Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam

Chủ nhật, 16:11 16/03/2025 | Xã hội

GĐXH - Người Ơ Đu có nhiều phong tục tập quán rất đặc biệt. Họ là một trong những dân tộc ít người nhất ở Việt Nam hiện nay.

Tết Chăm Phtrong là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Ơ Đu.

Tết Chăm Phtrong là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Ơ Đu.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 1.

Theo các già làng, Tết Chăm Phtrong là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Ơ Đu.

Do những biến cố lịch sử, hầu hết phong tục của người Ơ Đu – một trong những tộc người ít dân nhất Việt Nam – dần bị mai một. Trong đó, Tết Chăm Phtrong, hay còn gọi là Tết mừng tiếng sấm, cũng không ngoại lệ. Những năm gần đây, khi đời sống người dân dần được cải thiện, chính quyền địa phương và cộng đồng Ơ Đu đã nỗ lực khôi phục nghi lễ nông nghiệp quan trọng nhất của đồng bào này.

Hiện nay, người Ơ Đu chỉ còn sinh sống duy nhất tại huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An), chủ yếu tập trung ở bản Văng Môn với 102 hộ, 350 nhân khẩu.

Trong tâm thức của người Ơ Đu, thời khắc vang lên tiếng sấm cũng là dấu hiệu của năm mới. Lễ hội này mang ý nghĩa cầu chúc cho bản làng bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và sức khỏe dồi dào cho dân làng. Với nhiều nghi thức độc đáo, lễ hội mừng tiếng sấm đầu năm thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Ơ Đu.

Một trong những tập tục độc đáo nhất đó là lễ hội đón tiếng sấm đầu tiên. Hay còn gọi là Tết Chăm Phtrong. Đối với người Ơ Đu khi xưa, đây là ngày lễ lớn nhất trong năm, cũng như Tết Nguyên đán của người Kinh.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 2.

Thầy mo của bản Văng Môn dẫn đầu đoàn người, đưa dân làng đến địa điểm cử hành các nghi lễ cúng cầu may trong ngày đầu năm mới.

Lễ đón tiếng sấm, theo tiếng Ơ Đu có nghĩa là "Chăm phtrong" gắn với tục thờ " thần sấm". Đối với dân tộc Ơ Đu sấm là một vị thần tối cao biểu tượng cho sự linh thiêng, chính vì vậy trong cuộc sống những âm thanh như tiếng sấm luôn được kiêng kị, đặc biệt là tiếng chiêng, tiếng trống.

Hằng năm, khi tiếng sấm đầu tiên vang lên, người Ơ Đu tổ chức lễ hội Chăm Phtrong để đón năm mới, thường diễn ra vào khoảng tháng 3 dương lịch, trong 3-5 ngày. Lễ hội được tổ chức ngoài trời nhằm giao tiếp với thần linh tốt hơn. Tiếng sấm còn đánh dấu thời điểm thực hiện các việc trọng đại trong gia đình và cộng đồng. Trong lễ, người Ơ Đu phong chức cho các già làng, thầy mo, đổi tên cho đàn ông trưởng thành, làm lễ tiễn linh hồn người chết, bỏ tang cho người góa bụa và đặt tên cho trẻ sinh trong năm.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 3.

Hàng năm, cứ khi nào xuất hiện tiếng sấm đầu tiên thì họ lại tổ chức lễ hội để bắt đầu cho một năm mới.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 4.

Phụ nữ dân tộc Ơ Đu ở bản Văng Môn giúp nhau sửa sang trang phục truyền thống để tham gia lễ hội tiếng sấm đầu năm.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 5.

Người già dân tộc Ơ Đu ra suối rửa mặt trong sáng sớm để cầu mong đón năm mới dồi dào sức khỏe, rửa bỏ được những điều đen đủi, không may của năm cũ.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 6.

Khi tiếng sấm đầu tiên vang lên báo hiệu năm mới, sáng sớm hôm sau, người dân trong bản cùng nhau mang các vật dụng ra suối để lau chùi, tẩy rửa thật sạch sẽ.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 7.

Mâm cúng làm vía cho người dân trong bản bao gồm một con gà luộc, xôi nếp nương, rượu đựng trong chén ống nứa, cùng các món đặc trưng như moọc cá, moọc thịt và rêu suối.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 8.

Người dân đưa mâm cúng thần Sấm đến địa điểm cử hành nghi lễ ngoài trời.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 9.

Thầy mo là chủ lễ thực hiện các bài khấn nguyện để cầu mong thần Sấm ban phát cho bản làng sự yên bình, ấm no, mọi người trong bản đoàn kết, dồi dào sức khỏe.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 10.

Người dân Ơ Đu uống rượu cần trong lễ hội tiếng sấm đầu năm.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 11.

Thầy mo, cùng các vị già làng và những người có uy tín trong bản, nâng chén rượu đầu năm tại mâm cúng thần Sấm, gửi gắm lời cầu chúc bình an, may mắn và những điều tốt đẹp đến với bản làng trong năm mới.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 12.

Nghi thức buộc chỉ cổ tay được thực hiện cho tất cả người dân trong bản bên cạnh mâm cúng làm vía, với ý nghĩa cầu chúc sức khỏe, may mắn và bình an cho mỗi người.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 13.

Trong những ngày Tết Chăm Phtrong, ngoài việc được thưởng thức những món ăn truyền thống, du khách và đồng bào dân tộc Ơ Đu cùng tham gia nhiều trò chơi dân gian như: Đánh khăng, chọi gà, đi cà kheo... hay nhảy múa theo những giai điệu truyền thống của người Ơ Đu với những âm thanh vui tươi của nhạc cụ cồng chiêng, đàn tùng tinh, trống và những nhạc cụ được làm từ ống nứa.

Bí ẩn lễ đón năm mới bằng tiếng sấm của dân tộc ít người nhất Việt Nam- Ảnh 14.

Chính quyền địa phương đang nỗ lực phục hồi lại các phong tục, văn hóa bản sắc của người Ơ Đu. Trong đó, tập tục đầu tiên là Tết đón tiếng sấm đầu tiên.

Theo quan niệm của đồng bào Ơ Đu, tổ tiên của họ sau khi mất sẽ trú ngụ ở một ngôi đền nhỏ ở ngọn núi thiêng phía Đông của bản, mỗi khi bản làng có lễ thì phải lên mời tổ tiên về dự lễ. Các lễ vật cúng tổ tiên cũng khá đơn giản, chủ yếu là do gia đình góp lại, thành một mâm lễ đặt tại đền cho thầy mo làm lễ.

Ông Lương Tuấn Dũng – Chủ tịch UBND xã Nga My cho hay, Lễ hội đón tiếng sấm đầu tiên của đồng bào dân tộc Ơ Đu là một lễ hội cổ xưa độc đáo, cần được phát huy và bảo tồn.

Lễ hội Nữ tướng Lê Chân - Niềm tự hào của người dân thành phố CảngLễ hội Nữ tướng Lê Chân - Niềm tự hào của người dân thành phố Cảng

GĐXH - Vừa qua, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân 2025 đã để lại ấn tượng sâu sắc và mang đến cho người dân Hải Phòng cũng như du khách những trải nghiệm văn hóa độc đáo, những hoạt động truyền thống đầy ý nghĩa.

Hoàng Trinh - Hải An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ký ức của người lính quân y tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Ký ức của người lính quân y tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Đời sống - 14 phút trước

50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính. Với GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103 – đó là những ngày tháng không thể nào quên.

Quy định mới nhất về tốc độ tối đa của ô tô, xe máy, người dân cần nắm rõ để tránh bị phạt

Quy định mới nhất về tốc độ tối đa của ô tô, xe máy, người dân cần nắm rõ để tránh bị phạt

Đời sống - 33 phút trước

GĐXH - Việc cập nhật thông tin về tốc độ tối đa mới là rất quan trọng đối với người lái xe để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ pháp luật. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan đến vấn đề này bạn đọc có thể tham khảo.

Chuyện về những thương binh ở nơi đặc biệt xem diễu binh 30/4

Chuyện về những thương binh ở nơi đặc biệt xem diễu binh 30/4

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Sáng nay, Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng, tỉnh Hà Nam tổ chức cho thương binh, người có công với cách mạng xem trực tiếp lễ diễu binh 30/4.

Cảnh báo: 28 chiêu lừa đảo tinh vi khiến hàng nghìn người "bay" tài khoản chỉ trong tích tắc

Cảnh báo: 28 chiêu lừa đảo tinh vi khiến hàng nghìn người "bay" tài khoản chỉ trong tích tắc

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Lừa đảo công nghệ cao đang biến tướng với hàng loạt chiêu trò khó tin, khiến ngay cả người cẩn thận nhất cũng có thể "dính bẫy". Từ giả mạo ngân hàng, chiếm đoạt mã OTP cho tới tuyển dụng ảo, những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Dưới đây là 28 cách lừa đảo mới nhất bạn cần biết để tự bảo vệ mình và người thân!

2 Tiktoker đăng clip sai sự thật về an ninh trật tự sau khi xem sơ duyệt diễu binh

2 Tiktoker đăng clip sai sự thật về an ninh trật tự sau khi xem sơ duyệt diễu binh

Pháp luật - 1 giờ trước

Cơ quan công an vừa làm việc với 2 Tiktoker đăng tải clip có nội dung sai sự thật về việc bị mất điện thoại khi xem sơ duyệt diễu binh, tạo nhiều bình luận trái chiều và ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại TPHCM.

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thời sự - 2 giờ trước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Báo Sức khỏe và Đời sống trân trọng giới thiệu toàn văn bài diễn văn của Tổng Bí thư.

3 chính sách mới nhất có hiệu lực từ tháng 5/2025 dành cho công chức và viên chức

3 chính sách mới nhất có hiệu lực từ tháng 5/2025 dành cho công chức và viên chức

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Từ tháng 5/2025, 3 Thông tư mới dành cho công chức, viên chức, lao động sẽ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Những 'báu vật' gắn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (P1): Tấm bản đồ Bảo vật Quốc gia

Những 'báu vật' gắn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (P1): Tấm bản đồ Bảo vật Quốc gia

Đời sống - 3 giờ trước

Giữa hàng ngàn hiện vật nhuốm màu thời gian đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, có một báu vật khiến ai đi qua cũng phải dừng lại chiêm ngưỡng, đó là tấm bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh.

TRỰC TIẾP: Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TIẾP: Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thời sự - 3 giờ trước

SKĐS - Giữa khí thế hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, từ 6h30 sáng nay (30/4) tại TPHCM, Lễ diễu binh, diễu hành cấp nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chính thức diễn ra trong sự mong đợi, hân hoan tự hào của nhân dân khắp cả nước.

Hành trình trở về của những kỷ vật chiến tranh và khát vọng hòa bình

Hành trình trở về của những kỷ vật chiến tranh và khát vọng hòa bình

Đời sống - 4 giờ trước

Những cuốn sổ tay, nhật ký, lá thư… sau hàng chục năm lưu lạc, đã trở về với người thân liệt sĩ và các cựu binh như nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại. Không chỉ mang theo ký ức thiêng liêng của một thế hệ, kỷ vật ấy còn nhắc nhở chúng ta trân trọng hòa bình, gìn giữ để không lặp lại đau thương chiến tranh.

Top