Xung quanh việc Viện dinh dưỡng Quốc gia bị mạo danh: Nhà sản xuất An Đường Đan, An Đường Trà nói gì?
GiadinhNet – Cơ sở sản xuất cho biết, họ chỉ là đơn vị sản xuất, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, còn việc mua bán ngoài thị trường thì do công ty khác thực hiện, họ không kiểm soát được…
"Ngoài thị trường, không kiểm soát được"
Như bài trước chúng tôi đã thông tin, sau khi Viện dinh dưỡng Quốc gia phản ánh việc bị mạo danh, PV đã điện thoại đến số hotline 034.381.8039 đăng trên fanpage "Sức khỏe 24h – Chuyên Mục Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí" để tìm hiểu thực hư. Tại đầu dây bên kia, người đàn ông xưng tên Trần Đăng Nam, nói mình là bác sĩ rồi "thăm khám" qua điện thoại, sau đó tư vấn cho chúng tôi mua An Đường Đan và An Đường Trà. PV đặt mua sản phẩm, chỉ ngày hôm sau, hàng đã được chuyển đến.
Qua thông tin ghi trên nhãn cho thấy, sản phẩm An Đường Đan, An Đường Trà do Công ty Cổ phần Dược và Công nghệ Hóa sinh Hà Nội sản xuất. Công ty này có địa chỉ tại tổ 8, phường Quang Trung, Hà Đông, cơ sở sản xuất đặt tại xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Công ty TNHH Lâm Đức Hà Nội là đơn vị phân phối độc quyền.
Căn cứ theo vận đơn, bưu kiện chứa sản phẩm An Đường Đan, An Đường Trà mà PV đặt mua được gửi đi từ địa chỉ thôn Trung Na, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Đây cũng là địa chỉ Công ty TNHH Lâm Đức Hà Nội ghi trên nhãn 2 sản phẩm nói trên (kèm theo 2 số điện thoại hotline).
Trong vai khách hàng, phóng viên liên hệ nhanh qua số hotline 0977023826, một người đàn ông xưng tên là Chất nói: "Tôi ở bên tổng hàng là Công ty Lâm Đức Hà Nội, nhưng giờ tôi đang ở công ty sản xuất. Đại lý phân phối sản phẩm có mặt ở khắp Bắc, Trung, Nam. Cửa hàng trưng bày sản phẩm ở công ty tại Sóc Sơn. Nếu lấy hàng thì phải kiểm tra hàng và giá ở từng đại lý phân phối".
Để làm rõ thông tin, PV đã có buổi làm việc với đại diện Công ty CP Dược và Công nghệ Hóa sinh Hà Nội (sau đây viết tắt là Công ty Hóa sinh -PV), tại thôn Ba Nhà, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Trong buổi làm việc, ông Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - nhân viên kế toán kiêm văn phòng của Công ty Hóa sinh cho biết, Hóa sinh là đơn vị sản xuất An Đường Đan (viên hoàn), An Đường Trà (túi lọc), bắt đầu từ tháng 6/2021.
Theo bà Huyền, về vấn đề quảng cáo và phân phối thì Công ty ủy quyền cho Công ty TNHH Lâm Đức Hà Nội (sau đây viết tắt: Công ty Lâm Đức) thực hiện. "Chúng tôi chỉ là nhà sản xuất, chỉ chịu trách nhiệm về sản xuất và chất lượng sản phẩm, còn ở ngoài thị trường thì chúng tôi không kiểm soát được. Bởi vì có người bán hàng theo hướng truyền thống, nhưng có người lại theo hướng bán online. Sản phẩm có tem nhãn bên chúng tôi thì của chúng tôi làm", bà Huyền nói.
Bà Huyền cũng cho biết, trước đây Công ty Hóa sinh có làm việc với người tên Chất, đại diện Công ty Lâm Đức. Theo thông tin từ phía Công ty Lâm Đức thì họ có hợp đồng hợp tác truyền thông với một bác sĩ tên Nguyễn Hồng Hải.
Nhằm tiếp tục làm sáng tỏ việc một số người mạo danh Viện Dinh dưỡng Quốc gia khi tư vấn và bán 2 sản phẩm An Đường Đan và An Đường Trà, ngày 05/11, với tư cách Phóng viên, chúng tôi đã liên hệ lại với ông Chất - Công ty Lâm Đức. Tuy nhiên ông này từ chối cung cấp thông tin và giới thiệu chúng tôi liên hệ với "người phát ngôn" của Công ty tên là Thăng. Liên hệ qua điện thoại với ông Thăng, người này cho biết: "Cái sản phẩm đấy (An Đường Đan- An Đường Trà - PV) bọn anh dừng lâu rồi, nhập về chẳng bán được, bọn anh giải thể rồi…Em mua được của anh là cái phần còn lại, còn đâu sản phẩm đấy bọn anh dừng rồi".
Ở một diễn biến khác, sau buổi phóng viên làm việc với Công ty Hóa Sinh (ngày 28/10) vài ngày, trang "Sức khỏe 24h - Chuyên Mục Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí" bỗng dưng thay đổi một số nội dung đã đăng tải trước đó. Đơn cử, nội dung, hình ảnh về "Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia" đã được sửa thành "BSCKI Nguyễn Hồng Hải, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện y học cổ truyền Hòa Bình"...Tuy nhiên, chúng tôi đã lưu lại các thông tin khi chưa được chỉnh sửa, để làm căn cứ phản ánh, cung cấp tới các cơ quan chức năng.
Mạo danh bị xử lý thế nào?
Trao đổi với phóng viên, luật sư Hoàng Tùng – Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Hà Nội) cho biết, việc cung cấp thông tin sai, không đúng sự thật, mạo danh người khác hoặc lấy danh người khác hay cơ quan, đơn vị nhằm quảng bá, bán thực phẩm, sản phẩm là một trong những hành vi mang tính lừa dối khách hàng. Căn cứ vào mục đích của việc mạo danh, trường hợp nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự.
Với trường hợp mạo danh nhằm quảng cáo, bán các sản phẩm thực phẩm chức năng, đây là hành vi quảng cáo gian dối. Hậu quả chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đủ cơ sở để xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 34, Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, với mức phạt tiền lên đến 80.000.000 đồng.
Điều đáng lo ngại hơn, như bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) từng trao đổi với chúng tôi, việc mạo danh các bác sĩ và các cơ quan y tế uy tín để tư vấn, bán các sản phẩm dạng như An Đường Đan, An Đường Trà có thể gây ra những hiểu lầm tai hại cho bệnh nhân.
Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên, PGS.TS Bùi Thị Nhung – Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, theo y văn thì bệnh tiểu đường rất khó để điều trị khỏi. Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, cần phải kết hợp thuốc với chế độ dinh dưỡng, luyện tập và kiểm soát đường máu thường xuyên, định kỳ để giảm nguy cơ biến chứng của bệnh.
"Nếu hiểu nhầm các sản phẩm như An Đường Đan, An Đường Trà có thể điều trị khỏi bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ dừng uống thuốc điều trị, dừng các chế độ thực đơn, từ bỏ luyện tập…Khi đó, nguy cơ bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm. Bởi khi không dùng thuốc điều trị, không vận động, ăn uống không khoa học thì đến một thời điểm ngắn nào đó, đường máu tăng lên và sẽ gây biến chứng", PGS.TS Bùi Thị Nhung nhấn mạnh.
Theo PGS.TS Bùi Thị Nhung, 3 yếu tố chính trong điều trị tiểu đường là dùng thuốc – dinh dưỡng – luyện tập. Do đó, bệnh nhân cần hết sức thận trọng, tiếp nhận thông tin có gạn lọc khi nghe tư vấn về các sản phẩm bổ trợ.
Một chuyên gia khác là bác sĩ Phạm Thế Thạch - Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) cũng cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng sau khi thay thế phác đồ điều trị thuốc tây y bằng sản phẩm đông y với mong muốn khỏi bệnh như quảng cáo. Điển hình, năm 2018, bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu một loạt bệnh nhân đái tháo đường trong tình trạng toan chuyển hóa do ngộ độc phenformin, tăng huyết áp, toan máu, suy đa tạng, suy thận…Đau lòng là trong số bệnh nhân này, đã có người tử vong.
TS.BS Nguyễn Quang Bảy - Phụ trách Khoa Nội tiết đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai) thì cung cấp thêm thông tin, phenformin là một hoạt chất giúp hạ đường huyết, rất hay xuất hiện trong các sản phẩm có nguồn gốc từ đông y. Tuy nhiên hoạt chất này gây nhiều tác dụng phụ, biến chứng nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới từ năm 1978. Dù vậy, vẫn có những đơn vị sản xuất thực phẩm đã bỏ qua sự nguy hại này, bào chế sản phẩm, quảng cáo thổi phồng công dụng rồi bán ra thị trường, gây hại cho khách hàng.
Như vậy, với việc một số người lấy danh nghĩa các bác sĩ và Viện Dinh dưỡng Quốc gia để tư vấn, bán thực phẩm An Đường Đan, An Đường Trà trên fanpage "Sức Khỏe 24h - Chuyên Mục Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí", rất cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng nhằm làm sáng tỏ vấn đề, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Mặc dù trên nhãn của An Đường Đan, An Đường Trà có ghi thành phần chủ đạo cấu thành nên sản phẩm là từ: đào nhân, đương quy, xích thược, sài hồ, hồng hoa, mướp đắng, lá sen, chè vằng…, nhưng lại ghi chú là: "thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng". Trong khi đó, theo Thông tư 43/2014/TT-BYT, thực phẩm bổ sung là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và có các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotec và chất có hoạt tính sinh học khác. Bên cạnh đó, phần thông tin địa chỉ nhà sản xuất, nhà phân phối cũng sơ sài, sai lỗi chính tả. Đơn cử, huyện Quốc Oai thì trên nhãn chỉ ghi chữ "Quốc", huyện Sóc Sơn chỉ ghi "Sóc" vv…
Ngoài ra, theo theo Nghị định 15/20218/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, kể từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt (GMP). Nhưng Công ty CP Dược và Công nghệ Hóa sinh Hà Nội mới chỉ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm, chưa có Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP). Điều này đại diện của Công ty đã xác nhận trong buổi làm việc với phóng viên.
Mặt hàng mới, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam 'nhuộm đỏ' chợ Việt, khách bị hút hồn
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 giờ trướcLoại quả này có ngoại hình khá bắt mắt, ăn ngon, thơm, quả nhỏ, tầm 24 - 26 quả/kg.
Hà Nội: Quyết xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây tự phát không đảm bảo ATTP
Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trướcGĐXH - Sở Công thương Hà Nội đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với 92 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trái cây trên địa bàn TP nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, thực phẩm khi lưu thông trên thị trường.
Nhiều quyền lợi bị hạn chế, người dân cần cân nhắc kỹ trước khi bỏ tiền tỷ thuê căn hộ 50 năm
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Thời gian gần đây, một số dự án cho thuê căn hộ với thời gian 50 năm đang thu hút sự quan tâm của người thuê nhà. Tuy nhiên, luật sư cho rằng, cần thận trọng với loại hình này, bởi nhiều bất cập.
Sự thật về loại tôm hùm giá chỉ 39.000 đồng/con bán tràn ngập chợ
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcTrên chợ online có hàng trăm nghìn thành viên tham gia mua bán, một số đầu mối đang rao tôm hùm với giá chỉ 39.000 đồng/con khiến nhiều người giật mình vì quá rẻ.
13 ngân hàng này tăng lãi suất tiết kiệm, có hai nhà băng 2 lần tăng lãi cho người gửi tiền
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Đến nay, đã có 13 ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất gửi tiết kiệm (huy động), trong đó có ngân hàng Agribank và VIB hai lần tăng lãi suất tiết kiệm.
Phòng trưng bày 'hiểu hàng thật, tránh hàng giả' phục vụ người tiêu dùng Thủ đô từ nay đến hết 29/11
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường mở phòng trưng bày nhận diện hàng thật, hàng giả đối với các mặt hàng sữa, thực phẩm, đồ gia dụng, mỹ phẩm… Thời gian mở cửa kéo dày đến hết ngày 29/11.
Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Hiện nay, các hình thức lừa đảo tài chính trực tuyến gia tăng tại Việt Nam. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, người dân nên hết sức cảnh giác trước những lời mời vay tiền qua tin nhắn không rõ nguồn gốc.
Giận sôi vì tranh mua 'sale sập sàn', hàng rớt giá sau 5 phút
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcCố chờ giờ vàng để săn hàng giảm giá, có người ngậm ngùi ôm món hàng không dùng được vì chất lượng quá lởm; có người chốt đơn với giá cao hơn cả khi không "sale sập sàn"...
Một kho hàng thời trang không rõ nguồn gốc chỉ bán trên Tiktokshop bị 'tóm gọn' sau hơn 1 tháng theo dõi
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 20/11, Tổng cục QLTT cho biết, một kho hàng hóa chuyên chứa và kinh doanh các mặt hàng thời trang trên nền tảng Tiktokshop đã bị "tóm gọn" sau hơn 1 tháng lực lương chức năng tỉnh Nam Định quan sát, theo dõi.
Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia: Hàng ngàn khuyến mại sâu kèm giao hàng miễn phí, người tiêu dùng chỉ cần nhanh tay 'chốt đơn'
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 19/10, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12 với nhiều voucher khuyến mại sâu, chờ người tiêu dùng nhanh tay "chốt đơn".
13 ngân hàng này tăng lãi suất tiết kiệm, có hai nhà băng 2 lần tăng lãi cho người gửi tiền
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Đến nay, đã có 13 ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất gửi tiết kiệm (huy động), trong đó có ngân hàng Agribank và VIB hai lần tăng lãi suất tiết kiệm.