Xây nhà to mà bố mẹ già vẫn gặp nguy hiểm vì WC ngoài trời
Khi sửa ngôi nhà ở quê, bố mẹ chị Thảo (Nghệ An) bố trí WC ở bên ngoài, lối ra không có mái che.
Gia đình chị Thảo có ba anh em đều đã chuyển từ Nghệ An ra Hà Nội để sinh sống và làm việc. Ở quê hiện nay chỉ còn bố mẹ chị ở trong ngôi nhà cũ có vườn bao quanh, rộng hơn 200 m2. "Dù tôi và hai anh trai hết lần này tới lần khác mời bố mẹ ra Hà Nội sống cùng các con nhưng ông bà không chịu. Các cụ bảo ở quê vừa thoáng đãng vừa vui, có họ hàng, làng xóm và phải lo việc thắp hương, cúng giỗ", chị Thảo kể.

Cách đây 2 năm, ba anh em góp một khoản tiền để bố mẹ sửa sang nơi ở. Nhà cũ là nhà mái ngói có 2 phòng ngủ. Bếp, khu vệ sinh nằm ở tách biệt bên ngoài. Ông bà muốn cất thành nhà mái bằng hai tầng để có thêm phòng ngủ và các tiện nghi cơ bản khi con cháu về chơi.
Vì các con ở xa nên chủ yếu là ông bà tự lo việc xây nhà và nhờ họ hàng hỗ trợ. Khi gửi tiền về, cả ba con đều nhắc bố mẹ nhờ người thiết kế bố trí luôn bếp, WC ở trong nhà để tiện cho ông bà sinh hoạt khi trời mưa gió, rét lạnh, khỏi phải ra ngoài đêm hôm. Hai ông bà ậm ừ, không nói gì thêm.
Gần 20 năm sống ở quê, chị Thảo nhiều phen phải nhịn đi vệ sinh vì sợ phải ra khu WC cách nhà chính khoảng 10m nằm gần những lùm cây. Có những hôm, chị bị ướt nhẹp vì mưa khi đi từ khu vệ sinh vào nhà.
Tết Nguyên đán vừa rồi, cả gia đình đã được đoàn tụ trong ngôi nhà mới khang trang. Nhưng niềm vui không kéo dài khi chị Thảo phát hiện có một gian nhà nhỏ cách đó vài mét. Hóa ra, bố mẹ chị vẫn kiên quyết làm WC ngoài trời. "Khu vệ sinh dù sạch thế nào cũng hôi. Các cụ cả trăm năm nay làm nhà là phải để WC ngoài vườn, giờ bố trí như vậy không quá xa mà vẫn đảm bảo cho nhà chính sạch sẽ, không có mùi bay vào", ông Quang, bố chị Thảo, giải thích.
Ngày Tết đoàn viên nên các con cũng đành nuốt cơn giận, bực bội. Các cháu về thăm ông bà kêu ca suốt ngày vì phải chạy từ tầng hai xuống và ra ngoài để đi tắm, vệ sinh.
Trở ra Hà Nội được ít lâu, chị Thảo và các anh nhận tin mẹ gần 70 tuổi bị ngã, gãy chân và tệ hại hơn là phải nằm im một chỗ vì lưng cũng bị đau. Vội vã xin nghỉ làm về quê chăm mẹ, chị mới biết lý do là bữa đó trời mưa, bà đội nón đi ra ngoài để tắm rửa nhưng lại xỏ dép tông. Đôi dép đã mòn đi trên đường ướt khiến bà bị trơn trượt và ngã. Thương mẹ, chị Thảo lại thấy hối tiếc vì ba anh em đã không kiên quyết giám sát việc thiết kế, thi công mà để ông bà tự quyết.
Cũng giống như bố mẹ chị Thảo, ông Quyết (Việt Trì, Phú Thọ) cũng thích làm khu WC ở bên ngoài. Các con góp ý, ông bảo: "Đây là nhà của bố mẹ, tiền của bố mẹ nên các con đừng can thiệp. Bao năm sống như vậy, bố thấy vẫn tốt".
Nhà xây được 5 năm, ông bà cũng ngày càng lớn tuổi, chân yếu, mắt mờ. Ông Quyết bị thận yếu nên đi tiểu liên tục. Con cái lo cho bố mẹ nên kiên quyết bắt bố mẹ xây một khu WC mới thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, lúc này, việc bố trí WC trong ngôi nhà một tầng rộng 60 m2 không được dễ dàng. Bởi vậy, gia đình đành phá bể nước bên ngoài, sát lối đi lại để xây khu vệ sinh nối liền với nhà. Bể được di chuyển ra chỗ khác. Tổng chi phí cho việc cải tạo hết khoảng 20 triệu. Không chỉ thế, khuôn viên nhà trở nên lộn xộn, đồng thời thừa một WC bên ngoài hầu như không còn sử dụng.
Ở nhiều vùng, khi có tiền để xây nhà mới, nhiều hộ vẫn giữ thói quen làm WC ngoài trời vì ngại mùi hôi. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi thiết kế bất hợp lý, gia chủ không giữ gìn vệ sinh.
KTS Nguyễn Tuấn khuyên, nếu những người cao tuổi ở quê muốn giữ kiểu xây dựng này, con cái nên mời bố mẹ tới sống trong nhà họ ở thành phố một thời gian. Trải nghiệm trong ngôi nhà có WC khép kín (được giữ sạch sẽ) sẽ giúp người già thay đổi suy nghĩ cũ.
Ngoài ra, việc thiết kế WC cần hết sức cẩn thận, nên có cửa sổ mở ra ngoài, bắt buộc phải có quạt thông gió. Nếu khu vệ sinh sạch nhưng vẫn có mùi, bạn cần nhờ thợ kiểm tra xem tới lúc hút bể phốt chưa, bồn cầu, cống thoát có bị trục trặc gì không.
Với các phòng vệ sinh cho người già, gia chủ nên lắp đặt thêm tay vịn để họ đứng lên được dễ dàng. Gạch lát sàn không dùng loại trơn, dép đi trong nhà tắm có độ bám tốt. Nếu có thể, chủ nhà nên lắp nút báo động trong WC để khi có sự cố, người cao tuổi có thể kịp bấm gọi người nhà vào cấp cứu.
Theo An Yên
VnExpress

Những loại cây nên trồng ở phần mộ gia tiên dịp Tết Thanh Minh vừa tỏ lòng thành kính vừa giúp gia chủ hưởng phước đức
Ở - 7 giờ trướcGĐXH – Tảo mộ tiết Thanh Minh ngoài việc sửa soạn hương lễ, các gia đình còn sửa sang, trồng thêm cây cảnh trên phần mộ gia tiên. Theo chuyên gia phong thủy, không phải cây nào cũng có thể trồng ở khu mộ và dưới đây là những cây nên trồng ở phần mộ gia tiên.

Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh cho cây hồng môn
Không gian sống - 10 giờ trướcGĐXH - Hồng môn được thấy rất nhiều tại những phòng khách của các gia đình hay trên bàn làm việc với màu sắc đỏ tươi, thể hiện lòng hiếu khách của chủ nhà. Vậy ý nghĩa trong phong thủy của cây hồng môn là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những cây ăn trái trồng chậu dễ chăm sóc, ra quả quanh năm
Không gian sống - 14 giờ trướcGĐXH - Trồng cây ăn quả trong chậu không còn xa lạ bởi nét độc đáo, thú vị. Khi được trồng vào chậu, cây ăn quả vừa là cây bonsai, vừa cho quả quanh năm, lại cho không gian xanh mát.

Các khung giờ đẹp lên hương tảo mộ trong các ngày đẹp dịp Thanh minh 2025, văn khấn tạ mộ đơn giản, đầy đủ
Ở - 1 ngày trướcGĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, ngày Tết Thanh minh và các ngày khác trong tiết Thanh minh tảo mộ năm 2025 sẽ có các khung giờ đẹp lên hương dưới đây.

Chẳng may mất mộ người thân trong gia tiên thì Thanh minh cúng khấn thế nào để chúng ta an lòng
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - "Cây có cội, nước có nguồn. Con người có tổ, có tông" - nếu chẳng may trong gia tiên bị thất lạc mộ, người mất không còn di thể, mất do thiên tai, loạn lạc... thì Thanh minh cúng khấn thế nào để an lòng cả người sống và theo quan niệm dân gian là an lòng cả "người đã khuất".

Đây mới là loại xương rồng độc đáo mang lại may mắn, dễ chăm sóc dân chơi cần biết
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Gần đây phong trào chơi cây cảnh phong thủy phát triển, nhiều người coi cây xương rồng là loại cây may mắn, dễ chăm sóc nên thường được đặt trong văn phòng làm việc. Hãy tìm hiểu các loại xương rồng độc đáo trong bài viết sau.

Cách làm lễ cúng vọng Thanh minh tại nhà cho những ai không tới được mộ phần gia tiên
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Dù ở đâu thì mỗi nén hương ngày Thanh minh đều tỏ lòng hiếu thảo, lan tỏa sự ấm áp tình thân gia đình, dòng tộc. Lễ cúng vọng Thanh minh tại nhà giúp người không tới được mộ phần gia tiên an tâm vì vẫn được cúng Thanh minh, giữ tròn đạo hiếu.

Một số cây cảnh sống trong nước dành cho ngươi chơi bể thủy sinh
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Để chăm sóc một bể cá thủy sinh đòi hỏi nhiều công sức, từ chế độ dinh dưỡng, ánh sáng… Người mới chơi và mới nuôi cá thì nên chọn loại cây như nào để phù hợp với mô hình nuôi cá. Tất cả đã có trong bài viết dưới đây.

Ai cũng đi tảo mộ dịp Thanh minh, nhưng không phải ai cũng biết tảo mộ đúng trình tự dưới đây
Ở - 1 ngày trướcGĐXH – Tiết Thanh Minh, các gia đình có truyền thống đi tảo mộ. Thế nhưng, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, không phải ai cũng biết tảo mộ đúng trình tự. Dưới đây, mọi người có thể tham khảo để thực hiện đúng, để tâm an.

Những tuổi nên và không nên đứng cúng động thổ xây nhà, sửa nhà năm 2025
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Trong phong thủy, việc chọn người đứng cúng động thổ xây nhà đóng vai trò quan trọng, giúp gia chủ tránh vận hạn và đảm bảo công trình diễn ra suôn sẻ. Năm 2025, có một số tuổi nên, không nên tự mình thực hiện nghi lễ động thổ.

Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
ỞGĐXH - Trồng cây xanh trong nhà không chỉ làm đẹp thêm cho ngôi nhà của bạn, một số loại cây cảnh còn có tác dụng hút độ ẩm dư thừa, ngăn chặn nấm mốc, khử mùi hôi và thanh lọc không khí.