết về hoạt động quản lý, cấp phép với các mặt hàng sữa bột giả mà Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group sai phạm trong thời gian qua thế nào?
Ông Trần Hữu Linh: Căn cứ theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa được phân định rõ theo từng nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành.

Bộ Công an vừa triệt phá gần 600 sản phẩm sữa bột giả, doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Theo đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường, không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt, các sản phẩm này hiện nay do Bộ Y tế quản lý.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương không có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc thành lập và đăng ký hoạt động của doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Do vậy, Bộ Công Thương không thực hiện việc cấp phép và quản lý trực tiếp các sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược Dinh dưỡng Hacofood Group đang sản xuất, kinh doanh.
Theo quy định pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương chỉ có thể tiến hành kiểm tra đối với các doanh nghiệp này khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
3 nguyên nhân doanh nghiệp phân phối sữa bột giả diện rộng không bị phát hiện
Với số lượng lớn các dòng sản phẩm sữa và thực phẩm cung cấp ra thị trường, hoạt động nhiều địa bàn, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp gây khó khăn cho công tác quản lý, cơ quan quản lý thị trường xác định nguyên nhân vì sao?
Ông Trần Hữu Linh: Việc một số doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm phân phối trên diện rộng nhưng không bị phát hiện sai phạm trong thời gian dài có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, giấy tờ kinh doanh đầy đủ đúng quy định pháp luật hiện hành để che đậy các vi phạm của sản phẩm mà chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm; và sản phẩm chưa có phản ánh vi phạm từ người tiêu dùng để có thể thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm.

Công nhân đóng hộp thành phẩm tại cơ sở sản xuất, chuẩn bị tung ra thị trường tiêu thụ. Ảnh: Báo Công an nhân dân.
Thứ hai, các doanh nghiệp này chọn kinh doanh sản phẩm này không phân phối thông qua hệ thống siêu thị, đại lý chính thức hoặc chuỗi bán lẻ có kiểm soát, mà chủ yếu được tiêu thụ bằng hình thức tiếp thị và trực tiếp bán tới tay người tiêu dùng thông qua việc trà trộn, trá hình vào các hội thảo chuyên ngành, các bệnh viện, phòng khám.
Thứ ba, các doanh nghiệp còn thuê một số người nổi tiếng, diễn viên điện ảnh, người mẫu có sức ảnh hưởng tới xã hội, cộng đồng mạng để quảng cáo và bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng qua các kênh quảng cáo trên mạng xã hội như YouTube, Facebook, Zalo... để né tránh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Theo ông, cần có giải pháp gì để tiếp tục tăng cường công tác quản lý với mặt hàng sữa và sản phẩm sữa, thực phẩm lưu thông trên thị trường, ngăn chặn và xử lý triệt để các vi phạm?
Ông Trần Hữu Linh: Từ vụ việc nêu trên, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ chỉ đạo sát sao các Chi cục Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối các sản phẩm sữa, đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Theo ông Trần Hữu Linh, trong 4 năm (năm 2021 – 2024) lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng; số lượng hàng hóa vi phạm là 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon.
Song song với công tác kiểm tra thực địa, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ tiếp tục thu thập phản ánh từ người tiêu dùng, đồng thời phối hợp liên ngành với ngành y tế (đối với chất lượng, tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm) và ngành nông nghiệp (đối với sữa nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp) để thiết lập giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng sữa giả, sữa không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.
Thông qua quá trình này, Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện công tác quản lý lưu thông hàng hóa đối với mặt hàng sữa, tập trung vào việc nhận diện các lỗ hổng sau khâu phân phối. Từ đó đề xuất hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại, quảng cáo sai sự thật, và vi phạm an toàn thực phẩm.
Mục tiêu xuyên suốt của Bộ Công Thương là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đảm bảo ổn định thị trường và siết chặt kiểm soát với các mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Phát lộ 783 vụ sữa vi phạm chỉ trong 4 năm
Theo ông Trần Hữu Linh, trong 4 năm (năm 2021 – 2024) lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng; số lượng hàng hóa vi phạm là 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon.
Điển hình như địa bàn Hà Nội đã kiểm tra và xử phạt 53 vụ với tổng số tiền phạt 546 triệu đồng; tổng số lượng hàng hóa tịch thu, tiêu hủy với mặt hàng sữa là 5.853 lon, hộp, chai… với tổng giá trị hơn 200 triệu đồng.
Ngoài ra, năm 2024, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (nay là Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã chuyển 2 vụ tới cơ quan cơ quan điều tra. Cụ thể, ngày 10/1/2024, Đội Quản lý thị trường số 8 phối hợp Công an huyện Gia Lâm khám phương tiện mang BKS 29H-485.71 phát hiện 3.000 lon sữa bột không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ và thành phần chưa đạt chi tiêu chất lượng quy đinh của Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia của Hộ kinh doanh Trần Thị Kim Cúc tại HA11.SP11-40, đường HA11, Vinhomes Oceanparl, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Ngày 10/1/2024, Đội Quản lý thị trường số 9 phối hợp với Công an huyện Đông Anh và Công an huyện Gia Lâm kiểm tra Công ty Cổ phần sản xuất thực phẩm công nghệ cao NCT3 Food tại địa chỉ thôn Mỹ Nội, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội phát hiện hơn 123.600 là hộp, túi, gói… liên quan đến sữa và các chế phẩm từ sữa có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữ thời hạn sử dụng và có chỉ tiêu chất lượng dưới 70% chỉ tiêu đã công bố.
Vụ sản xuất gần 600 loại sữa bột giả Những người nổi tiếng quảng cáo sữa giả có phải chịu trách nhiệm

Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Nhiều người tiêu dùng hoảng hốt vì lỡ cho con dùng sữa bột giả
Bảo vệ người tiêu dùng - 23 giờ trướcGĐXH - Một lon sữa giả không chỉ gây tổn thất kinh tế mà còn khiến không ít phụ huynh bàng hoàng khi phát hiện họ đã vô tình mua cho con uống trong suốt nhiều tháng qua khi Bộ Công an công bố gần 600 loại sữa bột giả, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Nhót chín cây mua tại vườn rẻ bèo, xuống phố tiểu thương bán đắt gấp 5
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcNhót chín được người dân xã Dương Liễu (Hà Nội) thu hoạch bán với giá 20.000 -25.000 đồng/kg, tuy nhiên khi lên phố loại quả này đang đắt gấp 5 lần.

Buộc thu hồi hai sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần Hana HP Group
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 12/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty Cổ phần Hana HP Group do lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định.

Vụ kẹo rau củ Kera: Thêm nhiều sản phẩm do Công ty Cổ phần Asia Life sản xuất, được quảng cáo như 'thần dược'
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Mặc dù Website chính thức của Công ty Cổ phần Asia Life đã tạm dừng hoạt động nhưng sau vụ kẹo rau củ Kera chứa chất Sorbitol, người tiêu dùng đang truyền tay nhau hàng loạt sản phẩm chăm sóc sức khỏe do công ty này sản xuất.

Ngỡ ngàng loạt biệt thự triệu đô ở Hà Nội cho thuê với giá 'bèo'
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcNhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi hàng loạt biệt thự giá triệu đô ở Hà Nội lại được rao cho thuê chỉ với hơn chục triệu đồng.

Sốt đất lan rộng khắp phía Bắc, có nơi tăng gấp đôi
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcLúc đầu chỉ "nóng" ở một số tỉnh nhưng hiện sốt đất đã ngày càng lan rộng sau thông tin sáp nhập địa phương và những chính sách mới của Chính phủ.

Thu hồi lô dầu gội dược liệu của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương do chứa Methylparaben
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Ngày 9/4, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, Cục vừa ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin (hộp 1 tuýp 30g). Sản phẩm này do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất.

Ngân hàng Vietcombank cảnh báo 4 số điện thoại lừa đảo, người dùng cần cảnh giác, gọi không nên nghe máy
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Vietcombank cùng nhiều ngân hàng cảnh báo những số điện thoại này được phản ánh là thường xuyên liên hệ người dùng với các chiêu trò tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản.

Vụ kẹo rau củ Kera: Xác định rõ 4 hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Asia Life
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Sau khi xác định rõ 4 hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Asia Life, Sở Y tế Đắk Lắk chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch tỉnh xử phạt hành chính công ty này.

Tăng cường kiểm tra thị trường, kiểm soát giá cả, xuất xứ hàng hóa
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Ngày 5/4, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) yêu cầu sở công thương các tỉnh, thành phố về việc triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.

Buộc thu hồi hai sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần Hana HP Group
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngày 12/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty Cổ phần Hana HP Group do lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định.