Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 lỗi thường gặp khi uống sắn dây gây hại sức khoẻ không phải ai cũng biết

Thứ ba, 11:47 21/06/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sắn dây có tính hàn có tác dụng giải nhiệt cực tốt vào mùa hè. Nhưng bạn cũng biết cái gì nhiều quá cũng không tốt.

4 sai lầm tuyệt đối không áp dụng để giảm cân ở độ tuổi dậy thì nếu không muốn trẻ bị hạn chế chiều cao tối đa 4 sai lầm tuyệt đối không áp dụng để giảm cân ở độ tuổi dậy thì nếu không muốn trẻ bị hạn chế chiều cao tối đa

GiadinhNet - Để giảm cân tuổi dậy thì hiệu quả thì việc xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt phù hợp là điều cực kỳ quan trọng để không ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự tăng trưởng chiều cao tối đa của trẻ.

Tinh bột sắn dây là loại tinh bột thơm ngon, giàu dưỡng chất, được chiết xuất từ củ của cây sắn dây (Radix Puerariae).

Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình. Công dụng thanh nhiệt, giải cơ, thấu chẩn, chỉ khát, sinh tân chỉ tả. Trị cảm sốt đau đầu, đau cứng vùng đầu cổ vai, sốt nóng khát nước, lỵ, tiêu chảy, ban sởi mọc chậm không đều.

3 lỗi thường gặp khi uống sắn dây gây hại sức khoẻ không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Theo y học hiện đại, thành phần tinh bột sắn dây gồm khoảng 60% là tinh bột và protein, 40% còn lại là một số hoạt chất thuộc nhóm isoflavonoid: puerarin, puerosid A, puerosid B và hợp chất nhóm olean triterpene. Trong đó, puerarin: chỉ tồn tại duy nhất trong bột sắn dây, có tác dụng chữa đau đầu, ù tai. Isoflavonoid làm tăng sắc tố da, trị nám, chống oxy hóa. Daidzein là hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn, chữa mụn nhọt, rôm sảy.

Đa phần mọi người thường lầm tưởng bột sắn dây có thể pha với nước lạnh hay nước nóng tùy ý, tuy nhiên, đây là thói quen không tốt.

Bột sắn dây nên pha sống hay đun chín?

Theo các chuyên gia, khi uống sống, hàm lượng dinh dưỡng sẵn có trong sắn dây được giữ nguyên nên rất bổ dưỡng lại dễ làm. Tuy nhiên, không phù hợp người bụng dạ yếu vì có thể dẫn đến tiêu chảy, lạnh bụng do tính hàn của sắn dây.

Khi pha chín, bột sắn dây bị giảm dược tính đi khá nhiều, lượng dinh dưỡng cũng giảm. Tuy nhiên ăn chín thì an toàn sức khỏe cho mọi người vì hầu hết chúng được chế biến thủ công, không qua khử trùng hay đạt tiêu chuẩn chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nào nên sẽ không thể tránh khỏi việc lẫn tạp chất, bụi bẩn và kể cả các loại vi trùng.

Để an toàn, nên uống bột sắn dây pha với nước sôi hoặc nấu thành chè, có thể để nguội hay, bảo quản ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm ít nước đá để thưởng thức.

3 lỗi thường gặp khi uống sắn dây gây hại sức khoẻ không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Ai không nên dùng bột sắn dây?

Các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.

Đối với trẻ em, do tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng "sống", có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.

Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì không nên uống. Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.

3 lỗi thường gặp khi uống sắn dây gây hại sức khoẻ không phải ai cũng biết - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

3 lỗi thường gặp khi uống sắn dây gây hại sức khoẻ

Không pha nhiều đường

Chỉ nên dùng lượng đường vừa phải để bột sắn dây vừa giữ được vị mát mát vừa tốt cho sức khỏe. Nếu dùng bột sắn dây giải rượu, bạn nên pha thêm một chút muối cho dễ uống.

Không uống quá 1 ly/ngày

Bất kể thứ gì ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Kể cả những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Cách uống sắn dây tốt nhất là nên uống chín hoặc nấu dạng súp.

Không dùng hoa bưởi ướp sắn dây

Thói quen ướp hoa bưởi, hoa nhài vào sắn dây để nước uống được thơm hơn nên bỏ sớm, bởi sẽ làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể. Chưa kể việc cho hoa bưởi (dù đã phơi khô) vào sẽ khiến bột nhanh bị hỏng, mốc... ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bột.

Cách phân biệt bột sắn dây nguyên chất

Ở ta hiện nay có hai loại sắn dây: sắn dây ta và sắn dây Trung Quốc. Sắn dây Trung Quốc cho lượng bột nhiều hơn nhưng chất lượng giải nhiệt và mùi thơm không bằng sắn ta. Hơn nữa, vì lợi nhuận, gian thương thường hay trộn bột sắn thường với bột sắn dây để kiếm lời. Bởi vậy, khi mua người tiêu dùng cần thận trọng, tốt nhất là nên tự mình mua củ sắn dây tươi về tự chế biến hoặc thuê các cơ sở có uy tín và đảm bảo vệ sinh.

- Bột sắn dây thật là loại bột hạt to, sắc cạnh, có màu trắng tinh khiết, có hương thơm tự nhiên đặc trưng của bột sắn dây, bột khô, không ẩm. Khi đưa lên miệng cắn, bột sắn dây thật có vị giòn tan, tan nhanh trong miệng và thấy ấm nơi đầu lưỡi. Bột sắn dây sau khi tan ra lưỡi chúng ta sẽ cảm nhận được sự mềm mịn và không có hạt sạn nào cả.

- Ngược lại, nếu là bột sắn dây giả, bột có lẫn nhiều tạp chất thì viên bột không sắc cạnh, hạt nhỏ. Khi quan sát không có màu trắng tự nhiên, thường không có mùi thơm hoặc rất nặng mùi, khi cắn thử thấy viên bột mềm.

- Ngoài ra, khi đi mua bột sắn dây, bạn không nên mua loại bột đã được ướp hoa bưởi vì rất dễ bị mốc, hoặc giả ướp hoa bưởi lên để khư mùi ẩm mốc của bột sắn dây giả.

Thói quen đáng sợ rút ngắn tuổi thọ của dân văn phòng, chuyên gia khuyến cáo chỉ cần kết hợp động tác này sẽ hạn chế rủi roThói quen đáng sợ rút ngắn tuổi thọ của dân văn phòng, chuyên gia khuyến cáo chỉ cần kết hợp động tác này sẽ hạn chế rủi ro

GiadinhNet - Ngồi nhiều mỗi ngày là nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh mãn tính như mắc các bệnh về cột sống, xương khớp, thừa cân béo phì, tim mạch...

Xúc động câu chuyện người cha dành 12 năm để cõng con đến trường

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Bệnh thường gặp - 31 phút trước

Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Y tế - 14 giờ trước

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 17 giờ trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 17 giờ trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Top