Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vừa mới chào đời, bé gái đã khiến các bác sĩ kinh ngạc khi có đến 2 cái miệng trên mặt - bệnh lý vô cùng hiếm gặp

Thứ bảy, 10:49 30/05/2020 | Sống khỏe

Có thể nói, bé gái này là một trong số 35 người trên toàn thế giới mắc phải căn bệnh cực kỳ hiếm gặp này tính từ năm 1990 đến nay.

Mặc dù chỉ mới có 6 tháng tuổi, nhưng một bé gái ở Charleston, South Carolina (Mỹ) đã phải trải qua một ca phẫu thuật để cắt bỏ "cái miệng thứ hai" trên khuôn mặt của mình.

Được biết, trong lần siêu âm ở tuần thứ 28 của thai kỳ, các bác sĩ tại Đại học Y khoa South Carolina đã phát hiện ra trên mặt của thai nhi có một khối u lạ . Họ cho rằng đó có thể là u nang, loạn sản xơ xương. Nhưng khi đứa trẻ chào đời, cả ê-kíp đỡ đẻ đã phải kinh ngạc khi trông thấy đó rõ ràng là một cái miệng thứ hai dài 2cm. Nó còn có môi, khoang, răng và cái lưỡi nhỏ xíu di chuyển đồng bộ với lưỡi chính khi em bé bú.

Vừa mới chào đời, bé gái đã khiến các bác sĩ kinh ngạc khi có đến 2 cái miệng trên mặt - bệnh lý vô cùng hiếm gặp - Ảnh 1.

Bé gái có 2 cái miệng trên khuôn mặt.

Như vậy có thể nói, bé gái này là một trong số 35 người trên toàn thế giới mắc phải căn bệnh Diprosopus – căn bệnh sao chép các bộ phận trên khuôn mặt, tính từ năm 1990 đến nay.

Viết trên tạp chí BMJ Case Reports, các bác sĩ cho biết miệng thứ hai của bé gái không có bất kỳ mối quan hệ nào với miệng chính, và cô bé vẫn thở, ăn uống bình thường. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cho biết thêm là đôi khi khuôn miệng thứ hai tạo ra một thứ chất lỏng trong suốt giống như nước bọt, và đôi khi cũng xuất hiện tình trạng như bị khô môi.

Vừa mới chào đời, bé gái đã khiến các bác sĩ kinh ngạc khi có đến 2 cái miệng trên mặt - bệnh lý vô cùng hiếm gặp - Ảnh 2.

Cái miệng thứ hai có môi, khoang, răng và cái lưỡi nhỏ xíu di chuyển đồng bộ với lưỡi chính khi em bé bú.

Sau đó, các bác sĩ quyết định đưa bé gái vào phẫu thuật khi cô bé vừa tròn 6 tháng tuổi. Ca phẫu thuật đã cắt bỏ một số cơ, xương, màng nhầy miệng, mô thực quản, cũng như một tuyến nước bọt và sáu chiếc răng chưa mọc ở bên trong cái miệng thứ 2 trong khi các bác sĩ cố gắng bảo tồn các dây thần kinh trên khuôn mặt đứa trẻ.

"Sau khi phẫu thuật, một góc bên phải của khuôn mặt nơi miệng thứ hai đã từng tồn tại hơi sưng. Do đó, chúng tôi đã phải kiểm tra lại và phát hiện ra đó là dung dịch chất lỏng. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại, vài tháng nữa nó sẽ tự biến mất. Chỉ có điều đứa trẻ sẽ gặp khó khăn khi điều khiển phần môi dưới do một số dây thần kinh bị mất", một bác sĩ cho biết.

Vừa mới chào đời, bé gái đã khiến các bác sĩ kinh ngạc khi có đến 2 cái miệng trên mặt - bệnh lý vô cùng hiếm gặp - Ảnh 3.

Hình ảnh khuôn mặt bé gái sau khi phẫu thuật thành công.

Vậy bệnh Diprosopus là bệnh gì?

Diprosopus là sự trùng lặp của cấu trúc đầu và/hoặc khuôn mặt - một tình trạng rất hiếm gặp, chỉ có khoảng 35 trường hợp được ghi nhận ở người kể từ năm 1900. Đỉnh điểm trùng lặp của căn bệnh này là trường hợp sao chép toàn bộ khuôn mặt. Điều này đã từng được các nhà khoa học tìm thấy ở một con mèo. Tuy nhiên, thường thì Diprosopus chỉ sao chép một khu vực trên khuôn mặt mà miệng là bộ phận chủ yếu.

Giải thích về vấn đề này, các nhà khoa học cho rằng nó xuất phát từ các vấn đề về protein báo hiệu cấu trúc khuôn mặt khi mang thai. Điều này có thể dẫn đến việc mở rộng các đặc điểm trên khuôn mặt và sao chép cấu trúc của chúng.

Một điều đặc biệt nữa là căn bệnh này không chỉ xảy ra ở người mà còn xảy ra cả trên động vật như gà, cừu, mèo…

Theo Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng tế bào gốc

Lần đầu chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng tế bào gốc

Sống khỏe - 9 phút trước

Một nghiên cứu mới đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách sử dụng tế bào gốc. Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã thành công trong việc đảo ngược tình trạng bệnh ở một phụ nữ 25 tuổi thông qua cấy ghép tế bào gốc được “tái lập trình” từ chính cơ thể bệnh nhân.

6 loại đồ uống tốt nhất để bổ sung năng lượng

6 loại đồ uống tốt nhất để bổ sung năng lượng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tham khảo một số loại đồ uống giúp bổ sung năng lượng.

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi dọn bùn đất sau lũ không sử dụng đồ bảo hộ, người đàn ông 52 tuổi tại Lào Cai đã phải nhập viện do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm.

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

Sống khỏe - 6 giờ trước

Ăn nhiều thịt không phải là cách tốt nhất để cung cấp protein cho cơ thể. Có rất nhiều thực phẩm giàu protein lành mạnh khác tốt cho sức khỏe và tốt cho tim hơn.

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Sống khỏe - 6 giờ trước

Bác sĩ Trung nén đau thương hiến giác mạc theo di nguyện lúc sinh thời của mẹ. Khi hoàn thành thủ tục, vị bác sĩ quân y ôm mẹ khóc.

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Phụ nữ uống 7 ly rượu mỗi tuần, nam giới uống 14 ly sẽ đối mặt với nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 22 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

Sống khỏe - 23 giờ trước

Một số loại trà có tác dụng làm dịu, tốt cho người viêm loét đại tràng. Tham khảo 4 loại trà dưới đây để biết về tác dụng của chúng.

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Đầu gối yếu, lỏng lẻo hay thoái hóa khiến nhiều người lo ngại không chạy bộ. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện một số bài tập tăng cường sức mạnh cho đầu gối thì hoàn toàn có thể thực hiện chạy bộ mỗi ngày.

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nếu mang nhóm máu O, bạn sẽ có khả năng sống lâu hơn người mang nhóm máu khác, trong khi nguy cơ bị đông máu sẽ cao hơn nếu bạn mang nhóm máu AB. Hãy cùng tìm hiểu nhóm máu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ dưới đây.

Top